Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bán hạ

Rate this post

Bán hạ thường được biết đến là một dược liệu trị ho rất tốt, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như điều trị viêm họng, mất ngủ, nhức răng,…Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm về liều dùng, cách dùng bán hạ trong những bài thuốc khác nhau nhé.

Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bán hạ

Cây bán hạ ở Việt Nam mọc hoang ở những nơi đất ẩm ở nước ta từ Nam chí Bắc. Người ta đào rễ (củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là bán hạ). Có thể dùng tươi (thường chỉ dùng giã đắp lên nơi rắn độc cắn), thường dùng khô có chế biến.

Liều dùng Bán hạ

Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bán hạ

Theo y học cổ truyền, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính. Còn dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn. Có thể dùng ngoài để giải độc. Liều dùng chung bán hạ là 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán hoặc thuốc hoàn.

Cách dùng bán hạ

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc vì uống thuốc trị sốt rét để phòng Covid-19

Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bán hạ

Vào mùa đông, khi lá bán hạ đã lụi, đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, rồi bổ đôi hoặc bổ ba tùy theo kích thước của củ. Phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi sử dụng bán hạ cần tiến hành chế biến thật cẩn thận, để loại bỏ các chất gây tê, ngứa ở củ. Có nhiều cách chế biến bán hạ theo quan niệm Đông y để giảm bớt độ độc (tẩm cam thảo) hay tăng tác dụng chữa ho (tẩm gừng hay bồ kết). Sau đây là một số cách chế biến bán hạ thường thấy:

Tẩm cam thảo và bồ kết: củ chóc (bán hạ Việt Nam) rửa sạch ngâm nước trong 2 – 3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn, cứ 1kg bán hạ thêm 0,100kg cam thảo, 0,1000kg bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn nước, vớt ra phơi hay sấy khô. Cam thảo có tác dụng giảm độc, trừ ho, bồ kết cũng có tác dụng chữa ho.

Tẩm gừng và phèn chua: củ bán hạ cũng rửa sạch và ngâm nước như trên cho tới khi nước trong. Cứ 1kg bán hạ thì thêm 50g phèn chua, 300g gừng tươi giã nhỏ thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ, lẩy ra rửa sạch. Đồ chín, thái mỏng, lại tẩm nước gừng: cứ 1kg bán hạ thêm 150g gừng tươi giã nát, thêm ít nước vắt lấy nước và cho bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng được. Phèn chua có tác dụng làm cho hết nhớt.

Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi về chế biến bán hạ như sau: phàm dùng bán hạ, phải đem ngâm nước nóng chừng nửa ngày cho hết nhớt, nếu không sẽ có độc, uống vào ngứa cổ không chịu được. Trong các bài thuốc, người ta dùng bán hạ kèm theo cả sinh khương (gừng tươi) là vì sinh khương chế được chất độc của bán hạ.

Theo tài liệu cổ, người ta chế bán hạ với bạch giới tử và dấm chua như sau: bán hạ 120g, bạch giới tử 80g, dấm chua 200g; cho bạch giới tử giã nhỏ vào dấm quấy đều, thêm bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra rửa sạch nhớt mà dùng.

Một phương pháp chế biến bán hạ khác: rửa sạch bán hạ, dùng nước nóng ngâm, thay nước luôn cho hết nhớt, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy thật khô mà dùng. Có thể phải tán nhỏ thành bột trộn với nước ép gừng, phơi khô dùng.

Bán hạ có tính năng nổi bật là táo thấp kiện tỳ để tiêu viêm, hòa vị giáng nghịch để cầm nôn, trị các chứng ho suyễn do tỳ thấp đàm thịnh và vị bất hòa gây nôn, thì bán hạ là thuốc chính để điều trị. Trong thực tế, Bán hạ được sử dụng trong nhiều bài thuốc với công hiệu đã được ghi nhận:

Điều trị tắc nghẽn thực quản, môn vị: Bán hạ tươi gọt bỏ vỏ, băm thành dạng hồ, vò viên, mỗi lần 2g. Ngày 2 – 4 lần, đặt dưới lưỡi và nuốt dần, không nên dùng thuốc quá 1 tháng.

Điều trị sốt rét: Bán hạ tươi 6g, giã nhuyễn phết lên tấm gạc, đắp vào rốn 3 – 4 ngày trước lúc lên cơn.

Điều trị nhức răng: Bán hạ tươi 30g, giã nhuyễn, ngâm trong 100ml cồn 90 độ, ngâm 1 ngày thì dùng. Khi dùng, dùng bông chấm thuốc nhét vào lỗ răng sâu.

Điều trị viêm họng mạn tính: Bán hạ chế 5g, giấm ăn 250ml. Bán hạ giã nhuyễn, ngâm trong giấm ăn 24 giờ, đem đun sôi, bỏ bã, thêm cồn (alcool) 25ml, lắc đều, gạn lọc, chứa trong lọ. Mỗi lần 10ml, pha loãng với nước đun để nguội. Ngày 2 – 3 lần.

Điều trị mất ngủ: Bán hạ chế 12g, gạo tẻ 60g, người tức ngực buồn nôn, lưỡi đỏ rêu vàng thêm la bặc tử 120g, sắc uống. Ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi sáng, chiều, tối dùng 1 thang.

Điều trị ho do đàm thấp: Bán hạ chế 9g, hoàng kinh tử 15g, gừng tươi 3g, trần bì 6g, sắc uống. Ngày 1 thang.

Điều trị nôn, hen suyễn, nặng mặt, bụng dưới nôn nao: Bán hạ chế 40g, gừng tươi 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.

Điều trị ho và nôn mửa khi có thai: Bột bán hạ 80g, bột gừng tươi 50g, nước 3 lít đun sôi bằng lửa nhỏ, chuyển lửa nhỏ sắc còn 1 lít, lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm vào cho đủ 1 lít. Mỗi lần dùng 200ml, ngày 3 lần.

Trị ong đốt, rắn cắn: Đem củ bán hạ tươi gọt vỏ, giã nát, chấm vào chỗ ong đốt. Nếu bị rắn cắn, trước hết cần làm các thao tác cần thiết như ga-rô, nặn, bỏ hết nọc độc, bỏ răng của rắn, lấy củ bán hạ tươi, giã nhỏ rồi băng vào chỗ bị rắn cắn. Tuy nhiên đối với rắn cắn, cần theo dõi và có biện pháp kịp thời chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Lưu ý khi sử dụng bán hạ

Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bán hạ

>>>>>Xem thêm: 17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con nhỏ bú cần chú ý khi sử dụng bởi có thể gặp chứng táo nhiệt, tốt nhất cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bán hạ sẽ phản ô đầu vì thế không được sử dụng chung. Những người âm hư, ho khan hay khạc ra máu cũng dễ bị kích ứng với thành phần trong bán hạ, do bán hạ có tính cay nóng mạnh, nên các chứng âm hư ho táo, miệng khát tổn thương tân dịch, huyết chứng, đàm nhiệt… kiêng dùng hoặc dùng thận trọng.

Để bán hạ phát huy hết tác dụng cần phải đem ngâm nước nóng nửa ngày cho hết nhớt. Nếu không ngâm dược liệu sẽ còn độc, uống vào gây ra tình trạng cổ họng bị kích ứng gây ngứa. Trong các bài thuốc Đông y, các danh y thường kết hợp bán hạ cùng sinh khương vì sinh khương có thể chế được độc của dược liệu.

Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích về liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng bán hạ, giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *