Sữa hạt là thức uống bổ dưỡng có tác dụng bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng thường khuyên dùng sữa hạt cho người tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu về các công dụng mà sữa hạt đem lại qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: 9 công dụng và cách làm sữa hạt tốt cho người bệnh tiểu đường
Contents
Tiểu đường là gì?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn cao hơn so với bình thường, nguyên nhân do thiếu bài tiết insulin hoặc kháng insulin, hoặc cả hai 2.
Bệnh tiểu đường chủ yếu được phân thành ba loại:
- Tiểu đường type 1: do tế bào beta tuyến tuỵ bị phá huỷ dẫn đến bài tiết insulin giảm đáng kể hoặc không tiết insulin.
- Tiểu đường type 2: do insulin bị đề kháng, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.
- Tiểu đường thai kỳ: do rối loạn chuyển hoá khi phụ nữ đang mang thai, thường xảy ra từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.
Tiểu đường là bệnh rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt với người tiểu đường
Sữa hạt là sữa làm từ ngũ cốc, các loại hạt hoặc các loại đậu bao gồm yến mạch, đậu nành, đậu xanh, hạt mắc ca, hạnh nhân, hạt điều và quả óc chó,…
Sữa hạt chứa nhiều vitamin, chất đạm, chất xơ và khoáng chất như kali, canxi, sắt, đặc biệt là magie có tác dụng tích cực đối với tuyến tụy vì khả năng kích thích sản xuất insulin.
Sữa hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại rất ít calo.
Người tiểu đường có uống được sữa hạt không?
Sữa hạt là thực phẩm có nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy sữa hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. [1]
Sữa hạt chứa tới 20% protein, là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp duy trì đường huyết ổn định, giúp bổ sung dinh dưỡng và kích thích sản sinh insulin.
Trong khi đó, sữa hạt lại chứa ít calo nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Sữa hạt có thể hỗ trợ người bệnh kiểm soát cân nặng và giảm cân.
Sữa hạt còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và đặc biệt không chứa đường lactose – phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường và giúp kiểm soát tốt đường huyết.
Sữa hạt có nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Lợi ích sữa hạt mang lại cho người mắc tiểu đường
Kích thích sản xuất insulin
Magie có trong sữa hạt giúp kích thích sản xuất insulin, từ đó cải thiện quá trình vận chuyển glucose trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng sữa hạt sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định lượng đường huyết và làm giảm sự tích tụ glucose trong máu.
Sữa hạt kích thích sản xuất insulin.
Kiểm soát cân nặng
Sữa hạt giàu dinh dưỡng nhưng ít calo. Uống sữa hạt cũng có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cảm giác thèm đồ ngọt và kiểm soát cân nặng. Thêm vào đó, sữa hạt hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi.
Sữa hạt giúp kiểm soát cân nặng.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Vitamin E và arginin trong sữa hạt được chứng minh là có tác dụng tăng cường hoạt động của các hormon chuyển hóa đường trong cơ thể. Kết hợp với tác dụng kích thích sản xuất insulin của magie trong sữa hạt giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Sữa hạt kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Giàu chất chống oxy hóa
Sữa hạt có chứa các hợp chất flavonoid và chất chống oxy hóa như tocotrienols, luteolin, phenol. Các hợp chất này có khả năng làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Sữa hạt giàu chất chống oxy hóa.
Bảo vệ tim mạch
Các chất chống oxy trong sữa hạt còn giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, cải thiện chức năng thành mạch cho bệnh nhân tiểu đường.
Thêm vào đó, vitamin E trong sữa hạt giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá cholesterol – một yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch.
Sữa hạt giúp bảo vệ tim mạch.
Nguồn cung cấp omega-3
Sữa hạt là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, có tác dụng làm giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường. Việc bổ sung omega-3 sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, hỗ trợ rất tốt trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
Tuy nhiên cần bổ sung lượng vừa đủ lượng omega-3 trong sữa hạt và các loại thực phẩm, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung 8 g omega-3 có thể làm tăng lượng đường huyết lên 22% trong 8 tuần ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. [2]
Sữa hạt là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào.
Hỗ trợ tiêu hóa
Sữa hạt chứa nhiều chất xơ và không chứa lactose, giúp hỗ trợ tiêu hoá và ngăn ngừa đầy hơi, táo bón và chướng bụng.
Tìm hiểu thêm: 30 cách giảm mỡ bụng dưới tự nhiên NHANH CHÓNG, hiệu quả nàng nên biết
Sữa hạt giúp hỗ trợ tiêu hoá.
Bảo vệ thị lực
Trong sữa hạt có chứa các chất oxy hoá như lutein và zeaxanthin giúp cải thiện tốt thị lực và bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do căng thẳng gây ra.
Sữa hạt giúp giúp cải thiện tốt thị lực và bảo vệ mắt.
Làm đẹp da
Sữa hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hạn chế tình trạng lão hoá, cân bằng nội tiết tố và duy trì làn da khỏe mạnh.
Sữa hạt giúp hạn chế tình trạng lão hoá và duy trì làn da khỏe mạnh.
Gợi ý các loại sữa hạt cho người tiểu đường
Sữa hạt óc chó
Sữa hạt óc chó có khả năng kích thích sản xuất insulin trong cơ thể và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là omega-3.
Nguyên liệu: 50 g hạt óc chó, đường dành cho bệnh nhân tiểu đường và vani (nếu có).
Cách làm:
- Ngâm hạt óc chó với nước khoảng 5 – 6 tiếng, rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn hạt óc chó với khoảng 1000 – 1200 ml nước.
- Cho hỗn hợp đã xay vào nồi và đun với lửa vừa trong khoảng 5 – 10 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ và vani nếu có, khuấy nhẹ đến khi đường tan hết.
- Tắt bếp, để nguội và và thưởng thức.
Sữa hạt óc chó giàu omega-3.
Sữa hạt hạnh nhân
Sữa hạt hạnh nhân có tác dụng tăng cường hoạt động của các hormon chuyển hóa đường trong cơ thể, từ đó giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Nguyên liệu: 100 g hạnh nhân tươi và đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm:
- Ngâm hạnh nhân với nước khoảng 4 tiếng, bóc lớp vỏ ngoài (để loại bỏ vị đắng), rửa sạch, để ráo nước.
- Rang hạnh nhân với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút đến khi có mùi thơm.
- Xay nhuyễn hạnh nhân đã rang với khoảng 1000 – 1200 ml nước.
- Cho hỗn hợp đã xay vào nồi và đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, khuấy nhẹ đến khi đường tan hết.
- Tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Sữa hạt hạnh nhân giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa nhiều isoflavone giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Ngoài ra, đậu nành có tác dụng hạ đường huyết, cải thiện chỉ số cholesterol và kiểm soát tốt nồng độ glucose trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu: 50 g đậu nành, đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm:
- Ngâm đậu nành với nước khoảng 5 – 6 tiếng, rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn hạnh nhân với khoảng 1000 – 1200 ml nước.
- Chuẩn bị nồi để nấu sữa, lót 1 lớp vải mỏng trên nồi để lọc hỗn hợp đã xay.
- Sau khi lọc loại bỏ các bã của hạnh nhân, đun sôi kỹ với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, khuấy nhẹ đến khi đường tan hết.
- Tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Sữa đậu nành giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch chứa nhiều protein cùng chất xơ có tác dụng kiểm soát chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu: 100 g yến mạch, đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm:
- Ngâm yến mạch với nước khoảng 4 tiếng, rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn yến mạch với khoảng 800 ml nước.
- Chuẩn bị nồi để nấu sữa, lót 1 lớp vải mỏng trên nồi để lọc hỗn hợp đã xay.
- Sau khi lọc loại bỏ các bã của yến mạch, đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, khuấy nhẹ đến khi đường tan hết.
- Tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Sữa yến mạch có tác dụng kiểm soát đường huyết.
Sữa hạt chia
Sữa hạt chia chứa nhiều vitamin cùng với khoáng chất giúp hạn chế tình trạng lão hoá, cải thiện làn da và duy trì làn da khỏe mạnh. Đồng thời sữa hạt chia còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Hạt chia thường được kết hợp với yến mạch giúp tăng hiệu quả tốt cho sức khoẻ ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu: 6 muỗng yến mạch, 2 muỗng hạt chia và đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm:
- Ngâm yến mạch với nước khoảng 4 tiếng, rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn yến mạch với khoảng 800 ml nước.
- Chuẩn bị nồi để nấu sữa, lót 1 lớp vải mỏng trên nồi để lọc hỗn hợp đã xay.
- Sau khi lọc loại bỏ các bã của yến mạch, đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, thêm hạt chia, khuấy nhẹ đến khi đường tan hết.
- Tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Sữa kết hợp hạt chia với yến mạch tốt cho sức khoẻ ở bệnh nhân tiểu đường.
Sữa hạt lanh
Sữa hạt lanh có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin, kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các biến chứng về mạch máu, tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu: 200 g bột hạt lanh, đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm:
- Xay bột hạt lanh với khoảng 1000 – 12000 ml nước.
- Chuẩn bị nồi để nấu sữa, lót 1 lớp vải mỏng trên nồi để lọc hỗn hợp đã xay.
- Sau khi lọc loại bỏ các bã của hạt lanh, đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, thêm hạt chia, khuấy nhẹ đến khi đường tan hết.
- Tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Sữa hạt lanh có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin.
Lưu ý khi người bị tiểu đường uống sữa hạt
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Đồng thời, lượng sữa hạt cung cấp cho người bệnh tiểu đường cũng là điều cần chú ý:
- Liều lượng sữa hạt: nên uống khoảng 300 – 500 ml một ngày. Không dùng quá 500 ml/ngày vì có thể gây ra vấn đề trên đường tiêu hoá như đầy bụng, khó tiêu,… hay việc lạm dụng quá mức cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Thời gian uống sữa hạt: nên uống sữa hạt vào buổi sáng hoặc buổi chiều sau giấc ngủ trưa.
Đối tượng không nên dùng:
- Người có tiền sử dị ứng với các hạt trong sữa.
- Người bệnh tiểu đường bị suy dinh dưỡng không nên dùng vì trong sữa có ít chất béo, do đó không thể cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
Kết hợp uống sữa hạt cùng với:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, giảm đồ ăn nhiều tinh bột, đường; ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt; không uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Tập luyện thường xuyên, luyện tập các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi,… có thể giúp hạn chế năng lượng dư thừa, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
>>>>>Xem thêm: Hen suyễn (hen phế quản) kiêng ăn gì để giảm nhanh các triệu chứng?
Kết hợp uống sữa hạt cùng với chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh.
Sữa hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Sữa hạt nên được dùng với lượng vừa đủ, tránh lạm dụng quá mức. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!