Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Rate this post

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng rất phổ biến gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

​Thay đổi thói quen đi tiểu

Đi tiểu được xem là một hành động giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đi tiểu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên uống nhiều nước để giúp việc lọc bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường niệu được dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế những thực phẩm gây kích thích đường niệu như: rượu, nước trái cây có nguồn gốc từ cam quýt, đồ uống có chứa caffeine và thức ăn cay.

Bạn cũng nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều này có thể giúp loại bỏ những vi khuẩn có thể có trong lúc quan hệ. Bạn cũng có thể rửa sạch vùng kín bằng nước ấm trước khi quan hệ tình dục

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

​Thay đổi biện pháp kiểm soát sinh đẻ

Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nếu họ sử dụng màng ngăn để tránh thai. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên các chị em phụ nữ nên đổi sang một biện pháp ngừa thai khác có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Sử dụng chất bôi trơn trước khi quan hệ tình dục

Nếu bạn bị khô âm đạo và có sử dụng chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục, hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước. Bạn cũng có thể cần tránh chất diệt tinh trùng nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng tiểu.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Thay quần áo

Tránh mặc quần áo bó sát và ẩm ướt đặc biệt là đồ lót. Bạn cũng có thể chuyển sang đồ lót bằng vải cotton. Việc giữ cho đồ lót của bạn được rộng rãi, khô thoáng có thể giúp ngăn vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu, tránh tình trạng nhiễm trùng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

​Thói quen vệ sinh lành mạnh

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu bằng giữ vệ sinh cá nhân tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ. Do niệu đạo ở nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới nên vi khuẩn E.coli rất dễ di chuyển từ trực tràng trở lại cơ thể. Để tránh điều này, sau khi đi tiểu, bạn nên luôn lau từ trước ra sau.

Phụ nữ cũng nên chú ý vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh nhiễm trùng. Bạn nên thường xuyên thay băng vệ sinh, không sử dụng chất khử mùi.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý những việc sau để tránh bị viêm đường tiết niệu:

  • Không thụt rửa, sử dụng thuốc xịt hoặc bột vệ sinh phụ nữ. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa nước hoa trong vùng sinh dục.
  • Hạn chế sử dụng bồn tắm. Thay vào đó, bạn nên sử dụng vòi sen.
  • Tránh sử dụng sữa tắm cho vùng kín.
  • Vệ sinh vùng sinh dục và hậu môn trước và sau khi sinh hoạt tình dục.
  • Đi tiểu trước và sau khi sinh hoạt tình dục. Uống 2 cốc nước sau khi sinh hoạt tình dục có thể giúp thúc đẩy quá trình đi tiểu.
  • Lau khô từ trước ra sau sau khi tắm và đi vệ sinh.
  • Tránh mặc quần bó sát. Nên dùng loại quần và quần lót bằng vải cotton, thay cả hai ít nhất một lần một ngày.

Tìm hiểu thêm: Trứng muối bao nhiêu calo? Cách để ăn trứng muối không gây tăng cân?

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Chế độ ăn uống phù hợp

Những thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu như:

  • Uống nhiều nước, 2 – 4 lít mỗi ngày.
  • Không uống các chất lỏng gây kích thích bàng quang, chẳng hạn như rượu và caffeine.
  • Uống men tiêu hóa có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng – nghiên cứu được thực hiện trên những phụ nữ tiền mãn kinh năm 2013.[1]

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

​Sử dụng thuốc

Khi bạn có tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng kháng sinh để điều trị tại nhà. Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh trong 3 ngày hoặc 7 – 14 ngày tùy theo tình trạng bệnh của bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn gặp những triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo với bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc. Bạn cũng nên báo với bác sĩ nếu bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

​Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đi khám khi có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu. Đồng thời cần đi khám ngay lập tức nếu các triệu chứng sau đây:

  • Đau lưng hoặc đau bên hông.
  • Ớn lạnh.
  • Sốt.
  • Nôn ói.
  • Tái nhiễm trùng tiểu.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Các xét nghiệm bệnh viêm đường tiết niệu

  • Tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này kiểm tra nước tiểu để tìm tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.
  • Cấy nước tiểu: Được sử dụng để xác định loại vi khuẩn trong nước tiểu của bạn. Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp xác định phương pháp điều trị thích hợp.
  • Siêu âm: Được thực hiện trên da, không gây đau. Siêu âm có thể xem tổng quát các cơ quan khác trong vùng bụng của bạn, giúp bác sĩ xác định được các bất thường khác nếu có.
  • Soi bàng quang: Sử dụng một dụng cụ chuyên biệt để quan sát bên trong bàng quang từ niệu đạo giúp hỗ trợ tìm nguyên nhân nếu bạn có tình trạng viêm dường niệu tái phát nhiều lần.
  • Chụp CT: Sử dụng tia X chụp các mặt cắt ngang của cơ thể.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả

>>>>>Xem thêm: 6 nguyên nhân liệt dương phổ biến bạn không thể chủ quan

Tiến hành chụp CT

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Phòng khám Đa khoa Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Việt Đức, Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…

Trên đây là một số cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Mong rằng bài viết có thể mang lại hữu ích cho các bạn. Chia sẻ đến người thân và bạn bè nếu bài viết hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo: HealthLine; Cleveland Clinic; MedlinePlus; Pubmed; Mayo Clinic; Urology Health; Patients information

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *