9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Rate this post

Gãy xương chân là một chấn thương thường gặp trong cuộc sống, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây biến chứng lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: 9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Hạn chế di chuyển

Đối với bệnh nhân gãy xương chân, việc hạn chế di chuyển là biện pháp quan trọng nhất để tránh làm nặng thêm tình trạng tổn thương cũng như giúp phần xương gãy mau chóng lành lại hơn.

Hạn chế di chuyển đối với bệnh nhân gãy xương nhằm:

  • Giảm đau cho người bệnh.
  • Tránh làm di lệch các đầu xương gãy dẫn đến phù nề vùng cơ hoặc dập nát thần kinh và mạch máu xung quanh ổ gãy.
  • Giảm nguy cơ chuyển từ gãy xương kín sang gãy xương hở.
  • Giúp việc tái tạo tại ổ gãy diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, từ đó tránh được biến chứng can lệch hoặc tạo khớp giả về sau.

Thời gian hạn chế di chuyển ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí, mức độ gãy và phương pháp điều trị gãy xương chân như phẫu thuật nẹp vít hoặc bó bột cố định. Tuy nhiên, thời gian hạn chế di chuyển trung bình thường là khoảng 8 tuần.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Hạn chế di chuyển

Điều chỉnh dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của người bị gãy xương chân là rất quan trọng, nhất là đối với quá trình lành xương gãy. Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường quá trình cốt hóa xương như:

  • Thực phẩm giàu canxi: Tôm, cua, ốc, lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi, sữa chua, phô mai, các loại đậu, hạt vừng, hạt hạnh nhân, rau cải bắp, rau cải xoăn, cần tây,…[1][2]
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Dầu gan cá, cá thu, cá hồi, cá mòi, các loại sò, trứng cá, sữa và cá sản phẩm của sữa, nấm,…[3]
  • Thực phẩm giàu phospho: Hải sản, thịt gà, thịt lợn, yến mạch, các loại hạt,…
  • Thực phẩm giàu magie: Bơ, socola, các loại hạt đậu đỗ, chuối và các loại cá như cá bơn, cá hồi, cá thu,…

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân là ăn nhiều thực phẩm chứa canxi

Tránh rượu bia, hút thuốc

Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia sẽ làm kéo dài thời gian lành xương đối với người bệnh gãy xương chân. Do rượu bia và thuốc lá có thể làm giảm lượng canxi và vitamin D được cơ thể hấp thu từ chế độ dinh dưỡng.

Ngoài ra, các chất kích thích sẽ tác động đến hệ thống thần kinh, hệ thống miễn dịch khiến vùng gãy xương sưng đau kéo dài và dễ dàng nhiễm trùng. Các chất độc từ khói thuốc lá cũng cản trở quá trình sản xuất chất căn bản sụn, xương.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Tránh rượu bia, hút thuốc

Tham khảo ý kiến bác sĩ về quá trình điều trị

Tùy vào vị trí gãy xương là xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, bàn ngón hoặc loại gãy xương kín, gãy xương hở và mức độ gãy mà cần áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau.

Vì vậy, khi bị gãy xương chân, người bệnh cần đi đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được thăm khám, chụp X-Quang và các cận lâm sàng liên quan để bác sĩ quyết định được phác đồ điều trị chính xác nhất, giúp quá trình lành bệnh nhanh hơn và hạn chế biến chứng xảy ra.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Tham khảo ý kiến bác sĩ về quá trình điều trị

Chú ý các triệu chứng của bạn

Trong quá trình điều trị gãy xương chân, bạn cần chú ý các triệu chứng theo từng ngày để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể do các biến chứng gây ra. Các triệu chứng có thể gồm:

  • Chân đau tăng dần, không giảm kể cả khi hạn chế vận động.
  • Tê bì, giảm cảm giác bên chân bị gãy.
  • Các đầu ngón chân bên gãy bị lạnh hoặc thâm tím.
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng sốt cao hoặc lạnh run.
  • Tại ổ gãy xương có chảy mủ hoặc sưng nề tăng.

Tìm hiểu thêm: Cách uống multivitamin hiệu quả, an toàn

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Chú ý đến các triệu chứng nguy hiểm

Không tự ý hoạt động mạnh

Người bệnh gãy xương chân cũng cần chú ý đến các hoạt động trong sinh hoạt và công việc để tránh làm ổ gãy di lệch nhiều, xương can lệch hoặc hình thành khớp giả như:

  • Người bệnh có thể tập đi bằng nạng hoặc bằng khung tập đi sau gãy xương chân từ 4-6 tuần và tăng dần thời gian đi lại.
  • Sau khoảng 3 tháng, người bệnh có thể đi lại bình thường.
  • Tuy nhiên, với các hoạt động thể thao mạnh như chơi bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền thì người bệnh chỉ nên chơi sau khoảng 12-18 tháng.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Làm theo hướng dẫn cho các hoạt động thể chất

Tiến hành vật lý trị liệu

Tiến hành vật lý trị liệu sớm được cho là phương pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục, tránh teo cơ hoặc cứng khớp về sau. Các phương pháp tập vật lý trị liệu có thể thực hiện từ sau khi bó bột dưới sự cho phép và theo dõi của bác sĩ điều trị.

Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:

  • Dùng nhiệt: Chườm lạnh ngay sau khi chấn thương giúp giảm đau, giảm sưng nề. Chườm ấm làm mềm cơ và tăng lượng máu đến xung quanh ổ gãy giúp nhanh lành tổn thương hơn.
  • Vận động các khớp: Các động tác gấp duỗi các khớp sẽ giúp các khớp linh hoạt và hạn chế co rút cơ do bất động lâu ngày. Mỗi ngày nên vận động khớp từ 4-6 lần, mỗi lần từ 15 phút để đạt hiệu quả điều trị.
  • Massage: Đây là phương pháp giúp làm tăng tuần hoàn máu để đưa chất dinh dưỡng đến ổ gãy và giúp hạn chế viêm tắc tĩnh mạch.
  • Tập đi: Việc tập luyện nghiêm túc và chính xác theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp hạn chế biến chứng và hỗ trợ người bệnh nhanh chóng trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Tiến hành vật lý trị liệu

Theo dõi các vấn đề

Với các trường hợp gãy xương chân đã được điều trị bằng phẫu thuật như cố định ngoại vi, đóng đinh nội tủy, nẹp vít hoặc điều trị bảo tồn bằng bó bột thì cần chú ý đến thời gian tái khám sau điều trị.

Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá tốc độ lành xương, phát hiện nguy cơ xảy ra biến chứng. Từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và bổ sung các chất cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đến để rút đinh hoặc rút khung cố định theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Cần theo dõi các vấn đề sau điều trị

Ngăn ngừa thương tích trong tương lai

Người bệnh bị gãy xương chân có nguy cơ cao gãy tái phát do vùng gãy xương thường yếu hơn so với vùng xương khác. Do đó, người bệnh hạn chế các tai nạn thương tích tác động lên vùng đã có tiền sử gãy xương trước đây.

9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

>>>>>Xem thêm: 5 triệu chứng sốt phát ban giúp bạn nhận biết bệnh chính xác

Ngăn ngừa thương tích trong tương lai

Qua bài viết trên, Kenshin đã gửi tới bạn 9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân. Nếu thấy thông tin bổ ích, bạn hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè của mình nhé!

Nguồn: Healthgrades, Countrysideortho.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *