DHA là một trong ba acid béo omega-3 quan trọng nhất với cơ thể con người để duy trì cấu trúc, chức năng của não và thị lực đặc biệt là đối với thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu DHA và cách bổ sung DHA cho bà bầu an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách bổ sung DHA cho bà bầu đúng cách an toàn và hiệu quả
Contents
- 1 Vì sao bà bầu cần bổ sung DHA?
- 2 Cách bổ sung DHA cho bà bầu trước, trong và sau khi mang thai
- 3 Nên sử dụng DHA cho bà bầu bao nhiêu một ngày?
- 4 Thiếu DHA ảnh hưởng đến thai nhi và bà bầu như thế nào?
- 5 Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu
- 6 Cách bổ sung DHA cho bà bầu bằng thực phẩm chức năng
- 7 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng DHA
Vì sao bà bầu cần bổ sung DHA?
Omega-3 chứa DHA (axit docosahexaenoic) là một axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (PUFA) rất quan trọng để xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trong quá trình phát triển của thai nhi, DHA cũng được tích lũy trong các mô cần thiết như não, mắt, gan, mỡ và cơ xương, tạo tiền đề khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Chuyên gia dinh dưỡng Dara Godfrey của Hiệp hội Y học Sinh sản New York, cho biết DHA trong thời kỳ mang thai có thể hỗ trợ mang lại sự phát triển toàn diện ở trẻ cả về trí não, thị thực và hệ thần kinh.[1]
Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 600 mg DHA/ngày trong nửa cuối của thai kỳ có thể dẫn đến thời gian thai kỳ dài hơn, kích thước trẻ sơ sinh lớn hơn. Đồng thời giảm tình trạng sinh non sớm và nhẹ cân khi sinh.[2]
Ngoài ra, nghiên cứu năm 2020 cho thấy DHA có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở giai đoạn chu sinh của phụ nữ (chu sinh được tính từ tuần thứ 28 đến hết ngày thứ 7 sau khi sinh).[3]
Chính vì vậy, nếu thiếu hụt DHA trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến tăng nguy cơ sinh non và trầm cảm của mẹ sau sinh. Đồng thời, đối với thai nhi và trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ DHA sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, giảm thị lực, giảm khả năng giải quyết vấn đề của trẻ, thiếu cân khi sinh.
DHA trong thời kỳ mang thai có thể hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện ở trẻ
Cách bổ sung DHA cho bà bầu trước, trong và sau khi mang thai
Não bộ của thai nhi bắt đầu phát triển trong khoảng 5 tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất và phát triển xuyên suốt trong thai kỳ. Việc bổ sung DHA giúp não bộ phát triển toàn diện: đại não tác động vào khả năng cảm nhận, suy nghĩ, ghi nhớ, tiểu não kiểm soát vận động và cả thân não giúp duy trì sự sống.
Hơn nữa, não bộ của thai nhi phát triển nhiều nhất trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Do đó, thời điểm này mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn DHA trong chế độ ăn uống cũng như vitamin, thực phẩm chức năng chứa DHA.
Ngoài ra, một nghiên cứu kết luận rằng lượng DHA được tiêu thụ đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba có ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển thị lực của trẻ. Việc bổ sung DHA (từ người mẹ suốt thời kỳ mang thai hoặc cho con bú) sẽ thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ tốt hơn.[4]
Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung DHA trong suốt quá trình mang thai và cả sau khi mang thai để mang lại nhiều lợi ích đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cần bổ sung DHA trong suốt quá trình mang thai và cả sau khi mang thai
Nên sử dụng DHA cho bà bầu bao nhiêu một ngày?
