Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu đều là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em với biểu hiện sốt, nổi ban mọng nước. Vậy làm thế nào để phân biệt thủy đậu và tay chân miệng, cùng tìm qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách phân biệt thủy đậu và tay chân miệng ở trẻ em
Contents
Bệnh thủy đậu và tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu đều là các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em với biểu hiện sốt và nổi ban mọng nước ở trên bề mặt da. Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm vi rút đường ruột Enterovirus gây ra, trong đó thường gặp nhất là Enterovirus typ A71 và Coxsackie A16.
Với chủng Coxsakie A16 thì người bệnh có thể khỏi sau vài ngày và ít gặp các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chủng Enterovirus A71 có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi,…
Lưu ý rằng cả hai bệnh tay chân miệng và thủy đậu đều là các bệnh lý có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch. [1]
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu đều có biểu hiện sốt và phát ban
Phân biệt tay chân miệng và thủy đậu
Khi mắc bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu trẻ đều có các biểu hiện như sốt, nổi bọng mọng nước. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau và được gây ra bởi các tác nhân khác nhau. Hai bệnh lý này được phân biệt chủ yếu dựa trên các đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng như sau:
Đặc điểm | Tay chân miệng | Thủy đậu |
Thời điểm bùng dịch | Cao điểm vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11. | Quanh năm và cao điểm vào mùa đông xuân. |
Độ tuổi | Hầu hết là dưới 5 tuổi, nhất là từ dưới 3 tuổi. | Chủ yếu từ 1 – 14 tuổi, nhất là từ 2 – 8 tuổi. |
Đường lây truyền | Đường hô hấp, dịch từ bọng nước vỡ ra, đường phân – miệng. | Đường hô hấp, dịch từ bọng nước vỡ ra. |
Triệu chứng | Sốt, nổi ban bọng nước trên da, mệt mỏi, có thể đau họng và tiêu chảy. | Sốt, nổi ban bọng nước trên da, mệt mỏi. |
Đặc điểm nốt ban dạng phỏng nước | Kích thước khoảng 2 – 3 mm, nốt phồng không ngứa, không đau. Ban đỏ có mụn nước hình bầu dục và chủ yếu mọc ở miệng làm loét miệng, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. | Kích thước lớn hơn ban ở bệnh tay chân miệng, khoảng 5 – 10 mm. Ban nhiều lứa tuổi mọc xen kẽ nhau trên một vùng da (ban đỏ, nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục, nốt có vảy). Ban ngứa, đau, nhức rất khó chịu. |
Vắc xin | Hiện nay Việt Nam chưa có vắc xin tay chân miệng. | Đã có vắc xin phòng bệnh, gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn quốc). |
Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu đều là các bệnh lý truyền nhiễm và thường gặp ở trẻ em, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mà vấn đề phòng ngừa dịch bệnh trở thành ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em trước bệnh tay chân miệng và thủy đậu.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ
- Mang khẩu trang khi ra ngoài.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách.
- Khử trùng các khu vực sống, đặc biệt là các khu vực đang có dịch bệnh tay chân miệng lưu hành.
- Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh tay chân miệng.[2]
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu bao gồm:
- Tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ: đây là phương pháp an toàn, hiệu quả phòng ngừa cao.
- Rửa tay, vệ sinh thường xuyên cho trẻ.
- Mang khẩu trang khi ra ngoài.
- Khử trùng khu vực sống, đặc biệt là các khu vực đang có dịch bệnh thủy đậu lưu hành.
- Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu.[3]
Tìm hiểu thêm: Bao cao su có gai là gì? Top 13 loại bao cao su có gai tăng khoái cảm
Tiêm vắc xin thủy đậu giúp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách
Để chăm sóc cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng đúng cách, người nhà cần chú ý những điều sau:
- Theo dõi sức khỏe: Cần theo dõi sát và chú ý những biểu hiện sau: sốt cao kéo dài, giật mình, cáu gắt, suy nhược tinh thần… để đưa trẻ tới khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tuổi bị nhiễm EV – A71 và đang ở trong ba ngày đầu của bệnh.[nguon title=”Health tips for hand-foot-and-mouth disease
” link=”https://en.chinacdc.cn/in_focus/202304/t20230411_265009.html”][/nguon] - Thuốc: Hạ sốt bằng paracetamol, có thể phối hợp với ibuprofen. Kháng sinh và các thuốc hỗ trợ điều trị biến chứng khác như phenobarbital, immunoglobulin, dobutamin, milrinon… được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Dinh dưỡng: Đảm bảo nước, dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ nên được ăn thức ăn mềm, tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như cam, quýt, soda… Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C giúp tăng chức năng miễn dịch cho trẻ. Ngoài ra, nên bổ sung thêm kẽm giúp nhanh lành vết thương.
- Nếu trẻ có biểu hiện nôn, tiêu chảy cần bổ sung dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải.
- Cách ly: Cách ly trẻ tại nhà trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
- Vệ sinh: Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, rửa sạch đồ chơi, vật dụng của trẻ. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. [5]
Khi nào cần đưa trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù, hầu hết những người mắc bệnh tay chân miệng sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày mà chỉ cần điều trị tại nhà và không cần tới cơ sở y tế để khám – chữa bệnh. Tuy nhiên, tay chân miệng vẫn là một bệnh lý cấp tính và người mắc bệnh có nguy cơ tử vong.
Nên người nhà vẫn cần chú ý, không được chủ quan và đưa trẻ đến khám khi trẻ có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc có các biểu hiện nặng như:
- Sốt cao (từ 39 độ C trở lên).
- Thở nhanh, khó thở.
- Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
- Đi loạng choạng.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
- Co giật, hôn mê.
>>>>>Xem thêm: 12 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận và các thực phẩm nên ăn
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng sốt cao từ trên 39 độ C cần được tới gặp bác sĩ
Các bệnh viện uy tín
- TP. HCM: Bệnh viện Nhi đồng, bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM…
- Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai…
Bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu đều là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, cần được phân biệt để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các bậc phụ huynh hãy cùng đọc và chia sẻ bài đọc tới mọi người để cùng tìm hiểu thông tin nhé!