Hương phụ là một loại cây thảo dược từ lâu đã trở thành vị thuốc quý trong Y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian bởi những công dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này mang lại cho sức khỏe của phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu xem các tác dụng của hương phụ trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hương phụ có tác dụng gì? 8 lợi ích và một số bài thuốc tốt cho phụ nữ
Contents
Giới thiệu về hương phụ
Cây hương phụ là loài cỏ mọc hoang nhiều ở nước ta. Rễ củ của loài cây này được thu hái làm dược liệu và được ứng dụng vào các bài thuốc Đông y có tác dụng tốt cho sức khỏe của nữ giới như: điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh,…
- Tên khác: cỏ cú, củ gấu, củ gấu vườn, củ gấu biển, hải dương phụ,…
- Tên khoa học: Cyperus rotundus L, họ Cói (Cyperaceae).
Đặc điểm hình thái
Hương phụ có hai loại với đặc điểm cụ thể như sau:
- Cỏ gấu vườn: thân cỏ cao từ 20 đến 30cm, phần rễ phình thành củ có nhiều đốt và có lông, màu nâu nhạt. Phần lá thường hẹp, dài và bé. Quả có màu xám, phần hoa mọc thành tán xòe ra hình đăng ten.
- Cỏ gấu biển: có thân rễ mảnh, rễ có thể phát triển thành củ có màu đen cao từ 15 đến 30 cm. Cụm hoa thường có 2-3 lá có màu nâu, dài từ 6 đến 12mm. Phần quả có hình trái xoan.
Hương phụ là loài cây mọc hoang có tác dụng tốt cho sức khỏe nữ giới
Phân bố, thu hái và bộ phận dùng
Phân bố: Hương phụ thường mọc dại ở ven đường và đồng ruộng hay ven biển, chúng rất khó để tiêu diệt vì chỉ cần một mẩu rễ nhỏ cũng có thể phát triển. Ngoài nước ta, hương phụ còn mọc ở nhiều nước châu Á khác: Triều Tiên, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản,…
Thu hoạch: Cây thường được thu hoạch vào mùa thu hoặc bất cứ thời điểm nào khi cây đã hình thành củ.
Bộ phận dùng: Thân, rễ đã phơi khô.
Củ cây hương phụ là dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh rất tốt
Thành phần hóa học
Qua phân tích, người ta phát hiện trong hương phụ có các thành phần như: 0.3 – 2.8% tinh dầu (có màu vàng và mùi thơm nhẹ), axit béo, phenolic. Ngoài ra còn chứa b-selinen, cyperen, cyperol, cyperolen, a-cyperol, cyperotundon, patchoulenon,…
Hương phụ có thành phần hóa học là phenolic, các axit béo, tinh dầu
Cách bào chế dược liệu từ hương phụ
Hương phụ sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ tạp chất sau đó đốt phần lông và rễ con, một số người còn đem luộc, đồ kỹ rồi đem đi phơi khô. Sau đó, hương phụ sẽ được nghiền thành vụn hoặc đem đi thái lát mỏng.
Người dùng có thể thái hương phụ thành từng lát mỏng rồi ngâm với giấm, ủ qua đêm. Sau đó đem hương phụ lên bếp sao cho hơi vàng rồi phơi khô. Trung bình 10kg hương phụ thì cần ngâm với 2 lít giấm.
Dược liệu Hương phụ sau khi đã được bào chế
Cách dùng của hương phụ
Hương phụ thường được sắc, dùng dưới dạng bột, viên hoặc ngâm rượu thuốc. Ngoài ra, hương phụ còn có thể dùng kèm với các vị thuốc khác để hỗ trợ chữa đau dạ dày, chữa bệnh phụ khoa.
Liều uống hương phụ là 6 -12g, sắc hoặc cho vào thuốc cao, hoàn, tán. Dùng đắp ngoài da tùy yêu cầu và tư vấn chuyên môn của bác sĩ, dược sĩ.
Hương phụ dưới dạng bột dùng uống có tác dụng trị bệnh rất tốt
Tác dụng của hương phụ theo y học hiện đại
Tác dụng kháng khuẩn
Tính kháng khuẩn của dầu hương phụ đã được nghiên cứu đối với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Kết quả đã chứng minh được rằng dầu hương phụ có hoạt tính chống lại vi khuẩn gram dương, tuy nhiên hoạt tính này yếu hơn đối với vi khuẩn gram âm và không có tác dụng chống lại P. aeruginosa và P. Vulgaris. [1]
Trong đó, vi khuẩn gram dương là những vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiết ra các protein độc hại. Chúng là nguyên nhân của các bệnh nghiêm trọng như: viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,…
Bên cạnh đó, vi khuẩn gram âm là loại vi khuẩn có lớp màng bao bọc khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện được sự xâm nhập. Chúng là tác nhân gây ra sốt, làm tăng độ nặng của phản ứng viêm và có thể gây ra tình trạng sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.
Dịch chiết Hương phụ có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn gram dương
Chống sốt rét
Chiết xuất hexane của cây hương phụ có tác dụng xua đuổi và diệt côn trùng, đặc biệt là muỗi. Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã cho thấy trong cây hương phụ còn có hoạt tính chống sốt rét hiệu quả nhờ các hợp chất patchoulenone, caryophyllene hoặc-oxide; 10, 12-peroxycalamenene và 4,7-dimethyl-l-tetralone được phân lập từ dịch chiết của cây. [1]
Hương phụ có tác dụng chống sốt rét hiệu quả
Chống co thắt
Chiết xuất nước từ thân rễ của hương phụ (C. rotundus) đã được đánh giá về hoạt tính chống co thắt bằng thử nghiệm bột than trên chuột. Kết quả cho thấy dịch chiết hương phụ có tác dụng chống co thắt bằng cách ức chế nhu động ruột và còn có tác dụng chống tiêu chảy bằng cách giảm tiết dịch ruột. [1]
Hương phụ có tác dụng ức chế nhu động ruột, chống co thắt giúp điều trị tiêu chảy
Chống oxy hóa
Qua các nghiên cứu cho thấy dịch chiết TOF, etyl axetat và metanol từ các bộ phận trên mặt đất của cây hương phụ có hoạt tính đào thải gốc tự do, đặc biệt là gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl.
Ngoài ra, dịch chiết hydro-alcoholic của cây còn có tác dụng chống oxy hóa và chống động kinh mạnh [1]. Gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thương tế bào, gây chết tế bào hoặc đột biến tế bào, làm tắc nghẽn mạch máu, gây bệnh ung thư, động kinh,…
Vì thế, chất chống oxy hóa có công dụng rất quan trọng là biến các gốc tự do trở thành chất vô hại, sau đó đào thải chúng ra ngoài, từ đó giúp tế bào trong cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn.
Tìm hiểu thêm: 15 tác dụng của thuốc bổ não Ginkgo Biloba và những lưu ý khi sử dụng
Hương phụ có tác dụng chống oxy hóa và chống lại cơn động kinh mạnh
Giúp giảm lipid
Tăng lipid máu là tình trạng tăng mỡ máu do chế độ ăn nhiều chất béo, làm cản trở sự hấp thu, gây thoái hóa bài tiết cholesterol. Các nghiên cứu đã cho thấy việc dùng dịch chiết hương phụ theo tiêu chuẩn và liều lượng khác nhau đã làm giảm đáng kể nồng độ TC, LDL, TG, HDL trong máu, giúp hạ lipid máu hiệu quả. [1]
Dùng dịch chiết Hương phụ làm hạ lipid máu hiệu quả
Hoạt động chữa lành vết thương
Nghiên cứu dùng chiết xuất cồn từ củ của cây hương phụ để kiểm tra hoạt tính chữa lành vết thương trên chuột. Dịch chiết được bào chế thành dạng thuốc mỡ và sử dụng trong ba loại mô hình vết thương trên chuột: mô hình vết cắt, vết mổ và mô hình vết thương khoảng chết.
Kết quả cho thấy, thuốc mỡ chiết xuất này có tác dụng tốt hơn đáng kể về khả năng co rút vết thương, thời gian đóng vết thương và độ bền khi so sánh với thuốc mỡ nitrofurazone tiêu chuẩn (0,2% w/w NFZ). [1]
Hương phụ giúp vết thương mau lành
Ức chế thần kinh trung ương
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng bảo vệ thần kinh của chiết xuất thân rễ hương phụ đối với việc tạo ra oxit nitric do SIN-1 gây ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc xử lý các u nguyên bào thần kinh do SIN-1 gây ra bằng chiết xuất thân rễ hương phụ đã cải thiện 24%.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự suy giảm hoạt động của các enzym SOD và CAT do SIN-1 gây ra, các tế bào, hạt nhân và ty thể bị hư hại bởi peroxynitrite cũng được cải thiện và phục hồi bằng chiết xuất thân rễ hương phụ.
Điều này cho thấy chiết xuất thân rễ hương phụ thông qua tác dụng oxy hóa, nitrat hóa có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào thần kinh. [1]
Hương phụ có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào thần kinh rất hiệu quả
Tác dụng của hương phụ theo y học cổ truyền
Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống.
- Sung bì mao, trưởng tu mi, chủ hưng trung nhiệt, cứu phục lợi nhân (theo Sách Danh y biệt lục).
- Hương phụ huyết trung chi khí dược dã (theo Sách Thang dịch bản thảo)
- Lợi tam tiêu giải lục uất, đàm ẩm bí mãn, tiêu ẩm thực tích tụ, phù thũng phúc trướng (theo Sách Bản thảo cương mục).
- Giải uất tốt (theo Sách Bản thảo cầu chân).
Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống
Một số bài thuốc trị bệnh từ hương phụ
1. Điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
- Chuẩn bị nguyên liệu: 15g hương phụ, 15g trần bì, 15g ngải điệp, 2 đóa nguyệt quế.
- Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày.
2. Điều hòa kinh nguyệt
- Chuẩn bị: 9g hương phụ, 20g ích mẫu và 20g đường đỏ.
- Hương phụ và ích mẫu nấu nước, lọc bỏ bã rồi thêm đường vào uống.
3. Điều trị kinh không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính
- Chuẩn bị: 20g hương phụ, 15g ích mẫu, 10g ngải diệp, 15g nhân trần.
- Nấu cùng 500ml nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp.
- Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện.
4. Điều trị trướng bụng
- Chuẩn bị: 8g hương phụ và 4g hải tảo.
- Dùng nguyên liệu nấu với 1 ít rượu rồi lấy nước uống.
5. Điều trị sa trực tràng
- Trộn đều hương phụ và kinh giới tuệ rồi tán bột.
- Mỗi lần dùng lấy 8g hỗn hợp nấu nước rồi uống.
6. Điều trị chứng đau sườn ngực, đau bao tử
- Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hương phụ, 10g ô dược và 4g cam thảo.
- Dùng nguyên liệu trong 1 thang thuốc và dùng hết trong ngày.
7. Điều trị hàn khí thống
- Cho 10g hương phụ và 10g lương khương vào ấm.
- Sắc uống hết trong ngày.
8. Điều trị đau ngực sườn
- Chuẩn bị: 10g hương phụ và 8g diên hồ sách.
- Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc lên và uống hết trong ngày.
Đối tượng kiêng kỵ với hương phụ
Hương phụ là loại thảo dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên sử dụng hương phụ như:
- Người bệnh bị chứng âm hư huyết nhiệt.
- Có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng hương phụ hay bất cứ loại thảo dược nào trước đó.
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
- Hương phụ có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng cũng cần phải thận trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Người bệnh trước khi sử dụng cần phải tìm hiểu thật kỹ và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Phụ nữ mang thai không được sử dụng hương phụ
Các lưu ý khi sử dụng hương phụ
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, hương phụ là vị thuốc quý, đặc biệt tốt cho phụ nữ, thành phần không thể thiếu trong các đơn thang của các bác sĩ Đông y trong điều trị đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều, hoặc các bệnh có chứng uất gây ra.
Tuy nhiên khi dùng nên thận trọng vì hương phụ vị đắng, tính hoạt mạnh, có thể làm tổn thương khí huyết, vì vậy cần có sự phối ngũ (kết hợp từ hai vị thuốc trở lên) thích hợp để đạt hiệu quả trong điều trị.
Lưu ý khi dùng hương phụ
Hương phụ là dược liệu quý trong bài thuốc dân gian và Y học cổ truyền, có tác dụng tốt cho sức khỏe phụ nữ như điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, điều trị viêm tử cung, sa trực tràng,… Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu thật kĩ hoặc tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Nubest của nước nào? Chất lượng có tốt không?