Mặc dù Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) không có bất kỳ khuyến nghị nào về liều lượng DHA nhưng nhiều cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức khoa học khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 200 mg DHA/ngày trong suốt thai kỳ và sau sinh.[5]
Ngoài ra, Hội Sản Phụ khoa Mỹ cũng khuyến nghị phụ nữ trước, trong khi mang thai và cho con bú nên ăn ít nhất 200 – 300g cá hoặc động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, cá hồi, cá minh thái, cá da trơn,… 2 lần mỗi tuần để cung cấp lượng DHA cần thiết mà cơ thể cần.[6]
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo không nên ăn hơn 3 gam (g) mỗi ngày khi kết hợp giữa EPA và DHA, trong đó bao gồm tối đa 2 gam mỗi ngày từ thực phẩm bổ sung. Việc tiêu thụ DHA nhiều hơn có thể gây ra vấn đề về chảy máu và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.[7]
Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 200 mg DHA/ngày trong suốt thai kỳ và sau sinh
Thiếu DHA ảnh hưởng đến thai nhi và bà bầu như thế nào?
Việc bổ sung DHA hàng ngày là thói quen dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu. DHA từ thực phẩm giúp phát triển toàn diện cho trẻ, từ não bộ đến thị lực, đồng thời giảm nguy cơ sinh non và chống trầm cảm sau sinh cho mẹ.
Ngoài ra, một nghiên cứu nhận định rằng phụ nữ mang thai hấp thụ vào cơ thể khoảng 60 mg DHA/ngày có khả năng cải thiện nguy cơ sinh non.[8]
Tìm hiểu thêm: Khô cổ họng nên làm gì? Cách trị khô cổ họng tại nhà an toàn
Thiếu DHA trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh
Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu
Bổ sung DHA trong chế độ ăn uống thường ngày là một thói quen cung cấp dưỡng chất hữu ích cho bà bầu. Nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào DHA giúp cho trẻ phát triển toàn diện từ não bộ, thị lực,… cũng như giảm khả năng sinh non, chứng trầm cảm sau sinh ở mẹ.
Tuy nhiên, để đáp ứng lượng DHA được khuyến nghị mà vẫn đảm bảo được sức khỏe, Hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ từ 226 – 340g hải sản mỗi tuần vì thủy ngân trong hải sản có thể đi qua nhau thai, gây hại cho em bé.[9]
Do đó, DHA có thể được bổ sung cho bà bầu từ các nguồn thực phẩm như:
- Cá: Những loại hải sản như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi vân, hàu, tôm,… chứa nhiều DHA và ít thủy ngân, mang lại nhiều lợi ích cho việc mang thai. Không nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu vua, cá kiếm, cá ngói,…
- Tảo: Dầu tảo thường cung cấp khoảng 100 – 300 mg DHA và trong một nghiên cứu cho thấy viên nang DHA dầu tảo và cá hồi nấu chín tương đương về mặt sinh học trong việc cung cấp DHA cho cơ thể.[10]
- Trứng: Mỗi quả trứng khi được nấu chín có thể cung cấp cho cơ thể 0,03 mg DHA.[11]
- Sữa: Sữa mẹ có nồng độ DHA cao cũng như hầu hết các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, kể từ năm 2002 đều đã bổ sung DHA và axit arachidonic cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ.[11]
DHA có thể được bổ sung cho bà bầu từ các nguồn thực phẩm như cá, tảo, trứng, sữa,…
Cách bổ sung DHA cho bà bầu bằng thực phẩm chức năng
Các mẹ bầu nên lựa chọn loại thực phẩm chức năng chứa ít nhất 200 mg DHA và sử dụng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai là lý tưởng nhất để nhận được những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác và đúng cách khi dùng DHA.
Do đó, điều quan trọng là bạn phải chọn những sản phẩm DHA với độ tinh khiết cao, được đánh giá chất lượng từ những đơn vị có uy tín như: Hiệp hội thương mại, Dược điển Châu Âu và Tổ chức toàn cầu về EPA & DHA omega-3.
Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng hải sản hoặc ăn chay có thể tìm mua các sản phẩm DHA có nguồn gốc từ các loại tảo, rong biển.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng DHA
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 5g/ngày EPA và DHA. Ngoài ra, khi sử dụng DHA có thể để lại những tác dụng phụ như:
- Tiêu chảy.
- Khó chịu ở bụng.
- Hơi thở hôi.
- Có vị khó chịu trong miệng.
- Ợ hơi, ợ nóng.
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Mồ hôi có mùi nặng hơn bình thường.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Botania của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng DHA
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về cách bổ sung DHA cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng một cách phù hợp nhất với cơ thể. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!