Sử dụng viên uống và nguồn thực phẩm giàu vitamin D cũng như tận dụng hiệu quả nguồn ánh sáng mặt trời có thể giúp phòng ngừa thiếu hụt vitamin D. Vậy uống vitamin D có cần phơi nắng nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách tắm nắng đúng để bổ sung vitamin D đúng cách
Contents
Vai trò của Vitamin D? Vì sao cần tắm nắng?
Vitamin D là vi chất thiết yếu cho sức khỏe xương cũng như nhiều chức năng khác của cơ thể. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến những hậu quả như xương yếu hoặc mềm, trầm cảm, bệnh tim mạch và nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Bạn có thể bổ sung thêm vitamin D vào chế độ ăn uống của mình thông qua thực phẩm chứa vitamin D và các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, lượng vitamin D hấp thụ từ chế độ ăn uống nhìn chung khá thấp vì rất ít thực phẩm chứa lượng vitamin D và dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên là cách tự nhiên nhất để cung cấp đủ vitamin D cần thiết cho cơ thể. Khi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím B (UVB) tác động đến cholesterol (7-dehydrocholesterol) trong tế bào da, từ đó quá trình tổng hợp vitamin D3 diễn ra.[1]
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên là cách tự nhiên để cung cấp đủ vitamin D
Thời điểm tiếp xúc ánh nắng trong ngày
Việt Nam là một nước gần xích đạo nên mọi người dễ dàng nhận được sự tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, không phải ánh nắng mọi thời điểm trong ngày đều tốt cho da.
Tia UVB là tia duy nhất có khả năng kích thích tổng hợp vitamin D tốt cho sức khỏe và nhiều nhất là khoảng từ 9h sáng đến 4h chiều. Tuy nhiên, tia UVA trong khoảng thời gian này cũng tồn tại nhiều, có thể gây hại cho da như sạm da, lão hóa, tàn nhang và thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.
Do đó, thời điểm tốt nhất để tắm nắng là khi ánh nắng không quá gắt, thường trước 9h sáng và sau 4h chiều.
Thời điểm tốt nhất để tắm nắng là trước 9h sáng và sau 4h chiều
Cách phơi nắng an toàn, hiệu quả
Phơi nắng 15-20 phút mỗi ngày
Bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15 đến 20 phút mà không dùng kem chống nắng, ít nhất 2 lần/tuần để cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cần thiết.[2]
Tuy nhiên, các yếu tố như mùa, thời gian trong ngày, lượng mây che phủ và hàm lượng melanin trong da có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể. Vào những ngày trời nhiều mây, bạn sẽ nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn khoảng 50% và ít hơn khoảng 60% nếu ở trong bóng râm. Do đó, bạn nên dành nhiều thời gian tắm nắng hơn, ít nhất 45-60 phút vào những ngày nhiều mây.
Hãy ra ngoài và để mặt, cánh tay, chân và lưng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để da thu nhận được lợi ích tích cực từ tia nắng mặt trời nhé.
Tìm hiểu thêm: Lá hẹ có tác dụng gì? 10 tác dụng của lá hẹ không thể bỏ qua!
Tắm nắng từ 15 đến 20 phút mỗi ngày giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể
Sử dụng kem chống nắng
Bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút, điều này đảm bảo hạn chế bỏng rát, đỏ hoặc căng, khô và đau cho làn da của bạn.
Bức xạ từ ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da nếu bạn tiếp xúc ánh nắng quá lâu trong thời gian kéo dài, đặc biệt vào những thời điểm nắng gắt mà không bảo vệ da.
Vì vậy, bạn phải thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận làn da của mình, đặc biệt là vào những khung giờ có nắng gắt. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 30 trở lên khi có kế hoạch cho hoạt động ngoài trời trong nhiều giờ liền.
Uống vitamin D có cần phơi nắng nữa không?
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cụ thể tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào các thời điểm nắng gắt, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Thay vào đó, bé có thể được cung cấp vitamin D thông qua nguồn thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung chứa vitamin D.[3]
Hơn nữa, khi tiếp xúc không đúng cách với ánh nắng mặt trời, thậm chí kèm theo môi trường không khí ô nhiễm có thể tăng nguy cơ khiến da lão hóa nhanh hơn, thậm chí mắc ung thư da.
Ngoài ra trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh dưới 1 lít/ngày vì sữa mẹ chứa sự cân bằng tự nhiên của các vitamin.
Đồng thời, mẹ cũng kết hợp cho bé uống 400IU (10mcg) vitamin D mỗi ngày đối với trẻ dưới 1 tuổi và 600IU (15mcg) cho trẻ trên 1 tuổi để hỗ trợ tăng cường sự phát triển xương và giảm nguy cơ tổn thương da do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.[4]
Những nguy cơ khi tắm nắng sai cách
Mặc dù ánh sáng mặt trời rất tốt cho việc sản xuất vitamin D nhưng tắm nắng quá nhiều có thể gây những tác hại như:[5]
- Cháy nắng: Tác hại phổ biến nhất của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời với các triệu chứng thường gặp như mẩn đỏ, sưng tấy, đau hoặc nhức và phồng rộp.
- Tổn thương mắt: Tiếp xúc lâu dài với tia UV có thể ảnh hưởng xấu đến võng mạc, tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
- Lão hóa da: Phơi nắng quá lâu có thể khiến da lão hóa nhanh hơn.
- Thay đổi làn da: Xuất hiện nhiều tàn nhang, nốt ruồi và những thay đổi khác trên da khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Say nắng: Đây là tình trạng nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên do nhiệt độ quá cao do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Ung thư da do tiếp xúc quá nhiều với tia UV.
Cháy nắng là tác hại phổ biến nhất khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời
Khi nào không nên tắm nắng cho trẻ
Phơi nắng đúng cách và khoa học có thể giúp trẻ phát triển hệ cơ xương, tăng trưởng chiều cao, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế cho trẻ tắm nắng trong các trường hợp sau:
- Không thực hiện tắm nắng cho trẻ trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thời điểm các tia cực tím từ mặt trời nhiều nhất.
- Hạn chế tắm nắng vào những ngày quá nóng, oi bức vì có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ mất nước.
- Không tắm nắng vào những ngày thời tiết quá lạnh, thời điểm giao mùa vì sẽ không đảm bảo cho sức khỏe của trẻ, dễ khiến trẻ bị bệnh hơn do ảnh hưởng của khí hậu,…
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tắm nắng cho trẻ cũng như tiến hành đúng quy trình, đúng nguyên tắc để đảm bảo trẻ vẫn an toàn khi tắm nắng.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý ngay 6 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp bạn nên biết
Hạn chế tắm nắng cho trẻ vào những ngày quá nóng và oi bức
Phơi nắng đúng cách có thể đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày trước 9h sáng và sau 4h chiều để vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!