Tim đập nhanh là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý về tim mạch. Hãy cùng tìm hiểu cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 11 cách xử trí làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh hiệu quả lập tức
Contents
Nhận biết tình trạng tim đập nhanh như thế nào?
Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim vượt quá mức bình thường, từ 100 lần/phút trở lên. Tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ, uống quá nhiều cà phê, thuốc lá, rượu hoặc do một số bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của tim đập nhanh là:
- Cảm giác tim đập mạnh trong ngực.
- Cảm giác hồi hộp.
- Khó thở, ngạt thở.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Mệt mỏi.
Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim đập quá 100 lần/phút
Cách xử trí khi tim đập nhanh tại nhà
Khi bị tim đập nhanh, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên và theo dõi tình trạng của mình để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp bạn cảm thấy tim đập nhanh, bạn nên tự bắt mạch nơi cổ tay bằng cách đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn lên động mạch và ấn nhẹ lên xương quay, sau đó đếm số nhịp đập trong vòng 1 phút.
Tiếp theo, khi xác định được tình trạng nhịp tim đang nhanh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để làm chậm nhịp tim và giảm các triệu chứng khó chịu.
Có đang sốt hay không?
Sốt là một trong những nguyên nhân gây nhịp tim nhanh. Để xác định tình trạng sốt, bạn có thể dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C thì xác định là sốt.
Để cải thiện tình trạng tim đập nhanh khi sốt, bạn cần phải dùng thuốc hạ sốt, điều trị nguyên nhân gây sốt, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để cơ thể mau chóng khỏe mạnh.
Dùng thuốc hạ sốt để làm giảm tình trạng tim đập nhanh do sốt
Tạm ngưng các hoạt động
Khi bạn cảm thấy tim đập nhanh, bạn nên ngừng các hoạt động thể lực và nằm xuống nghỉ ngơi hoặc ngồi yên. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên tim và làm dịu cơ thể.
Khi bạn cảm thấy tim đập nhanh thì nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi
Uống đủ nước để cân bằng điện giải cho cơ thể
Nước là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng điện giải cho cơ thể. Khi bạn bị thiếu nước, tim sẽ phải làm việc nặng hơn để duy trì lượng máu lưu thông. Do đó, bạn nên uống đủ nước hàng ngày và đặc biệt là khi bị tim đập nhanh.
Uống đủ nước có thể giúp giảm nhịp tim trong tình trạng cơ thể thiếu nước
Áp dụng biện pháp Valsalva
Biện pháp Valsalva là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả trong việc làm chậm nhịp tim. Bạn chỉ cần thở sâu vào, giữ hơi trong 10 – 15 giây, rồi thở ra mạnh. Bạn có thể lặp lại kỹ thuật này 3 – 4 lần cho đến khi cảm thấy nhịp tim ổn định.
Biện pháp Valsalva là một kỹ thuật làm chậm nhịp tim đơn giản, hiệu quả
Tránh tiêu thụ các thực phẩm gây tăng nhịp tim
Một số thực phẩm có chứa caffeine, nicotine, rượu hay các chất kích thích khác có thể gây ra hoặc làm tăng các triệu chứng của tim đập nhanh. Bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm này, nhất là khi bạn đã bị bệnh lý về tim mạch.
Bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm gây tăng nhịp tim
Giữ tâm lý thoải mái
Stress, lo lắng hay cảm xúc quá mức cũng có thể gây ra tim đập nhanh. Bạn nên tìm cách giải tỏa căng thẳng và giữ tâm lý thoải mái bằng cách thiền, nghe nhạc hay làm những việc mình yêu thích.
Tìm hiểu thêm: Tại sao các bạn nữ thường xanh xao ở tuổi dậy thì?
Thiền giúp giữ tâm lý thoải mái và làm giảm nhịp tim
Tập thể dục nhẹ nhàng
Ngoài thời gian tim đập nhanh, bạn nên tăng cường tập luyện thể thao đều đặn. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp tăng khả năng chịu đựng của tim.
Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội.
Tập thể dục giúp tăng khả năng chịu đựng của tim
Hít thở sâu
Hít thở sâu là một cách đơn giản để làm chậm nhịp tim và giảm căng thẳng. Bạn nên hít thở sâu vào bụng và thở ra từ từ, lặp lại trong 5 – 10 phút. Bạn có thể hít thở sâu bất cứ khi nào bạn cảm thấy tim đập nhanh hoặc lo lắng.
Hít thở sâu là một cách đơn giản để làm chậm nhịp tim
Sử dụng dược liệu khổ sâm
Khổ Sâm là một loại dược liệu có tác dụng bổ tim, an thần và giảm các triệu chứng của tim đập nhanh. Bạn có thể sử dụng khổ sâm để chế biến thành trà uống hàng ngày hoặc ngâm với rượu để dùng khi cần.
Khổ Sâm có tác dụng bổ tim, an thần và giảm nhịp tim
Các biện pháp phòng ngừa tim đập nhanh
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, bao gồm tim đập nhanh. Bạn nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm và duy trì một lịch trình ngủ ổn định vì giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tốt sức khỏe thể xác và tinh thần.
Bạn nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm
Duy trì trọng lượng cơ thể
Thừa cân hay béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là tim đập nhanh và nhồi máu cơ tim. Bạn nên ăn uống cân bằng và hợp lý, tránh ăn quá nhiều chất béo, đường và muối.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu
Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau:
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường, đập mạnh hoặc bất thường, nhất là khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.
- Khó thở, đau ngực, chóng mặt, hoặc ngất xỉu.
- Có tiền sử bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ cao như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia quá mức.[1]
Bạn nên đi khám bác sĩ tim mạch càng sớm càng tốt nếu có các dấu hiệu trên
Các biện pháp xét nghiệm/chẩn đoán
Các biện pháp xét nghiệm hoặc chẩn đoán cho nhịp tim nhanh có thể bao gồm:
- Đo điện tâm đồ (EKG): ghi lại các sóng điện của tim khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vận động. EKG có thể phát hiện các bất thường về nhịp tim hoặc cấu trúc của tim.
- Đo huyết áp: đo lực mà máu tạo ra lên thành động mạch. Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và nhịp tim nhanh.
- Xét nghiệm máu: lấy một lượng nhỏ máu từ cánh tay của bạn để kiểm tra các chỉ số như hàm lượng oxy, glucose, cholesterol, hoóc-môn, và khoáng chất. Các chỉ số này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim và gây ra nhịp tim nhanh.
- Siêu âm tim (echocardiogram): sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim. Siêu âm tim có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý về van tim, cơ tim, hoặc các khối u trong tim.
- Đeo máy theo dõi tim (holter monitor): một thiết bị nhỏ gắn vào ngực của bạn để ghi lại nhịp tim của bạn trong 24 giờ hoặc hơn. Đeo máy theo dõi tim có thể giúp phát hiện các loạn nhịp tim không thường xuyên hoặc không xuất hiện trong EKG thông thường.[2]
>>>>>Xem thêm: 8 dấu hiệu u não nguy hiểm và cách chẩn đoán bệnh chính xác
Đo điện tâm đồ là xét nghiệm không thể thiếu trong chẩn đoán nhịp tim nhanh
Các bệnh viện chuyên khoa tim mạch uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các bện viện hay phòng khám chuyên khoa Nội. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Viện Tim mạch Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Y dược Hà Nội.
Trên đây là 11 cách xứ trí làm giải nhịp tim nhanh đơn giản mà bạn có thể áp dụng được ngay tại nhà. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người thân xung quanh nếu bạn thấy bài viết có ích nhé!