Viêm ruột thừa là căn bệnh thường gặp. Bệnh này không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân gây viêm ruột thừa nhé!
Bạn đang đọc: 9 nguyên nhân viêm ruột thừa điển hình bạn cần phải lưu ý
Contents
Tắc nghẽn lòng ruột thừa
Đây là nguyên nhân phổ biến đưa đến tình trạng viêm ruột thừa cấp. Đoạn nối giữa ruột thừa và ruột già có thể bít tắt nghẽn bởi giun sán, phân, khối u,… Phần chất thải trong ruột thừa bị ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Tắc nghẽn ruột tăng nguy cơ gây viêm ruột thừa.
Do chấn thương
Khi bị chấn thương toàn thân hoặc chấn thương bụng có thể gây tổn thương đến các cơ quan bên trong ổ bụng, trong đó có ruột thừa. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của tổn thương đến các cơ quan phụ thuộc vào cách thức và cường độ lực tác động của chấn thương.
Sau khi bị chấn thương vùng bụng, tốt hơn bạn nên đi kiểm tra để phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp.
Hình ảnh giải phẫu của ruột thừa.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa thường là các chủng vi khuẩn như: Salmonella, E.coli,…Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh thường có dấu hiệu: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, bạch cầu trong máu tăng,…
Để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, tập trung bạch cầu tới vị trí của tác nhân gây bệnh, gây phản ứng viêm. Ruột thừa là một cấu trúc trong hệ tiêu hóa nên cũng bị ảnh hưởng, gây viêm ruột thừa.
Salmonella thường là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Viêm ruột
Viêm ruột bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Sự lan tỏa các ổ viêm trong viêm ruột gây ra viêm ruột thừa. Nguyên nhân của viêm ruột có thể là do: di truyền, phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, hút thuốc, căng thẳng, sử dụng thuốc chống trầm cảm,… Một số triệu chứng của viêm ruột bạn cần chú ý: đầy bụng, tiêu chảy có thể kèm táo bón,…
Viêm ruột là một trong các nguyên nhân gây đau ruột thừa.
Tăng trưởng bên trong ruột thừa
Sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào quanh thành ruột thừa tạo thành các khối gây chèn ép, làm hẹp lòng ruột, lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn, viêm, giảm lưu thông máu qua ruột.
Sự hình thành các khối u cũng giống như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác, gây khó khăn trong chẩn đoán. Viêm ruột thừa còn có thể là triệu chứng của ung thư ruột thừa.[1]
Tế bào trong ruột thừa tăng sinh quá mức.
Sự tích tụ của phân cứng
Khi có các triệu chứng: đầy bụng, đau bụng, bụng chướng căng, gặp khó khăn khi đi đại tiện,… có thể bạn đã bị tích tụ phân trong đường ruột. Phân không được ra khỏi cơ thể, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong ruột thừa phát triển mạnh, xâm lấn vào thành ruột, kích hoạt phản ứng viêm.
Tích tụ phân khi bị táo bón làm giảm lưu thông ruột.
Nang bạch huyết mở rộng
Mô bạch huyết trong thành ruột phình to, chứa đầy dịch bạch huyết, vi khuẩn, chén ép và gây viêm các mô trong thành ruột thừa, làm người bệnh có các cơn đau vùng bụng. Ngoài đau ruột thừa còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: ho, mệt mỏi và sốt,…
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị mụn an toàn, hiệu quả bạn nên biết
Hệ bạch huyết trong cơ thể người.
Giun đường ruột
Giun đường ruột không còn quá xa lạ với chúng ta, các loại giun thường gặp như: giun đũa, giun kim, giun móc,… Khi số lượng quá lớn, giun có thể gây tắc nghẽn lòng ruột, thiếu máu cục bộ, viêm nhiễm các tổ chức xung quanh, gây ra các cơn đau. Nếu sự tắc nghẽn gần vị trí ruột thừa sẽ gây ra đau ruột thừa.
Lượng giun đũa quá nhiều có thể gây tắc ruột.
Khối u
Khối u dù lành tính hay ác tính cũng sẽ lấy một phần lưu lượng máu nuôi các cơ quan xung quanh. Các khối u nằm gần ruột thừa phát triển xâm lấn các tổ chức gây bít tắc lòng ruột, gây viêm, sưng tạo ra các cơn đau.
Bệnh nhân ung thư có thể gặp biến chứng viêm ruột thừa do khối u chèn ép.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa
- Tuổi: Viêm ruột thừa xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, nhưng người có nguy cơ cao nhất là thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi.
- Giới tính: Viêm ruột thừa thường gặp ở nam hơn nữ .
- Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị viêm ruột thừa có khả năng mắc bệnh này cao hơn người khác.
Đau ruột thừa thường gặp ở thanh thiếu niên hơn người lớn.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa.
Khám bụng giúp xác định vị trí cơ quan bị đau.
Các xét nghiệm bệnh viêm ruột thừa
- Xét nghiệm máu giúp biết được số lượng bạch cầu, chỉ số bạch cầu tăng, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế là một trong những dấu hiệu để định hướng chẩn đoán viêm ruột thừa.
- Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán phân biệt với sỏi thận và nhiễm trùng tiết niệu cũng gây đau bụng ở vị trí như đau ruột thừa.
- Thử thai: Thai ngoài tử cung cũng gây đau tương tự như đau ruột thừa. Ở tình trạng này, thai không làm tổ trong tử cung mà làm tổ trong ống dẫn trứng.
- Chẩn đoán hình ảnh học:
– Siêu âm: độ nhạy 85% và độ đặc hiệu trên 90% để chẩn đoán viêm ruột thừa. Các dấu hiệu chẩn đoán viêm ruột thừa trên siêu âm: đường kính trước sau của ruột thừa lớn hơn hoặc bằng 7mm, thành dày, đè không xẹp, dấu target sign (dấu hình bia) hay finger sign (dấu ngón tay), hoặc thấy có sỏi phân trong lòng ruột thừa.
– Chụp cắt lớp điện toán (Computed tomography): Có độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 80-90% trong chẩn đoán viêm ruột thừa.
– Chụp X – quang ngực giúp chẩn đoán người bệnh có đang bị viêm phổi hay không. Thường có nhầm lẫn giữa viêm phổi thùy dưới bên phải với viêm ruột thừa nếu chỉ dựa vào các cơn đau vùng bụng.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm chức năng có hại thận không? Cách sử dụng an toàn
Xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán viêm ruột thừa.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm ruột thừa
Nếu bạn có triệu chứng gợi ý viêm ruột thừa, bạn nên đến khám ngay tại khoa Nội tiêu hóa của các bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số nơi khám chữa bệnh uy tín:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội,…
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về nguyên nhân gây đau ruột thừa. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!