Nếu bạn quan tâm đến chế độ ăn ít calo hoặc cần phải chú ý đến lượng đường trong cơ thể có lẽ bạn đã nghe đến đường ăn kiêng, một loại chất tạo ngọt nhân tạo chứa rất ít calo. Nhưng hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đường ăn kiêng và nếu bạn không biết loại nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo bài viết sau đây
Bạn đang đọc: Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách
Đường ăn kiêng là một chất tạo ngọt nhân tạo ít calo hoặc không có calo. Chúng thay thế đường để thêm vào các loại nước uống hay các thực phẩm chế biến với độ ngọt mạnh hơn so với các loại đường ăn thông thường mà lại ít calo hơn. Các chất này có cấu trúc phân tử giống của đường nên chúng có thể khiến não bộ nhận biết nó như là đường, từ đó bạn có thể cảm nhận vị ngọt mà nó mang lại.
Tuy nhiên khác với đường ăn, đường ăn kiêng không được cơ thể chuyển hóa thành glucose vì trong chúng không có carbohydrate nên chúng có thể sử dụng cho những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nó có thể giúp bạn hạn chế lượng calo đưa vào cơ thể nhưng sử dụng quá liều hoặc không đúng cách, chúng sẽ mang lại bất lợi cho cơ thể bạn. Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại, vì vậy, bạn có thể dễ dàng có nhiều sự lựa chọn đường ăn kiêng phù hợp với bản thân mình.
Contents
Các loại đường ăn kiêng phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đường ăn kiêng và dưới đây là những loại đường ăn kiêng phổ biến đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho phép sử dụng trong các loại thực phẩm
Advantame
Advantame là một chất tạo ngọt mạnh gấp 20.000 lần đường ăn. Advantame ổn định dưới nhiệt độ cao, có nghĩa là Advantame vẫn giữ được vị ngọt ngay cả khi sử dụng trong quá trình nấu nướng, vì thế mà nó thích hợp làm chất thay thế đường trong các món nướng. Advantame an toàn khi sử dụng cho mọi đối tượng. Theo FDA, lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với Advantame là 32.8mg/kg theo trọng lượng cơ thể
Neotame
Neotame được bán dưới thương hiệu Newtame, chất tạo ngọt này ngọt gấp 13.000 lần đường ăn. Cũng như Advantame, Neotame có thể sử dụng để nấu ăn và làm bánh vì nó ổn định dưới nhiệt độ cao. Neotame an toàn khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường type 2 và người mắc bệnh phenylketon niệu. Theo JECFA (Ủy ban Chuyên gia Quốc tế về Phụ gia Thực phẩm), lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với Neotame là 0.3mg/kg theo trọng lượng cơ thể
Saccharin
Saccharin được bán dưới các thương hiệu Sweet’N Low, Sweet Twin, hoặc Necta Sweet, ngọt hơn đường ăn 700 lần. Tuy nhiên, nó có một dư vị đắng khó chịu. Đây là lý do tại sao Saccharin thường được trộn với các chất làm ngọt ít hoặc không có calo khác chẳng hạn như Aspartame. Theo FDA lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với Saccharin là 15mg/kg theo trọng lượng cơ thể.
Hầu hết các cơ quan y tế đều đồng ý rằng Saccharin an toàn cho con người, nhưng vì có quá khứ gây tranh cãi do các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng Saccharin nguy cơ gây ung thư nên nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng các chất làm ngọt khác, dẫn đến sự giảm sút phổ biến của Saccharin
Sucralose
Sucralose có độ ngọt gấp 600 lần đường ăn, không để lại dư vị đắng, thích hợp để nấu nướng và trộn với các loại thực phẩm có tính axit. Sucralose được làm từ đường nhưng không chứa calo và có vị ngọt hơn đường nhiều. Nó được bán dưới tên thương hiệu Splenda. Sucralose có thể được tìm thấy trong kẹo cao su, kem đánh răng, đồ uống và thực phẩm đóng gói.
Sucralose được FDA và các tổ chức quốc tế khác coi là an toàn cho con người khi sử dụng. Theo FDA lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với Sucralose là 5mg/kg theo trọng lượng cơ thể
Acesulfame kali
Tìm hiểu thêm: Sử dụng L-Arginin trong điều trị rối loạn cương dương
Acesulfame kali còn được gọi là Acesulfame K hoặc Ace-K, nó ngọt gấp 200 lần đường ăn nhưng có dư vị đắng vì thế nó thường được pha trộn với các chất tạo ngọt khác chẳng hạn như Aspartame và Sucralose. Nó thích hợp để nấu ăn và nướng và được bán với thương hiệu Sunnet hoặc Sweet One. Hơn 90 nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy Acesulfame kali an toàn khi sử dụng cho con người.
Theo FDA lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với Acesulfame kali là 15mg/kg theo trọng lượng cơ thể
Aspartame
Aspartame là một trong những chất làm ngọt nhân tạo phổ biến nhất hiện có trên thị trường. Aspartame được bán dưới các thương hiệu NutraSweet, Equal, hoặc Sugar Twin. Aspartame chứa 4 calo mỗi gam đường, tương tự như đường.Tuy nhiên, nó ngọt hơn đường khoảng 200 lần. Vì thế chỉ cần một lượng nhỏ Aspartame để làm ngọt thức ăn và đồ uống. Đa phần tất cả các sản phẩm có dán nhãn không đường đều chứa Aspartame.
Theo FDA lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với Aspartame là 50mg/kg theo trọng lượng cơ thể. Lưu ý rằng những người bị bệnh phenylketon niệu và những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt cũng nên tránh dùng Aspartame.
Những đối tượng nên sử dụng và không nên sử dụng đường ăn kiêng
Nếu bạn quan tâm đến chế độ ăn ít calo hoặc bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu thì bạn nên xem xét sử dụng đường ăn kiêng thay vì đường ăn. Vì đường ăn kiêng đã được FDA coi là an toàn để tiêu thụ đối với mọi người
Hãy lưu ý đối với những người mắc bệnh phenylketon niệu (là một bệnh mà cơ thể không thể chuyển hóa phenylalanin) nên tránh dùng Aspartame vì trong Aspartame có phenylalanin sẽ làm tăng hàm lượng phenylalanin ở những người mắc bệnh phenylketon niệu và điều này dễ gây tổn thương đến não. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo tránh dùng Saccharin nếu bạn đang mang thai.
Hơn nữa, một số người bị dị ứng với sulfamid – một loại hợp chất có trong Saccharin, cũng nên hạn chế dùng. Đối với họ, Saccharin có thể dẫn đến khó thở, phát ban hoặc tiêu chảy.
Liều lượng, cách dùng đường ăn kiêng hiệu quả
Đường ăn kiêng là một chất tạo ngọt nhân tạo có thể thay thế đường vì chúng có vị ngọt mạnh hơn đường rất nhiều mà lại ít calo, thậm chí là không có. Vì thế mà trong các món ăn hoặc thức uống mà cần có vị ngọt, thay vì thêm đường bạn có thể thay thế chúng bằng đường ăn kiêng.
Mặc dù FDA thường coi những chất thay thế đường này là an toàn, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải. Dưới đây là lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) theo FDA của các dạng đường là
– Advantame: 32.8mg/kg theo trọng lượng cơ thể
– Neotame: 0.3mg/kg theo trọng lượng cơ thể
– Saccharin: 15mg/kg theo trọng lượng cơ thể
– Sucralose: 5mg/kg theo trọng lượng cơ thể
– Acesulfame kali:15mg/kg theo trọng lượng cơ thể
– Aspartame: 50mg/kg theo trọng lượng cơ thể
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về đường ăn kiêng. Trên thị trường có đa dạng các loại đường ăn kiêng vì thế hãy tìm hiểu và cân nhắc loại đường ăn kiêng phù hợp với bạn và sử dụng chúng vừa phải, đúng cách.
Nguồn: Healthline, VeryWellHealth, FDA
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Các loại đường ăn kiêng tốt hiện nay
>>>>> Đường ăn kiêng có thật sự giúp giảm cân
>>>>>Xem thêm: Màng trinh: vị trí, hình thành cấu tạo, và những điều bạn nên biết