Ngưng thở khi ngủ là hội chứng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng người bệnh. Bên cạnh đó còn gây tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng của căn bệnh này nhé!
Bạn đang đọc: 8 triệu chứng ngưng thở khi ngủ giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Contents
- 1 Khô họng, khô miệng khi thức dậy
- 2 Buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày
- 3 Phản ứng chậm, khả năng tập trung và trí nhớ kém
- 4 Khó chịu, tâm trạng thay đổi thất thường
- 5 Trầm cảm, lo âu
- 6 Bất lực, giảm ham muốn tình dục
- 7 Thường xuyên dậy đi vệ sinh vào đêm khuya
- 8 Một số triệu chứng ít gặp hơn
- 9 Khi nào gặp bác sĩ?
Khô họng, khô miệng khi thức dậy
Khi lưu thông khí bằng mũi kém đi, cơ thể của bạn sẽ chủ động thở bằng miệng. Việc thở bằng miệng trong một thời gian dài sẽ khiến miệng và họng của bạn bị khô.
Khô họng, khô miệng khi thức dậy là triệu chứng của ngưng thở khi ngủ
Buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày
Người bệnh mắc phải ngưng thở khi ngủ sẽ khiến oxy đi vào cơ thể bị thiếu hụt, lúc này não tự tỉnh giấc và sẽ đánh thức cơ thể bằng cách gửi các xung thần kinh khiến người bệnh tỉnh giấc trong khoản ngắn và điều chỉnh nhịp thở.
Việc có những đợt tỉnh giấc nhỏ khi ngủ, dù người bệnh không thể tự ý thức rằng mình có thức dậy trong lúc ngủ, nhưng vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ sâu, cơ thể và não bộ phải ổn định lại và đi vào giấc ngủ từ đầu.
Việc này có thể lặp lại hàng trăm lần mỗi đêm, khiến bạn phải có giấc ngủ phân mảnh. Hay tệ hơn là khiến cho bạn mất ngủ. Không đảm bảo chất lượng giấc ngủ khiến bạn trở nên mệt mỏi và thiếu ngủ dù nghĩ rằng mình đã ngủ đủ giấc.
Ngưng thở khi ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày
Phản ứng chậm, khả năng tập trung và trí nhớ kém
Không ngủ đủ giấc thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn. Cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dẫn đến việc mệt mỏi, thiếu năng lượng, dẫn đến các phản ứng của cơ thể sẽ trở nên chậm chạp hơn.
Việc không ngủ đủ giấc còn khiến bạn luôn rơi vào trạng thái buồn ngủ vào ban ngày. Dẫn đến việc bạn mất tập trung vào những công việc đang làm.
Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng tác động xấu đến trí nhớ của bạn. Không ngủ đủ giấc trong thời gian dài sẽ khiến cho trí nhớ của bạn kém đi trông thấy.
Ngưng thở khi ngủ khiến trí nhớ bị suy giảm
Khó chịu, tâm trạng thay đổi thất thường
Việc cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn ngủ đi kèm với thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và cảm xúc của bạn. Tâm trạng và tính tình sẽ thay đổi thất thường nếu những cơn buồn ngủ và mệt mỏi kéo dài. Việc thiếu ngủ cũng khiến cho bạn trở nên khó chịu và cáu gắt hơn.
Thay đổi tâm trạng thất thường nếu mệt mỏi kéo dài
Trầm cảm, lo âu
Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra những tình trạng xấu cho cơ thể bạn. Điều này sẽ làm bạn căng thẳng, lo lắng khi biết mình đang bị bệnh.
Bên cạnh đó việc thiếu ngủ kéo dài sẽ làm những sự lo lắng trong bạn thêm lớn hơn. Sự lo lắng, căng thẳng diễn lâu dài sẽ thành trầm cảm.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu VNPoFood của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Căng thẳng kéo dài vì chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới trầm cảm
Bất lực, giảm ham muốn tình dục
Cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng do mất ngủ hay thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến bạn mất hứng thú với mọi công việc. Trong đó bao gồm cả những ham muốn tình dục. Nặng nề hơn bạn có thể mắc phải rối loạn cương dương, bất lực.
Ngưng thở khi ngủ kéo dài làm giảm ham muốn tình dục
Thường xuyên dậy đi vệ sinh vào đêm khuya
Việc thường xuyên tỉnh giấc mỗi đêm do hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến các nội tiết tố trong cơ thể bại. Khi ngủ sâu, một số hormone sẽ được tiết ra nhiều hơn thông thường, điều này nhằm giảm lượng nước tiểu được tạo thành.
Tuy nhiên việc tỉnh giấc thường xuyên mỗi đêm sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone. Điều này sẽ dẫn đến tạo ra nhiều nước tiểu hơn và khiến bạn đi tiểu vào ban đêm.
Tiểu đêm thường xuyên cũng là triệu chứng của ngưng thở khi ngủ
Một số triệu chứng ít gặp hơn
- Thức dậy đột ngột vào buổi đêm đôi khi kèm theo tim đập nhanh và khó thở: thường sẽ gặp ở những người mắc bệnh nặng cơn ngừng thở dài.
- Đau đầu vào buổi sáng: đây là một triệu chứng đôi khi gặp ở những người bệnh mất ngủ, tuy nhiên không phải bệnh nhân mất ngủ nào cũng bị đau đầu.
- Trong các nghiên cứu tập trung các bác sĩ nhận ra sự liên quan mật thiết giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ với các bệnh lý tim mạch khác, do vậy nếu có các triệu chứng đi kèm phía trên kèm với một số triệu chứng tim mạch như khó thở ban ngày, đau thắt ngực, mệt mỏi thường diễn… bạn cần đi đến các cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.
Đau đầu hay mất ngủ cũng có thể là triệu chứng của ngưng thở khi ngủ
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi bạn nhận thấy cơ thể luôn mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày cùng với việc thiếu ngủ thường xuyên thì hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ có chuyên môn.
Đồng thời hội chứng ngưng thở khi ngủ đôi lúc còn đi kèm với những bệnh nguy hiểm khác khi đột quỵ, tiểu đường hay cơn đau tim.
Ngoài thăm khám lâm sàng bạn sẽ cần phải thực hiện một số phương tiện chẩn đoán sau:
- Đa ký giấc ngủ: đây là bài kiểm tra được trang bị các cảm biến hoạt động của tim, phổi và não, kiểu thở, sóng não, chuyển động của cánh tay và chân cũng như nồng độ oxy trong máu khi bạn ngủ.
- Thử nghiệm ngưng thở khi ngủ tại nhà: hình thức này cho phép thực hiện tại nhà thông qua việc đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, luồng không khí và kiểu thở nhưng không liên quan đến việc theo dõi sóng não.
>>>>>Xem thêm: Ăn chuối có tác dụng gì? 16 tác dụng của chuối với sức khỏe
Gặp bác sĩ nếu thấy cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Người bệnh có thể tìm đến khoa hô hấp tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Bài viết đã cung cấp thông tin về các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ mà bạn cần lưu ý. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng biết nhé!