Lecithin được tìm thấy nhiều trong tự nhiên, được biết tới bởi nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Vậy tác dụng của lecithin, liều dùng, cách sử dụng an toàn hiệu quả, có gây tác dụng phụ gì không, thực phẩm chứa nhiều Lecithin. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Lecithin là gì? Các lợi ích của lecithin với sức khỏe
Lecithin là một chất dinh dưỡng cũng như một chất bổ sung. Lecithin không phải một chất đơn lẻ mà là một nhóm các hóa chất thuộc các hợp chất gọi là phospholipid. Lecithin không chỉ được sử dụng như một chất bổ sung chất béo thiết yếu, mà nó còn được sản xuất cho nhiều mục đích khác, nhưng không phải sử dụng như thế nào cũng được, phải sử dụng đúng liều lượng và có cách dùng hợp lý nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Contents
Lecithin là gì?
Lecithin là một chất béo màu vàng, thường chứa các phospholipid là thành phần cấu trúc của các màng tế bào ở tất cả các động vật và thực vật. Là chất béo tự nhiên được tìm thấy ở nhiều nguồn động vật và thực vật.
Trong cơ thể thì lecithin được sản xuất ở gan.
Lecithin được sử dụng làm chất nhũ hóa trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Lecithin còn được đề xuất sử dụng trong điều trị tăng cholesterol trong máu, rối loạn thần kinh, rối loạn hưng cảm và bệnh gan.
Tác dụng của lecithin đối với sức khỏe
Lecithin giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Lecithin làm từ đậu nành làm giảm cholesterol LDL “xấu” và cũng có thể làm tăng cholesterol HDL “tốt”. Ít cholesterol LDL có nghĩa là ít mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong khi cholesterol HDL giúp mang cholesterol LDL và mảng bám đến gan để xử lý, giảm nguy cơ tắc nghẽn.
Lecithin giúp thông thoáng ống dẫn sữa
Lecithin có thể giúp các bà mẹ đang cho con bú tránh bị tắc ống dẫn sữa. Tình trạng này có thể gây đau đớn, khó chịu và có thể gây sưng tấy hoặc tấy đỏ ở khu vực bị tắc nghẽn. Ống dẫn sữa bị tắc có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm vú , một tình trạng gây ra bởi lượng sữa dự phòng khiến các bà mẹ đang cho con bú cảm thấy đau nhức và sốt.
Uống 1 muỗng canh, hoặc khoảng 1.200 miligam lecithin mỗi ngày có thể giúp giảm độ đặc của sữa mẹ, khiến tắc nghẽn ít xảy ra hơn.
Lecithin giúp chức năng não khỏe mạnh
Lecithin chứa choline, là một chất hóa học mà não của bạn sử dụng để giao tiếp. Một chế độ ăn uống giàu choline có thể giúp cho trí nhớ nhạy bén hơn và giúp ích cho những người mắc bệnh Alzheimer’s.
Các chất lipid có chứa choline có thể cải thiện các chức năng của não. Có một số bằng chứng mâu thuẫn về việc liệu lecithin có thể được sử dụng để điều trị những người mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh và thần kinh hay không, nhưng nghiên cứu về lợi ích này của lecithin đang có nhiều hứa hẹn và đang được tiến hành.
Lecithin giúp làm dịu và dưỡng ẩm da
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu polyphenol
Lecithin có trong thành phần của một số sản phẩm chăm sóc da. Nó được sử dụng như một chất làm mềm, làm cho da mịn màng bằng cách phục hồi quá trình hydrat hóa. Trong hầu hết các sản phẩm làm đẹp, loại lecithin được sử dụng được gọi là lecithin hydro hóa.
Lecithin giúp cải thiện các vấn dề về tiêu hóa
Lecithin được sử dụng ở những người bị viêm loét đại tràng để cải thiện tiêu hóa của họ. Chất tạo nhũ của lecithin góp phần tạo ra phản ứng dây chuyền giúp cải thiện chất nhầy trong ruột của bạn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn và bảo vệ lớp màng mỏng manh của hệ tiêu hóa.
Ngay cả khi bạn không bị viêm loét đại tràng, bạn có thể cân nhắc sử dụng lecithin nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bạn.
Cách dùng và liều dùng của lecithin
Không có liều lượng khuyến cáo chính thức cho lecithin.
Sử dụng 300mg hai hoặc ba lần một ngày để có lợi cho sức khỏe. Mỗi chất bổ sung lecithin dù ở dạng viên nang, bột hay chất lỏng đều phải có hướng dẫn sử dụng về liều lượng, vì vậy bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.
Lecithin thường được bào chế ở dạng gel 1200mg để dùng một liều cho mỗi ngày.
Tác dụng phụ của Lecithin
Lecithin hầu như an toàn với hầu hết mọi người.
Lecithin có thể được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm mà bạn có thể đã ăn, như trứng và một số loại thịt động vật. Những người bị dị ứng với trứng và đậu nành cần phải đặc biệt cẩn thận tìm hiểu xem lecithin trong chất bổ sung của họ đến từ đâu, để tránh các phản ứng dị ứng.
Những người dùng các chất bổ sung lecithin cần phải lưu ý về các khuyến nghị về liều lượng và không được vượt quá 5.000 miligam mỗi ngày.
Thực phẩm chứa lecithin
>>>>>Xem thêm: Hạt điều bao nhiêu calo? Ăn hạt điều có béo không? Lưu ý khi ăn
Chúng ta có thể cung cấp lecithin cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày. Lecithin được tìm thấy ở nhiều nguồn động vật và thực vật bao gồm gan bò, bít tết, trứng, đậu phộng, súp lơ và cam,..
Mong rằng thông qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để mọi người có thể hiểu rõ hơn về công dụng của Lecithin, cách sử dụng lecithin, tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Lecithin và những loại thực phẩm nào chứa nhiều Lecithin.
Nguồn: drugs, webmd, everydayhealth
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Sử dụng lecithin để giảm cân
>>>>> Các loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể