Hoa cẩm tú cầu là một loại hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với màu sắc sặc sỡ kèm mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, cẩm tú cầu được trồng rộng rãi tại khắp nơi trên nước ta. Vậy hoa cẩm tú cầu có độc không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hoa cẩm tú cầu có độc không? 9 lợi ích tốt cho sức khoẻ và các lưu ý
Contents
Giới thiệu về cây hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tại Việt Nam, loại hoa này được trồng nhiều tại thành phố Đà Lạt và thường nở vào tháng 4, được nhiều người mua về để trang trí.
Hoa cẩm tú cầu thường được dùng để trang trí
Mô tả cây hoa cẩm tú cầu
Cây hoa cẩm tú cầu có chiều cao từ 1 đến 3m, có cành lá xum xuê, hoa tán, hoa mọc thành cụm to bằng bàn tay người lớn, gồm nhiều bông liti tập hợp lại.
Cẩm tú cầu khi nở rộ mang nhiều màu sắc sặc sỡ như trắng, hồng, đỏ hay xanh nhạt. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, thích hợp để trang trí trong nhà.
Cẩm tú cầu mang nhiều màu sắc sặc sỡ
Các loại hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu thường có những màu sắc sặc sỡ khác nhau, điều này ảnh hưởng từ độ pH của đất trồng hoa.
- pH : hoa sẽ có màu xanh nhạt.
- pH > 7: hoa sẽ có màu hồng hoặc màu tím.
- pH=7: hoa sẽ có màu trắng.
pH của đất ảnh hưởng đến màu hoa của cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu có độc không
Mặc dù hoa cẩm tú cầu có màu sắc sặc sỡ cũng như mùi thơm dễ chịu, tuy nhiên trong hoa, lá và củ của cây cẩm tú cầu có chứa amygdalin.
Đây là một chất cực độc, có thể chuyển hoá thành các chất độc xyanua khi đi vào trong người nếu tiếp xúc, nhai, nuốt các bộ phận có chứa chất độc.
Khi trúng độc cẩm tú cầu, nạn nhân sẽ có các triệu chứng: buồn nôn, tiêu chảy, nhiệt độ và huyết áp tăng nhanh, co giật. Ngay thời điểm phát hiện các dấu hiệu trên, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Cẩm tú cầu có chứa amygdalin có thể gây độc
Các công dụng của cây cẩm tú cầu đối với sức khoẻ
Thuốc lợi tiểu tự nhiên
Rễ cây cẩm tú cầu có thành phần lợi tiểu, nên có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu như thận và bàng quang.
Rễ cẩm tú cầu đóng vai trò như thuốc lợi tiểu tự nhiên
Có lợi cho sức khoẻ đường tiết niệu
Vì tác dụng lợi tiểu của mình mà rễ cẩm tú cầu là một lựa chọn trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, loại bỏ các tạp chất khỏi đường tiết niệu. Giúp chăm sóc và bảo vệ đường tiết niệu của bạn thêm khoẻ mạnh.
Cẩm tú cầu là lựa chọn trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Giúp phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang
Rễ cẩm tú cầu có chứa hợp chất có tên là hydragin có thể chống sự vôi hoá. Nhờ vậy, chúng có thể giúp làm tan sỏi thận, sỏi túi mật và thải qua đường tiểu mà không gây tổn thương cho cơ thể.[1]
Rễ cây cẩm tú cầu giúp phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang
Chống viêm
Alkaloid có trong rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống viêm tương tự như các thuốc chống viêm NSAID (không steroid).
Giúp ức chế sản xuất oxit nitric (NO) đồng thời ngăn chặn sự điều hòa của TNF-α và interleukin 1 beta (IL-1β). Đây đều là những chất sản sinh ra hiện tượng viêm trong cơ thể.
Alkaloid có trong rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống viêm
Chống oxy hoá
Sự oxy hoá trong cơ thể có thể gây ra sự phá huỷ hàng loạt của tế bào. Rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống lại sự oxy hoá, qua đó bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Saw Palmetto có ảnh hưởng đến Testosterone không?
Rễ cây cẩm tú cầu chứa chất chống oxy hoá
Giảm lượng đường trong máu
Rễ hoa cẩm tú cầu có khả năng giảm tình trạng kháng insulin và tăng cường hấp thu lượng đường trong máu. Do đó có thể làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Cẩm tú cầu giúp giảm lượng đường trong máu
Điều trị các rối loạn liên quan đến tự miễn dịch
Rễ hoa cẩm tú cầu có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn tự miễn dịch như đa xơ cứng, viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1.
Rễ cây cẩm tú cầu có thể giúp chữa bệnh viêm ruột
Giảm lo âu, căng thẳng
Theo một vài nghiên cứu gần đây, lá của cẩm tú cầu sau khi lên men có thể tác động lên hệ thần kinh của chuột, làm giảm sự lo âu, căng thẳng. Tuy nhiên tác dụng này vẫn chưa được xác thực.
Thành phần trong lá cây cẩm tú cầu có thể giảm lo âu, căng thẳng
Tạo ngọt cho trà
Rễ cây cẩm tú cầu có chứa các thành phần đường và alkaloid, do đó khi lên men, trà sẽ có vị ngọt và thơm đặc trưng. Ngoài ra lá cẩm tú cầu cũng được sử dụng như một vị thuốc trong Dược điển Nhật Bản.
Rễ cây cẩm tú cầu khi lên men có thể tạo ra vị ngọt thơm cho trà
Các lưu ý khi sử dụng hoa cẩm tú cầu
Liều dùng của cây hoa cẩm tú cầu
Do độc tính của chất độc xyanua có trong cẩm tú cầu, bạn chỉ nên sử dụng chúng vài ngày. Với liều khuyến nghị là 2 – 4g rễ khô mỗi ngày và dùng tối đa 3 lần một ngày.
Chỉ nên sử dụng rễ cẩm tú cầu từ 2 – 4g trong tối đa 3 lần một ngày
Cây hoa cẩm tú cầu có thể tương tác với những chất gì?
Với tác dụng lợi tiểu của mình, cẩm tú cầu có thể giảm sự thải trừ lithium ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng như ngộ độc khi sử dụng chung với các thuốc có chứa lithium.
Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi liều trước khi sử dụng dược liệu.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các tương tác khi sử dụng dược liệu này
Những đối tượng không nên sử dụng cây hoa cẩm tú cầu
Những đối tượng dưới đây không nên sử dụng cẩm tú cầu để làm thuốc để tránh các tác dụng bất lợi có thể xảy ra:
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Dị ứng với các thành phần của cây hoa.
- Có tình trạng bệnh mãn tính, rối loạn tự miễn hoặc các tình trạng bệnh khác.[2]
Phụ nữ có thai không nên sử dụng cẩm tú cầu làm thuốc
Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp câu hỏi hoa cẩm tú cầu có độc không và các lợi ích cũng như lưu ý khi sử dụng loại cây này trong việc chữa trị. Khi chưng cẩm tú cầu trong nhà, bạn nên để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi để tránh trường hợp nuốt phải lá hoặc hạt gây nguy hiểm cho tính mạng. Nếu thấy thông tin này bổ ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé
Are Hydrangeas Poisonous?
https://plantaddicts.com/are-hydrangeas-poisonous/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Các dạng canxi, vai trò của chúng đối với sức khỏe