Cây hoàng kỳ được trồng nhiều ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ của con người như tốt cho tim mạch, gan, thận, giảm tác dụng phụ của hóa trị, chống ung thư, tăng cường hoạt động miễn dịch… Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem hoàng kỳ có tác dụng gì nhé!
Bạn đang đọc: Hoàng kỳ có tác dụng gì? 9 Tác dụng với sức khỏe và các bài thuốc
Contents
Giới thiệu về hoàng kỳ
- Tên tiếng Việt: Hoàng Kỳ, Cao Hoàng kỳ, Co nấm mò (Thái), Miên hoàng kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ và Tiễn kỳ.
- Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge.
- Họ: Fabaceae (Đậu).
Mô tả và cách nhận biết cây hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại cây sống lâu năm, có rễ cái dài và mọc sâu. Cây cao khoảng 50 – 80 cm, đường kính của rễ từ 1 – 3 cm có màu vàng đỏ hoặc nâu.
Thân của cây mọc thẳng đứng và có nhiều cành phân nhánh. Lá mọc xếp so le, cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá và dài hơn lá. Hoa của cây có màu vàng tươi.
Quả mỏng, dẹt, dài khoảng 2 – 2,5 cm với đường kính từ 0,9 – 1,2 cm. Quả có hình gai nhọn và màu đen, thường chứa 5 – 6 hạt. Thời gian nở hoa của cây thông thường vào tháng 6 – 7 ở Trung Quốc và quả chín vào tháng 8 – 9 ở Hà Bắc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh. [1]
Hoàng kỳ là một loại cây sống lâu năm, có rễ cái dài và mọc sâu
Thành phần dược chất
Trong cây Hoàng kỳ có chứa một số thành phần dược chất chính sau đây:
- Polysaccharide: astragalan, saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm.
- Saponin: astragalosid I, astragalosid II, astragalosid III, astragalosid IV, astragalosid V, astragalosid VI, astragalosid VII, astragalosid VIII, isoastragalosid I, isoastragalosid II, soyasaponin I.
- Flavonoid: 2′,4′-Dihydroxy-5,6-Dimethoxyisoflavane.
- Amino acid: cholin, betain, acid folic.
- Sitosterol. [1]
Hoàng kỳ có phải là một vị thuốc không?
Hoàng kỳ được coi là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền và được sử dụng từ lâu đời trong nhiều bài thuốc truyền thống của Việt Nam. Hoàng kỳ chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.
Cây hoàng kỳ thường được phơi khô, sắc thành thuốc hoặc sử dụng trong các bài thuốc kết hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng hoàng kỳ làm thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hoàng kỳ được coi là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền
Các tác dụng của hoàng kỳ đối với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Hoàng kỳ chứa astragaloside IV có tác dụng tăng cường hoạt động của tuỷ xương giúp kích thích sản sinh hồng cầu. Bên cạnh đó, polysaccharide, isoflavonoid có trong hoàng kỳ có thể tăng cường hấp thu sắt và cải thiện khả năng vận chuyển oxy của máu giúp máu lưu thông tốt hơn và cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong cơ thể. [2]
Hoàng kỳ giúp kích thích sản sinh hồng cầu
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Các hoạt chất có trong rễ hoàng kỳ có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cho thấy việc uống từ 40 – 60 g hoàng kỳ mỗi ngày và liên tục trong vòng 4 tháng có khả năng cải thiện lượng đường huyết.
Hoàng kỳ có tác dụng kích thích sản xuất insulin, giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoàng kỳ còn có tác dụng ức chế quá trình sản xuất glucose từ gan và giảm khả năng hấp thu glucose của ruột. [3] [4]
Hoàng kỳ giúp kiểm soát lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường
Giảm các tác dụng phụ của hóa trị
Hoàng kỳ chứa các hợp chất có khả năng chống viêm, chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoàng kỳ có thể làm giảm các tác dụng phụ phổ biến của hoá trị như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. [4][3]
Hoàng kỳ giúp làm giảm các tác dụng phụ phổ biến của hoá trị như buồn nôn
Tăng cường hoạt động hệ miễn dịch
Hoàng kỳ có khả năng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và virus giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, hoàng kỳ cũng có khả năng kháng vi khuẩn và kháng virus giúp ức chế các tác nhân gây bệnh trong cơ thể. [3]
Hoàng kỳ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Tốt cho tim mạch
Hoàng Kỳ có khả năng làm giãn mạch máu giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hoàng kỳ có thể giúp cải thiện chức năng tim cho những người bị suy tim. Sử dụng hoàng kỳ kết hợp với điều trị thông thường giúp cải thiện các triệu chứng và chức năng của tim, đồng thời giảm nguy cơ tái phát các biến cố tim mạch. [3]
Hoàng Kỳ giúp cải thiện chức năng tim cho những người bị suy tim
Cải thiện chức năng thận
Hoàng kỳ giúp cải thiện việc lưu thông máu và các chỉ số thử nghiệm về chức năng của thận bao gồm lượng protein trong nước tiểu, nồng độ creatinin trong máu, lượng ure trong máu,…
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoàng kỳ có thể làm giảm mức độ protein niệu ở những người mắc bệnh thận. Ngoài ra, hoàng kỳ cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho những người có chức năng thận bị suy giảm.
Nghiên cứu đã cho thấy nếu dùng 7,5 – 15 g hoàng kỳ mỗi ngày từ 3 – 6 tháng sẽ giảm 38% nguy cơ nhiễm trùng ở những người mắc hội chứng niệu đạm. [3]
Hoàng kỳ có khả năng cải thiện chức năng của thận
Giảm mệt mỏi
Hoàng kỳ có khả năng bổ sung năng lượng và ức chế sản sinh hormone căng thẳng giúp giảm mệt mỏi. Bên cạnh đó, hoàng kỳ cũng có khả năng tăng cường hệ thần kinh giúp cải thiện sự tập trung và giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải. [3]
Hoàng kỳ giúp cơ thể thoải mái và giảm cảm giác mệt mỏi
Hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Hoàng kỳ có khả năng chống viêm và chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bên cạnh đó, các thành phần trong hoàng kỳ có thể giúp làm giảm viêm nhiễm trong đường hô hấp và giảm tổn thương tế bào phổi.
Ngoài ra, hoàng kỳ cũng có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giúp giảm các triệu chứng như ho, khó thở,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hoàng kỳ chỉ là một phương pháp hỗ trợ và không thay thế cho các phác đồ điều trị của bác sĩ. [5]
Tìm hiểu thêm: 30 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả mà bạn nên biết
Hoàng kỳ giúp hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Các bài thuốc từ hoàng kỳ
Hoàng kỳ lục nhất thang
Công dụng: Cải thiện tình trạng toàn thân suy nhược, chân tay rã rời, miệng khô, tim đập nhanh, mặt xanh xao, ăn không ngon, vã mồ hôi và sốt.
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ.
- Mật ong và cam thảo theo tỷ lệ 6:1.
Cách làm:
- Bước 1: Sao một nửa cam thảo.
- Bước 2: Sao hoàng kỳ với mật và cam thảo (một nửa dùng sống và một nửa đã sao). Sau đó, nghiền nhỏ hỗn hợp trên thu được bột mịn.
- Bước 3: Mỗi lần uống 4 – 8 g hỗn hợp bột này vào buổi sáng, trưa và chiều. [1]
Hoàng kỳ lục nhất thang giúp cải thiện tình trạng toàn thân suy nhược
Hoàng kỳ kiện trung thang
Công dụng: Chữa cơ thể suy nhược và tăng tiết mồ hôi.
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ: 6 g.
- Thược dược: 5 g.
- Quế chi: 2 g.
- Cam thảo: 2 g.
- Sinh khương: 4 g.
- Đại táo: 6 g.
- Nước: 600 ml.
Cách làm:
- Bước 1: Cho tất cả các thành phần trên vào nước và đun sôi.
- Bước 2: Nấu cho đến khi lượng nước còn khoảng 200 ml.
