Bạch thược là vị thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta, để hiểu về liều dùng, cách dùng cũng như lưu ý khi sử dụng bạch thược chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng bạch thược
Bạch thược là rễ đã cạo bỏ lớp bần và phơi hay sấy khô của cây Thược dược. Bạch thược được sử dụng để trị: huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sốt, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút, đau bụng do can khắc tỳ…Để phát huy được tác dụng, chúng ta cần sử dụng đúng liều lượng và cách dùng.
Liều dùng bạch thược
Về liều lượng, theo khuyến cáo an toàn, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 8-12g bạch thược ở dạng thuốc sắc với lượng điều chỉnh phù hợp theo từng bài thuốc. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.
Cách dùng bạch thược
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Agimexpharm của nước nào? Có tốt không? Các sản phẩm nổi bật
Bạch thược được sử dụng như một chất bổ sung trong các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chiết xuất có sẵn dưới dạng: viên con nhộng, cồn thuốc, bột…Đối với các dạng bổ sung này, cần uống theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác, dưới đây là một số bài thuốc thường được sử dụng của bạch thược:
– Thuốc bột bạch thược dược: Bạch thược 8g, thục địa 8g, can khương 8g, quế tâm 8g, long cốt 8g, mẫu lệ 8g, hoàng kỳ 8g, cao ban long 8g. Tán thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 8g, uống trước khi ăn, hoà với rượu cùng uống hoặc chiêu với nước. Trị chứng khí hư ra dầm dề, người gầy vàng vọt.
– Thược dược thang: thược dược 20g, đương quy 10g, hoàng liên 8g, binh lang 6g, mộc hương 6g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g, hoàng cầm 8g, quan quế 2g. Sắc uống. Điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc. Trị thấp nhiệt, đau bụng đi ngoài ra máu mủ lẫn lộn, mót đi nhưng không đi được, hậu môn nóng rát.
– Bổ huyết điều kinh: Thang Tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống. Trị chứng do huyết hư mà thành kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng.
– Thuốc dưỡng huyết bình can: Bạch thược 8g, đương quy 8g, hương phụ 8g, thanh bì 4g, sài hồ 4g, xuyên khung 4g, sinh địa 4g, cam thảo 3g. Sắc uống. Trị chứng hành kinh đau bụng.
– Thang thược dược cam thảo: Bạch thược 16g, cam thảo 16g. Sắc uống. Trị chứng bắp thịt co rút đau buốt.
– Thang bạch thược hoàng cầm: Bạch thược 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g. Sắc uống. Trị đau bụng lỵ.
– Thuốc đương quy bạch thược: Đương quy 6g, xuyên khung 6g, bạch thược 20g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, trạch tả 10g. Tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hoà với rượu hoặc chiêu bằng nước. Trị chứng có thai đau bụng liên miên.
– Thống tả yếu phương: Bạch truật (hoàng thổ sao) 12g, bạch thược sao 8g, trần bì 6g, phòng phong 8g. Sắc uống. Trị đau bụng, tiêu chảy.
Lưu ý khi sử dụng bạch thược
>>>>>Xem thêm: Bùng phát dịch virus Nipah: Cách phòng ngừa bệnh nên biết
Không sử dụng các bài thuốc có bạch thược khi bị đầy bụng. Không dùng chung với Lê lô.
Nên tránh dùng bạch thược khi có dự định phẫu thuật.
Bạch thược có tác dụng chống đông máu, an thần vì vậy cần tránh dùng phối hợp với thuốc chống đông máu (ví dụ như aspirin, clopidogrel,…) thuốc ngủ (ví dụ như diazepam, rotundin,…) và các loại thuốc tác động lên thần kinh trung ương (ví dụ như cafein, emphetamin,..) vì dễ làm tăng tác dụng của thuốc. Nếu có ý định phối hợp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Giống như tất cả các cây thuốc, bạch thược nên được sử dụng một cách thận trọng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: chảy máu quá nhiều, bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách dùng, liều dùng cũng như những lưu ý khi dùng bạch thược để có được một cách sử dụng hợp lí mang lại hiệu quả cao.
Nguồn: Healthline, duocdienvietnam, suckhoedoisong.vn
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Cam thảo là gì? Những lợi ích của cam thảo đối với sức khoẻ
>>>>> Cách sử dụng lô hội (aloe vera) cho da an toàn, giảm kích ứng