Chỉ số đường huyết là thông tin quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là nguy cơ về bệnh tiểu đường. Việc theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Cùng Kenshin tìm hiểu về chỉ số đường huyết cũng như cách đo và đọc chỉ số này tại nhà nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách thử tiểu đường (đo đường huyết) bằng máy đo tại nhà
Contents
Chỉ số đường huyết là gì?
Lượng đường trong máu là lượng glucose trong máu của bạn. Glucose là loại đường chính được tìm thấy trong máu. Nó được cung cấp từ thực phẩm bạn ăn hằng ngày và là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn.
Lượng đường trong máu của bạn sẽ thay đổi trong suốt cả ngày, sẽ thuộc vào những gì và bạn ăn và mức độ hoạt động trong ngày. Ví dụ, mức độ tăng sau khi ăn và giảm sau khi luyện tập thể dục.
Lượng đường trong máu là lượng glucose trong máu của bạn
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn
Phân loại | Khi thức dậy | Trước bữa ăn | Sau bữa ăn (ít nhất 90 phút) |
Đường huyết bình thường |
4,0 đến 5,9 mmol/L hoặc 72 – 107 mg/dL |
Dưới 7,8 mmol/L hoặc Dưới 140 mg/dL |
|
Bệnh tiểu đường loại 2 |
4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL |
Dưới 8,5 mmol/L hoặc Dưới 153 mg/dL |
|
Bệnh tiểu đường loại 1 |
5 đến 7 mmol/L hoặc 90 – 126 mg/dL |
4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL |
5 đến 9 mmol/L hoặc 90 – 162 mg/dL |
Trẻ bị tiểu đường tuýp 1 |
4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL |
4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL |
5 đến 9 mmol/L hoặc 90 – 162 mg/dL |
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn
Ai nên đo đường huyết tại nhà?
Một số đối tượng nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà như:
- Bệnh nhân tiểu đường loại 1, loại 2.
- Bệnh nhân tiểu đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn.
- Phụ nữ mang thai (thường hay gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ).
Bệnh nhân tiểu đường loại 1, loại 2 nên thường xuyên đo đường huyết tại nhà
Cách đo và đọc chỉ số đường huyết tại nhà
Chuẩn bị trước khi đo
Bạn nên chuẩn bị những thứ cần thiết và vệ sinh sạch sẽ vị trí lấy máu trước khi tiến hành đo. Bạn cần tiến hành một số bước như sau:
- Rửa tay hoặc làm sạch vùng lấy máu bằng miếng bông có tẩm cồn: Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và loại bỏ cặn thức ăn còn sót lại trên tay có thể làm thay đổi kết quả đo.
- Để da khô hoàn toàn: Độ ẩm có thể làm loãng mẫu máu lấy từ ngón tay. Tuy nhiên, đừng thổi khô da vì điều đó có thể mang vi khuẩn vào vùng cần lấy máu.
Cần rửa tay hoặc làm sạch vùng lấy máu bằng miếng bông có tẩm cồn trước khi đo
Cách lấy máu và kiểm tra đường huyết
Quá trình kiểm tra đường huyết sẽ diễn ra nhanh chóng nhưng bạn cần thực hiện đúng cách để đảm bảo kết quả cho ra chính xác và tránh gây tổn thương da.
- Đầu tiên, bạn bật máy đo đường huyết. Điều này thường được thực hiện bằng cách chèn một que thử. Màn hình máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết khi nào cần lấy máu trên que thử.
- Sử dụng thiết bị đâm kim để đâm vào một bên ngón tay của bạn, bên cạnh móng tay (hoặc một vị trí được đề nghị khác). Điều này ít đau hơn so với việc đâm trực tiếp vào giữa ngón tay của bạn.
- Bóp ngón tay của bạn cho đến khi nó tạo ra một giọt đủ kích cỡ.
- Đặt giọt máu lên vùng được định sẵn trên que thử.
- Thấm ngón tay vừa lấy máu của bạn bằng miếng tẩm cồn để cầm máu và hạn chế nhiễm trùng.
- Đợi một lát để máy đo đường huyết và hiển thị kết quả lên màn hình.
- Mang đầu kim và que thử gói lại cẩn thận và cho vào thùng rác sau khi hoàn thành.
Nếu bạn thường gặp khó khăn trong việc lấy mẫu máu, hãy làm ấm tay bằng vòi nước chảy hoặc chà xát mạnh hai bàn tay vào nhau. Hãy chắc chắn rằng tay bạn đã hoàn toàn khô trước khi tiến hành lấy máu.
Cách lấy máu và kiểm tra đường huyết
Cách đọc kết quả đo đường huyết tại nhà
Sau khoảng 5 giây (tùy thuộc loại máy đo) màn hình sẽ hiển thị kết quả. Bạn nên lưu lại và so sánh với bảng đo đường huyết (kết quả trên máy đo tiểu đường thường được đo bằng mmol/l hoặc mg/dl).
Ở người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ thấp hơn 6.1 mmol/l (110mg/dl) còn nếu chỉ số dưới 7.0 mmol/l (126mg/dl) nghĩa là bạn bị rối loạn đường huyết hay tiền tiểu đường.
Nếu trên 7.8 mmol/l (140 mg/dl) trước hoặc sau ăn 2 giờ thì bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
Bạn có thể ghi chép lại kết quả đo để có thể so sánh và kiểm soát tốt lượng đường huyết cũng như tình hình sức khỏe của mình. Bạn cũng có thể cung cấp các chỉ số này cho bác sĩ khi đi khám để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình thăm khám. [1]
Cách đọc kết quả đo đường huyết tại nhà
Dấu hiệu đường huyết cần gặp bác sĩ
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng đáng lo ngại về lượng đường trong máu thấp hoặc cao, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao: Cảm thấy rất khát nước, đi tiểu thường xuyên(đa niệu), mệt mỏi, cảm thấy rất đói, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
- Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp: Run rẩy, đổ mồ hôi và ớn lạnh, chóng mặt hoặc lâng lâng, nhịp tim nhanh hơn,…
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đường huyết đơn lẻ để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc một tình trạng bệnh khác. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ giải thích cẩn thận kết quả của bạn và thảo luận với bạn.
Tìm hiểu thêm: 15 tác dụng của đậu đỏ đối với sức khoẻ và làm đẹp có thể bạn chưa biết!
Dấu hiệu đường huyết cần gặp bác sĩ
Lưu ý quan trọng khi đo đường huyết tại nhà
Lưu ý đối với máy đo đường huyết
Bảo trì và sử dụng máy đo đường huyết đúng cách có thể giúp bạn tránh đọc sai, không đủ mẫu và màn hình không hoạt động khi bạn cần. Vì thế bạn nên:
- Có pin dự trữ sẵn cho máy.
- Không sử dụng que thử đã hết hạn sử dụng vì nó có thể đưa ra kết quả không chính xác.
- Bảo quản các que thử trong hộp đựng của chúng và đậy nắp kín. Vì ánh sáng hoặc độ ẩm có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng que thử.
- Cần làm sạch thiết bị đo đường huyết của bạn định kỳ. Bạn cũng có thể tự kiểm soát chất lượng máy thường xuyên theo hướng dẫn đi kèm để đảm bảo máy không có hư hỏng hoặc sai lệch nào.
- Một số thiết bị yêu cầu mẫu máu lớn hơn. Vì thế bạn cần đảm bảo sử dụng cỡ mẫu máu theo yêu cầu của thiết bị.
Lưu ý đối với máy đo đường huyết
Lưu ý đối với vết thương sau khi lấy máu
Nếu kim đâm vào ngón tay gây đau, bạn có thể làm theo một số cách sau để vết thương bớt đau hơn:
- Nên sử dụng đầu kim mới sau mỗi lần thử: Điều này vừa giúp đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng vừa hạn chế việc lưỡi bị cùn càng làm bạn cảm thấy đau hơn khi lấy máu.
- Thay đổi độ to của đầu kim lấy máu: Lấy đầu kim có kích thước nhỏ hơn sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn khi lấy máu.
- Điều chỉnh cài đặt mức độ chọc kim của máy: Bạn có thể cài đặt máy chọc kim ít sâu hơn để giảm cảm giác đau khi lấy máu. Sau khi đã quen hơn với máy, bạn có thể tăng dần mức độ chọc kim cho phù hợp.
- Luân phiên lấy máu ở các ngón tay khác nhau: Bạn có thể thử đổi ngón tay khác để lấy máu, tránh đâm liên tục vào một ngón tay cho đến khi vết thương đã lành hẳn.
Lưu ý đối với vết thương sau khi lấy máu
Giải đáp một số thắc mắc về chỉ số đường huyết
Vì sao chỉ số đường huyết lại quan trọng?
Lượng đường trong máu quá cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường như:
- Bệnh thận.
- Tổn thương thần kinh.
- Bệnh võng mạc.
- Bệnh tim.
- Đột quỵ.
Chính vì thế, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu của mình ở mức bình thường và ổn định để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng.
Lượng đường trong máu quá cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
Nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết), đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Các yếu tố bao gồm:
- Thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Cường độ hoạt động thể chất.
- Mất nước.
- Một số loại thuốc, đặc biệt là những loại có chứa steroid.
- Uống thuốc không đúng cách.
- Bệnh tật, nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Căng thẳng (cả căng thẳng tích cực và tiêu cực).
- Thay đổi nội tiết tố. [2]
Thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày là một yếu tố tác động đến chỉ số đường huyết
Mẹo giúp kiểm soát đường huyết
Để kiểm soát lượng đường huyết luôn nằm trong mức bình thường, bạn có thể áp dụng một số cách sau hằng ngày:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây và rau củ. Cùng với đó, bạn cần kết hợp với việc bổ đủ protein và tinh bột vào mỗi bữa ăn.
- Tập thể dục cường độ từ trung bình đến cao 150 phút/tuần.
- Ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa.
- Kiểm soát cân nặng cân đối.
- Uống nhiều nước hơn. [3]
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Gợi ý một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Như đã đề cập phía trên, chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thực phẩm bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Vì thể, chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp bạn tránh nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột biến, từ đó gây hại cho sức khỏe.
Một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:
- Rau: Ớt, súp lơ xanh, cà chua, xà lách và cà tím.
- Trái cây: Dâu tây, táo, chanh và lê.
- Các loại đậu: Đậu xanh và các loại đậu.
- Sữa: Sữa nguyên chất/sữa nguyên kem và sữa chua nguyên chất.
- Đồ ngọt: Sô cô la đen với hơn 70% ca cao.
- Các loại hạt: Hạt điều và đậu phộng. [4]
>>>>>Xem thêm: 5 cách trị rụng tóc sau sinh an toàn, hiệu quả cho mẹ bỉm sữa
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về chỉ số đường huyết cũng như cách đo và đọc chỉ số đường huyết tại nhà. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến nhiều người hơn bạn nhé!
Nguồn: Verywellhealth, Diabetes.co.uk