- Bước 3: Trước khi uống, bạn có thể thêm một ít mạch nha để hỗn hợp trở nên ngon hơn và chia thành 3 lần uống trong mỗi ngày. [1]
Hoàng kỳ kiện trung thang giúp chữa tăng tiết mồ hôi
Thập toàn đại bổ
Công dụng: Điều trị ho khan, kén ăn, di tinh, vết thương lâu lành và các vấn đề phụ nữ như băng huyết, rong kinh,…
Nguyên liệu:
- Đảng sâm: 150 g.
- Bạch truật: 100 g.
- Phục linh: 80 g.
- Cam thảo: 80 g.
- Đương quy: 100 g.
- Xuyên khung: 80 g.
- Bạch thược: 100 g.
- Thục địa: 150 g.
- Hoàng kỳ: 150 g.
- Quế nhục: 100 g.
Cách làm:
- Bước 1: Sắc tất cả các thành phần trên trong nước khoảng 1,5 lít.
- Bước 2: Đun sôi và giữ lửa nhỏ trong khoảng 1 – 2 giờ.
- Bước 3: Lọc bỏ cặn và chia thành nhiều lần uống trong ngày. [1]
Thập toàn đại bổ giúp chữa các vấn đề về phụ nữ, di tinh
Lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ
Liều sử dụng và cách dùng
Liều sử dụng và cách dùng hoàng kỳ thường thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng cụ thể của mỗi người:
- Suy tim: 2 – 7,5 g hoàng kỳ bột 2 lần/ngày trong vòng tối đa 30 ngày, kết hợp với điều trị thông thường.
- Kiểm soát đường huyết: 40 – 60 g hoàng kỳ sắc lấy nước để uống trong vòng tối đa 4 tháng.
- Bệnh thận: 7,5 – 15 g hoàng kỳ bột 2 lần/ngày trong vòng tối đa 6 tháng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính: 30 g rễ hoàng kỳ sắc với một số thảo dược khác để mang lại hiệu quả.
- Dị ứng mùa: 2 viên nang chiết xuất hoàng kỳ 80 mg mỗi ngày trong vòng 6 tuần .
Hoàng kỳ có thể sắc lấy nước để uống mỗi ngày
Các tác dụng phụ có thể gặp phải
Một số tác dụng phụ phổ biến của hoàng kỳ có thể xảy ra, bao gồm:
- Phát ban, ngứa.
- Buồn nôn và tiêu chảy.
- Đau đầu.
- Mệt mỏi.
- Sổ mũi. [5]
Tác dụng phụ của hoàng kỳ là phát ban, ngứa
Tương tác với các loại thuốc
Hoàng kỳ có thể gây tương tác với một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng virus: Hoàng kỳ có thể làm thay đổi hiệu quả của các loại thuốc kháng virus như acyclovir và amantadine.
- Thuốc huyết áp: Khi sử dụng chung với thuốc tăng huyết áp, có thể gây ra hạ huyết áp quá mức.
- Điều trị ung thư: Hoàng kỳ có khả năng ức chế estrogen, do đó có thể làm giảm hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư liên quan đến hàm lượng estrogen.
- Thuốc lợi tiểu: Hoàng kỳ có thể làm ảnh hưởng tác dụng lợi tiểu của thuốc.
- Điều hòa miễn dịch: Hoàng kỳ có tác dụng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, gây tương tác với các loại thuốc ức chế hoặc kích thích hệ thống miễn dịch. [5] [4]
Hoàng kỳ có thể gây tương tác với thuốc kháng virus
Người không nên dùng hoàng kỳ
Một số người không nên sử dụng hoàng kỳ bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Hoàng kỳ có thể gây độc cho mẹ hoặc em bé.
- Những người mắc các bệnh tự miễn: Bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp, cường giáp,… [6]
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại thảo dược quý, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh thận,… Tuy nhiên, bạn cần sử dụng hoàng kỳ đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé!
Astragalus
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/astragalus
Astragalus: An Ancient Root With Health Benefits
https://www.healthline.com/nutrition/astragalus
Astragalus – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-963/astragalus
What Is Astragalus?
https://www.verywellhealth.com/astragalus-what-should-i-know-about-it-89410
What to know about astragalus benefits
https://www.medicalnewstoday.com/articles/astragalus-benefits
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Những loại nước không nên uống vào buổi sáng