Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu

Rate this post

Sau khi phát hiện mang thai, bà bầu cần ghi nhớ lịch siêu âm và khám thai định kỳ để theo dõi, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé luôn tốt trong suốt quá trình mang thai nhé.

Bạn đang đọc: Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu

Một trong những công việc quan trọng mà bà bầu nào cũng nên ghi nhớ khi bắt đầu mang thai là thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tiêm, dùng thuốc phù hợp theo lịch định kỳ để đảm bảo mẹ khỏe, bé phát triển tốt từ giai đoạn phôi thai cho đến khi sinh. Sau đây là lịch siêu âm, khám thai định kỳ cụ thể cho bà bầu.

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu

Thời gian khám thai

Mục đích khám thai

Các hoạt động thực hiện trong quá trình khám

3 tháng đầu thai kỳ

Trước 11 tuần

– Xác định có thai hay không

– Xác định tình trạng thai nhi như thế nào

– Tính tuổi thai và ngày dự sinh

– Siêu âm

– Xét nghiệm bệnh HIV, đường huyết, huyết đồ, nước tiểu, ECG, giang mai, Rubella, HbsAg…

Từ 11 tuần đến 13 tuần, 6 ngày

– Đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi

– Siêu âm đo độ mờ da gáy

– Thực hiện xét nghiệm Double test

3 tháng giữa thai kỳ

16 tuần đến 22 tuần

– Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi

– Siêu âm

– Thực hiện xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test)

22 tuần đến 28 tuần

– Theo dõi sự phát triển của thai nhi

– Phát hiện những bất thường của thai nhi và mẹ bầu

– Tiêm phòng VAT (ngừa uốn ván rốn trẻ sơ sinh)

– Siêu âm hình thái học

– Siêu âm đánh giá chiều dài cổ tử cung (trong trường hợp có nguy cơ sinh non)

– Xét nghiệm dung nạp đường, nước tiểu

3 tháng cuối thai kỳ

28 tuần đến 32 tuần

– Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi

Tiêm phòng VAT mũi thứ 2 (nếu sản phụ sinh con so)

– Siêu âm màu (thai 32 tuần tuổi)

– Xét nghiệm nước tiểu toàn bộ

32 tuần đến 34 tuần

– Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi

– Siêu âm

– Xét nghiệm nước tiểu toàn bộ

– Kiểm tra thai máy*

– Xét nghiệm Non – stress test** (có chỉ định mới thực hiện)

34 tuần đến 36 tuần

– Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi

– Siêu âm

– Xét nghiệm nước tiểu toàn bộ

– Kiểm tra thai máy

– Xét nghiệm Non – stress test (có chỉ định mới thực hiện)

36 tuần đến 39 tuần

– Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi

– Siêu âm

– Xét nghiệm nước tiểu toàn bộ

– Kiểm tra thai máy

– Xét nghiệm Non – stress test

Hẹn khám mỗi tuần 1 lần

Sau 39 tuần

– Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi

– Siêu âm

– Siêu âm màu (từ 40 tuần tuổi)

– Xét nghiệm nước tiểu toàn bộ

– Kiểm tra thai máy

– Xét nghiệm Non – stress test

Hẹn khám mỗi 3 ngày 1 lần

Đến bệnh viện với thai từ 40 tuần tuổi

* Thai máy: là cách gọi khác của các cử động thai

** Xét nghiệm Non – stress test: là xét nghiệm tiền sản nhằm đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba để đảm bảo em bé của bạn hoạt động tốt và nhận đủ oxy.

Xét nghiệm Double test và Triple test đều được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở thai nhi.

Lưu ý: Trong suốt quá trình mang thai nếu gặp tình trạng ra huyết, nước âm đạo, đau – trằn bụng, thai máy bất thường đều phải đến gặp bác sĩ khoa sản khám và điều trị đúng cách.

Một số lưu ý khi khám thai bà bầu nên quan tâm

Tìm hiểu thêm: Top 7 thuốc bổ mắt cho người tiểu đường được bác sĩ khuyên dùng

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu

>>>>>Xem thêm: Rau xà lách xoong có tác dụng gì? 27 công dụng của xà lách xoong

– Trước khi đi khám thai, bà bầu nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ nhỏ ghi rõ những thắc mắc của mình trong quá trình mang thai hoặc lựa chọn ghi chú trong điện thoại di động, khi đến gặp bác sĩ, bạn chia sẻ những thắc mắc đó để bác sĩ giải đáp, chăm sóc sức khỏe của chính mình và thai nhi tốt và đúng cách hơn.

– Đi khám, chị em nên mang theo sổ khám bệnh, các giấy tờ có liên quan đến tiền sử bệnh tật của mình, thông tin cho bác sĩ những loại thuốc đã sử dụng trước khi mang thai, đem chúng đến cho bác sĩ xem xét, để bác sĩ có cái nhìn tổng quan hơn về sức khỏe của bạn, từ đó đưa ra những lời khuyên chăm sóc thai kỳ phù hợp hơn.

– Mẹ bầu rất dễ hay quên trong quá trình mang thai và trong thời kỳ hậu sản nên khi lắng nghe ý kiến bác sĩ để không bỏ sót lời khuyên nào bạn nên ghi âm hoặc ghi chú lại để tiện ghi nhớ, xem lại khi cần.

– Mỗi thai phụ trung bình thường thăm khám từ 10 – 15 lần trong thai kỳ của mình nên việc lựa chọn bác sĩ rất quan trọng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, không chọn những phòng khám không tên tuổi, dịch vụ kém để tránh gây hại cho sức khỏe của mình và thai nhi.

– Nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong suốt quá trình mang thai hoặc cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra, thăm khám, không tự ý chữa trị tại nhà.

Bà bầu hãy chú ý đi siêu âm và khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai để chăm sóc sức khỏe của mình và thai nhi tốt nhất trong quá trình mang thai nhé.

Tham khảo: Bệnh viện Từ Dũ

Bạn quan tâm:

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *