Keratin là một loại protein chịu trách nhiệm cho sự phát triển và cấu trúc của móng tay, tóc và da. Vậy hãy cùng tìm hiểu keratin là gì, tác dụng và cách bổ sung cũng như các nguồn thực phẩm giàu keratin qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Keratin là gì? Tác dụng và cách bổ sung keratin, thực phẩm giàu keratin
Keratin được sử dụng chủ yếu trong các phương pháp làm đẹp như giúp tóc thẳng, mềm mượt, móng chắc khỏe,… Vậy việc bổ sung keratin từ các nguồn nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
Contents
Keratin là gì?
Keratin là một loại protein tạo nên tóc, da và móng tay của bạn. Keratin cũng có thể được tìm thấy trong các cơ quan nội tạng. Keratin là một loại protein bảo vệ, ít bị trầy xước hoặc rách hơn các loại tế bào khác mà cơ thể bạn sản sinh ra.
Các loại keratin khác nhau chịu trách nhiệm cho sự phát triển và cấu trúc của móng tay, tóc và da khác nhau. Sức khỏe của móng tay, tóc và da phụ thuộc vào lượng keratin có trong cơ thể. Ở động vật, keratin được tìm thấy trong móng, lông vũ, và nó có thể được chiết xuất và sử dụng để bổ sung, điều trị giúp tóc, da và móng khỏe mạnh.
Có 54 loại keratin được mã hóa di truyền trong bộ gen của con người và được sản xuất bởi cơ thể. Trong số 54 loại, một nửa trong số chúng cư trú trong các nang lông trên toàn cơ thể.
Công dụng của keratin
Nhiều ngành công nghiệp đã sử dụng keratin như một hình thức duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của tóc, da và móng.
Việc sử dụng keratin trên tóc sẽ mang lại một số lợi ích nhất định tùy thuộc vào tình trạng và kết cấu tóc của bạn. Các loại phương pháp điều trị keratin khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau. Phương pháp điều trị keratin hoạt động bằng cách:
– Làm mượt tóc của bạn
– Lấp đầy khoảng trống trong protein của mỗi sợi tóc
– Giúp tóc dày và mượt hơn
– Làm cho tóc bóng và thẳng hơn
– Làm cho tóc vào nếp hơn.
Theo một bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung keratin ở những người hoạt động thể chất, keratin không được coi là một chất hỗ trợ tạo ra sức bền cho các vận động viên nhưng có thể là một chất bổ sung protein phù hợp để làm tăng khối lượng nạc của cơ thể.
Keratin giúp bảo vệ móng tay khỏi bị hư hại bằng cách làm cho chúng trở nên cứng và đàn hồi hơn.
Cách bổ sung keratin
Bổ sung keratin bằng đường uống
Thực phẩm bổ sung keratin có dạng bột và dạng viên nang. Thực phẩm bổ sung keratin không phải là không có rủi ro. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. Nếu quá lạm dụng, chúng có thể khiến cơ thể bạn tích tụ quá nhiều protein.
Bổ sung keratin bằng các sản phẩm chăm sóc từ bên ngoài
Tìm hiểu thêm: Bò kho bao nhiêu calo? Ăn bò kho có mập không? Cách ăn ít tăng cân
Phương pháp bổ sung tại salon
Đầu tiên, sử dụng một sản phẩm chứa keratin thoa lên tóc sau đó sấy khô và tóc được duỗi thẳng. Tóc sẽ được để khô trong vài ngày. Tiếp đến bạn được gội sạch bằng một số loại hóa chất khác giúp mái tóc thằng và mềm mượt. Đây được gọi là phương pháp duỗi tóc và được đánh giá có hiệu quả trong 12 tuần.
Phương pháp bổ sung tại nhà
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm serum, dầu gội và dầu dưỡng tóc có chứa keratin để bố sung keratin tại nhà. Tuy không hiệu quả bằng việc điều trị tại salon. Nhưng nó làm cho tóc có khả năng chống hư tổn tốt hơn và phục hồi tóc bị khô do nhiệt và thuốc nhuộm tóc. Theo bài viết ảnh hưởng của keratin đến sợi tóc được đăng trên trang NCBI cho rằng keratin là một thành phần đầy hứa hẹn cho những người muốn có mái tóc chắc khỏe hơn.
Lưu ý khi sử dụng keratin
Mặc dù không có nhiều bằng chứng cho thấy việc tự sử dụng keratin gây nguy hiểm cho sức khỏe của tóc, da và móng, nhưng các hóa chất như formaldehyde được thêm vào liệu pháp chăm sóc tóc bằng keratin có thể có tác dụng phụ. Tiếp xúc với formaldehyde gặp ở những người sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có keratin thường xuyên. Việc sử dụng formaldehyde trong các sản phẩm này sau đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm:
– Ngứa và cay mắt, ngứa mũi và cổ họng
– Một phản ứng dị ứng, da ngứa có hoặc không có phát ban
– Kích ứng da đầu có thể gây bỏng hoặc phồng rộp
– Thay đổi tâm trạng
– Rụng tóc và hư tổn
Tiếp xúc lâu với formaldehyde cũng đã được chứng minh là có tác dụng gây ung thư (gây ung thư).
Ngoài ra, việc sử dụng quá liều keratin qua các nguồn thực phẩm chức năng cũng có thể gây một số tình trạng: khó thở, suy hô hấp mãn tính, … Chính vì vậy, nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Các loại thực phẩm giàu keratin
>>>>>Xem thêm: 8 cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả
Có nhiều thực phẩm lành mạnh có thể hỗ trợ cơ thể tổng hợp keratin một cách tự nhiên, thực phẩm này giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất ra keratin cụ thể:
– Trứng, gan bò, cá hồi, …
– Cà rốt,cải xoăn, hành tây, tỏi ,…
– Khoai lang, xoài, hạt hướng dương,…
Hi vọng bài viết này đã mang lại cho bạn thêm kiến thức về keratin, giúp bạn hiểu thêm về công dụng,cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng keratin.
Nguồn: verywellhealth.com, healthline.com
Có thể bạn quan tâm: Những loại thực phẩm giúp tăng cường keratin