Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Rate this post

Ngày nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng càng tăng cao, thúc đẩy sự đa dạng sản phẩm trên thị trường, dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn với thuốc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin bổ ích để dễ dàng phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là sản phẩm được thiết kế bao gồm những thành phần mang lại lợi ích vượt trội so với giá trị dinh dưỡng vốn có của thực phẩm nhằm cải thiện sức khỏe, đề phòng bệnh tật.

Khái niệm thực phẩm chức năng lần đầu được sử dụng tại Nhật Bản vào những năm 1980 và chính phủ tập trung phê duyệt những sản phẩm chứng minh có lợi cho sức khỏe. Trong đó, thức uống “Fibe Mini” chứa chất xơ của công ty Otsuka được công nhận là một thực phẩm chức năng đầu tiên trên thế giới.

Tùy mỗi quốc gia, thực phẩm chức năng (Functional food) được gọi bởi những thuật ngữ khác nhau như Thực phẩm bổ sung (Food Supplement), Sản phẩm bảo vệ sức khỏe (Health product), Thực phẩm đặc biệt (Food for special use), Sản phẩm dinh dưỡng y học (Medical food) hoặc Thực phẩm thuốc (Nutraceuticals).

Vì vậy, những sản phẩm từ các quốc gia khác được nhập về Việt Nam sẽ không chỉ có một tên là thực phẩm chức năng. [1]

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Thực phẩm chức năng có nhiều tên gọi khác nhau tại các quốc gia trên thế giới

Phân loại thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Riêng tại Việt Nam, thực phẩm chức năng được phân loại thành 4 nhóm chính: [2]

Thực phẩm bổ sung

Là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin tổng hợp, chất khoáng, acid amin thiết yếu, acid béo, enzyme, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

Ví dụ các sản phẩm là nước uống, thực phẩm có chứa thành phần dinh dưỡng như sữa lên men Yakult, nước uống bổ sung ion Pocari Sweat,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Là sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất:

  • Vitamin, khoáng chất, acid amin, acid béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học.
  • Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc hoặc chất chuyển hóa.

Phần lớn thực phẩm chức năng trên thị trường thuộc nhóm này và có dạng bào chế gần giống với thuốc. Ví dụ như các viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất, viên men hỗ trợ tiêu hóa,…

Thực phẩm dinh dưỡng y học

Là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống thông dạ dày, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Ví dụ một số sản phẩm sữa thiết kế dành cho người bệnh như Ensure Gold, Nutifood Varna Elite, sữa bột Prosure…

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

Dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng.

Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có. Ví dụ các sản phẩm sữa dành cho đối tượng riêng biệt: sữa Glucerna cho người mắc bệnh đái tháo đường, sữa Nepro cho người mắc bệnh thận, …

Thuốc là gì?

Thuốc là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Thuốc là tên gọi chung của nguyên liệu làm thuốc, thành phẩm thuốc được sản xuất hoàn chỉnh, vaccine, thuốc có nguồn gốc sinh học và đều góp vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng, biến chứng bệnh.

Quá trình sản xuất thuốc phải thực hiện tại nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn GMP – WHO. Để lưu hành trên thị trường, thuốc phải nhận được sự cấp phép từ Bộ Y tế.

Việc sử dụng thuốc luôn được kiểm soát bởi nhân viên y tế để hạn chế những tác dụng không mong muốn. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà phải tuân thủ theo sự tư vấn và chỉ dẫn của chuyên gia y tế. [3]

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Thuốc được sự cấp phép từ Bộ Y tế mới được lưu hành trên thị trường

Phân loại thuốc

Thuốc thường được phân loại theo nhiều cách: công thức hóa học, cơ chế tác dụng, cách sử dụng, đường dùng… nhưng phổ biến nhất là sắp xếp thuốc vào các nhóm có cùng tác động dược lý.

Ví dụ Panadol, Hapacol hoặc Efferalgan được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt vì cùng tác dụng làm dịu cơn đau, hạ sốt và có những thuốc không kê đơn, bệnh nhân có thể mua tại bất kỳ nhà thuốc nào dưới sự chỉ dẫn từ dược sĩ. Trái lại, thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường thì khi mua bắt buộc phải có toa thuốc từ bác sĩ. [4]

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Cách phân loại thuốc phổ biến nhất là xếp vào cùng nhóm tác động dược lý

Cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng trên thị trường hiện nay phong phú về giá thành, dạng bào chế. Một số mặt hàng được bào chế và thiết kế bao bì không có nhiều sự khác biệt với thuốc nên dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ dễ dàng phân biệt được thuốc và thực phẩm chức năng thông qua một số tiêu chí sau: [5]

Điều kiện cấp phép/lưu hành

Thuốc đạt chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được cấp phép lưu hành bởi Cục Quản lý Dược, trực thuộc Bộ Y tế. Mỗi loại thuốc biệt dược tung ra thị trường đều mang theo “giấy thông hành” là số giấy phép đăng ký lưu hành riêng biệt.

Thực phẩm chức năng không cần tuân theo tiêu chí nghiêm ngặt, không yêu cầu chứng minh tính an toàn, hiệu quả và được cấp phép lưu hành bởi Cục An toàn thực phẩm, trực thuộc Bộ Y tế. Hiện nay trên thị trường lưu thông nhiều thực phẩm chức năng, đa dạng với nhu cầu người dùng.

Công bố trên nhãn và ký hiệu trên bao bì

Nhãn thuốc (bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng) được thể hiện rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin thành phần, hàm lượng, chỉ định, chống chỉ định và liều dùng ở vị trí dễ nhận biết.

Nếu sản phẩm là thuốc kê đơn, nhãn thể hiện thêm ký hiệu Rx hoặc “Thuốc kê đơn”, “Thuốc bán theo đơn”. Đặc biệt, trên nhãn bắt buộc thể hiện số giấy phép đăng ký lưu hành, đây là một dãy chữ số giúp nhận biết sản phẩm là thuốc (thường bắt đầu bằng ký tự VD-, VN-, V..-H12-, VS-, GC-, QLĐB-, QLSP-, QLVX- và kết thúc bằng 2 chữ số thể hiện năm cấp phép lưu hành).

Nhãn thực phẩm chức năng bắt buộc ghi rõ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” và thông tin “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, kèm theo số đăng ký với cú pháp “Số được cấp/số năm cấp/YT-CNTC”. Khác với nhãn thuốc, nhãn thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều trị.

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Số đăng ký được thể hiện trên nhãn của một số sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng

Nguồn gốc nguyên liệu

Thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp. Bên cạnh những thuốc có thành phần được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên dựa theo bằng chứng khoa học hiện đại thì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hóa dược được thay đổi cấu trúc để tăng tác dụng hoặc tăng khả năng hấp thu.

Thực phẩm chức năng chứa thành phần hoàn toàn tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc vi sinh nhằm chiết xuất ra hợp chất mang lại lợi ích cao nhất cho việc cải thiện sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Top 14 viên uống bổ não cho trẻ em được nhiều mẹ tin dùng

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Nguồn gốc thực phẩm chức năng thường xuất phát từ tự nhiên

Công nghệ sản xuất

Để điều chế ra thuốc mới đòi hỏi cần phải có sự đầu tư và nghiên cứu lâu dài, đặc biệt là trong quy trình sản xuất. Theo đó, một thuốc được xem là có hiệu quả điều trị và tuân thủ quy định theo luật Dược, công nghệ sản xuất (chiết, tách, tổng hợp) phải đảm bảo đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn chất lượng để được cấp phép đưa ra thị trường. [5]

Đối với thực phẩm chức năng mới, thông qua các báo cáo khoa học chứng minh lợi ích cùng với dây chuyền sản xuất cơ bản (chủ yếu chiết, nghiền) là có thể bắt đầu sản xuất. Dưới sự kiểm định theo luật Thực phẩm, thực phẩm chức năng trải qua dây chuyền đơn giản hơn thuốc dẫn đến thời gian nghiên cứu rút ngắn lại.

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Công nghệ sản xuất thuốc mới đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu lâu dài hơn

Thành phần, hàm lượng chất

Thuốc thường chứa hàm lượng hoạt chất cao, có tác dụng sinh lý nhanh chóng sau khi đưa vào cơ thể để điều chỉnh các hoạt động bất thường bên trong. Bên cạnh đó, thành phần tá dược hỗ trợ cải thiện mùi vị thuốc, tăng cường khả năng hấp thu thuốc, hỗ trợ bảo vệ thuốc nguyên vẹn.

Trong thực phẩm chức năng, hỗn hợp nhiều chất có trong thực phẩm giúp bổ sung vừa đủ hàm lượng ngang bằng ngưỡng sinh lý của cơ thể cần. Do đó, để đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần phải sử dụng thực phẩm chức năng trong một thời gian nhất định.

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Thực phẩm này bổ sung vừa đủ hàm lượng chất ngang bằng ngưỡng sinh lý cơ thể

Điều kiện sử dụng

Khi cơ thể gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc một cách bừa bãi mà cần phải có sự hướng dẫn và tư vấn từ các chuyên gia y tế, đặc biệt là đối với các loại thuốc kê đơn.

Hiện nay, thực phẩm chức năng được bày bán rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là ở các nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng, sàn thương mại điện tử,… giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được.

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

Thực phẩm chức năng được mua dễ dàng tại các cửa hàng

Đối tượng sử dụng

Thuốc được chỉ định cho người bệnh và cần sử dụng đúng, đủ liều thì mới có tác dụng chữa bệnh. Tùy thuộc độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh,… bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác nhau để phù hợp với từng đối tượng.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe ở người bình thường lẫn người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị cho một bệnh nào đó thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thực phẩm chức năng.

Cách sử dụng

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc còn tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn. Có những thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn nhưng cũng có thuốc cần phải sử dụng suốt đời và dưới sự theo dõi chặt chẽ về liều dùng và hàm lượng hoạt chất từ các chuyên gia y tế. Vì thế, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý kết hợp thêm thuốc, tránh gây ra tương tác thuốc làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sản phẩm thực phẩm chức năng thường có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hãy tuân thủ hàm lượng khuyến cáo. Người dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng kết hợp với chế độ ăn hợp lý để gia tăng hiệu quả.

Hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Now Foods của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Bệnh nhân sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng

Thuốc thường dùng để chữa một chứng bệnh hoặc một bệnh cụ thể trong thời gian ngắn hay dài, phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Thuốc đưa cơ thể từ trạng thái hoạt động quá mức về ngưỡng sinh lý bình thường.

Thực phẩm chức năng bao gồm nhiều thành phần, có tác dụng toàn thân mà không tập trung quá sâu vào bất kỳ cơ quan hay triệu chứng cụ thể nào trong cơ thể. Chúng đóng góp vai trò như chất chuẩn hóa, ngang bằng sẵn với mức nhu cầu bình thường mà cơ thể cần.

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng

Đối tượng so sánh Thực phẩm chức năng Thuốc
Giống nhau Đều có tác dụng sinh học nhằm cải thiện sức khỏe người sử dụng
Khác nhau Chất lượng có thể khác nhau giữa các hãng Phải đảm bảo chất lượng của thuốc
Có thể dùng cho người khỏe mạnh và người bệnh, chỉ hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc Chỉ sử dụng ở người bệnh, mang lại tác dụng điều trị
Liều dùng bằng ngưỡng sinh lý bình thường Liều dùng cao so với sinh lý cơ thể
Nhà sản xuất cần báo cáo tác dụng phụ nhưng quản lý kém gắt gao Bắt buộc phải theo dõi kỹ tác dụng phụ
Giá cả không bị quản lý Giá cả bị quản lý chặt chẽ

Tuy có vài điểm tương đồng nhưng thuốc và thực phẩm chức năng cần được phân biệt rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn. “Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, thực phẩm chức năng chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc điều trị bệnh.

Do đó, bạn đọc cần tránh việc xem thực phẩm chức năng như một phương thuốc trong việc chữa bệnh, việc sử dụng cần phải được tư vấn và hướng dẫn kỹ càng từ các chuyên gia y tế, ngăn ngừa tình trạng tương tác có hại giữa thuốc và thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị bệnh, từ đó hạn chế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý bề mặt nhãn cầu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa nước mắt và bề mặt nhãn cầu. Nước mắt chúng ta được tạo thành bởi ba loại chất lỏng đó là: dầu, nước và chất nhầy (mucin).

Hy vọng bài viết đã hướng dẫn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng dễ dàng cho bạn đọc để tránh được những hậu quả nghiêm trọng. Cùng chia sẻ thông tin hữu ích này đến với những người xung quanh bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *