10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Rate this post

Ớt được xem là gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân Việt Nam, nhưng nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều ớt thì có thể gây ra nhiều tác hại. Hãy cùng tìm hiểu về tác hại của ớt nhé!

Bạn đang đọc: 10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Thành phần dinh dưỡng có trong ớt

Ớt là một loại rau gia vị giúp tăng mùi vị món ăn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng trong ớt cao gấp nhiều lần so với các loại rau thông thường.

100g ớt tươi sẽ cung cấp cho cơ thể:

  • 32% vitamin A.
  • 240% vitamin C.
  • 39% vitamin B6.
  • 4,5% vitamin E.
  • 11,5% vitamin K.

Vì vậy, chúng ta chỉ cần ăn khoảng 40g ớt tươi thì bạn đã nạp đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể trong cả một ngày.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Thành phần dinh dưỡng trong ớt cao gấp nhiều lần so với các loại rau thông thường

Gây bỏng rát ở vùng miệng

Ớt được biết đến với hương vị cay nồng. Nếu chúng ta ăn nhiều có thể gây bỏng rát ở vùng miệng, bị mất vị giác ở khu vực bị bỏng.

Chất capsaicin liên kết với các thụ thể đau và gây ra cảm giác bỏng rát dữ dội, khi chất này tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm như trong niêm mạc miệng sẽ gây ra phản ứng kích thích mạnh lên các tế bào cảm thụ.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Capsaicin trong ớt có thể gây cảm giác bỏng rát dữ dội

Gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Ăn ớt quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày và ruột từ đó sinh ra các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, nóng rát dạ dày, viêm loét dạ dày,… Không những thế tác hại của ăn cay quá mức còn là hiện tượng trào ngược axit dạ dày thực quản khiến cho vùng sau xương ức bị nóng rát.

Tình trạng trên càng kéo dài thì dạ dày càng có tổn thương nghiêm trọng, rất nguy hại cho sức khỏe. Nếu bạn ăn nhiều ớt trong thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Hoặc bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày thì tốt nhất không nên ăn ớt, việc ăn ớt sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Cảm giác nóng rát trong ruột.
  • Chuột rút và tiêu chảy.

Điều này phổ biến hơn ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, những người mắc hội chứng ruột kích thích cần hạn chế ăn ớt và các thực phẩm cay nóng khác. [1]

Gây hại cho tim mạch

Khi ăn ớt vị cay nóng sẽ khiến tim đập nhanh hơn, máu trong cơ thể lưu thông nhanh hơn bình thường. Nếu bạn thường xuyên ăn ớt, tim sẽ hoạt động mạnh hơn, luôn đập dồn dập và máu lưu thông nhanh hơn bình thường trong thời gian dài có thể khiến bạn bị suy tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, khi bạn ăn ớt chỉ ở mức vừa phải sẽ giúp cải thiện việc máu lưu thông, như vậy sẽ giúp hệ tuần hoàn và tim mạch hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

Da dễ bị mọc mụn và bị kích ứng

Hầu hết các loại đồ ăn cay đều có tính hút ẩm cao nên nếu ăn quá mức nó sẽ khiến cho làn da trở nên sần sùi, khô ráp. Không những thế, chất cay trong các món đồ ăn cay nóng còn kích thích làm da nóng nên dễ nổi mụn hơn.

Ăn nhiều đồ cay quá mức trong một lần cũng dễ làm cho da bị kích ứng ở những mức độ khác nhau. Triệu chứng kích ứng da rất dễ nhận thấy trong tình huống này là ngứa, nóng da ở những vùng tiếp xúc với đồ cay. Ngoài ra, ăn quá nhiều ớt đỏ có thể dẫn đến phát ban hoặc miệng bị kích ứng và có thể bị nhiễm trùng.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt dễ mọc mụn và bị kích ứng

Giảm trí nhớ

Nếu trong suốt một thời gian dài bạn duy trì thói quen ăn cay quá mức thì rất dễ bị suy giảm nhận thức, giảm trí nhớ. Do đó, hạn chế ăn cay quá nhiều sẽ giúp hạn chế được tác hại không đáng có này. Ăn nhiều ớt trong thời gian 15 năm sẽ giảm 56% trí nhớ của bạn.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt làm suy giảm trí nhớ

Gây mất ngủ

Ăn cay quá nhiều làm cơ thể nóng lên và sinh nhiệt gây nên khó chịu. Bên cạnh đó, tính cay nồng mạnh của ớt còn gây hưng phấn cao nếu bạn ăn trước giờ đi ngủ, khiến cho hệ thần kinh bị tác động nên dễ mất ngủ trong thời gian dài.

Không những thế, ăn cay quá mức còn làm phát sinh triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày nên giấc ngủ sẽ trở nên kém hơn, khó sâu giấc hơn.

Mất cảm giác ngon miệng

Ăn cay với mức độ vừa phải sẽ kích thích vị giác khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng ăn cay quá mức thì gai vị giác của lưỡi sẽ bị quá tải.

Lúc này gai vị giác phải tiếp nhận quá nhiều kích thích nên dễ bị mất khả năng phân biệt vị, lâu dần điều này sẽ khiến bạn không còn cảm thấy ngon miệng nữa.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt làm mất cảm giác ngon miệng

Nguy cơ bệnh trĩ

Ớt có tính hút nước cao nên nếu ăn nhiều rất dễ làm thiếu nước trong người, gây nên táo bón, áp xe hậu môn, đại tiện khó. Nếu tình trạng này càng kéo dài thì càng chèn ép búi trĩ làm cho búi trĩ bị lòi ra gây nên bệnh trĩ.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt có nguy cơ bị trĩ

Gây tê liệt, phá hủy hệ thần kinh

Vị cay của ớt không chỉ khiến cơ thể sản sinh ra các hormone mà nó cũng kích thích hệ thần kinh. Nếu bạn ăn cay trong thời gian dài hoặc ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra tình trạng tê liệt một phần thậm chí phá hủy hệ thần kinh.

Một số trường hợp bị mất vị giác do ăn quá nhiều ớt trong thời gian dài khiến cơ thể dễ bị kích động, nổi nóng.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt gây tê liệt, phá hủy hệ thần kinh

Cao huyết áp

Ăn cay quá mức gây ra tác động mạnh đến cổ họng và niêm mạc đường ruột. Nếu kéo dài tình trạng này, độ cay vượt quá ngưỡng an toàn và gây áp lực lên thành mạch, làm tổn thương dây thần kinh và gây ra bệnh cao huyết áp.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt gây cao huyết áp

Ăn ớt có thể gây chết người không?

Ớt Carolina Reaper có độ cay từ 1,6 – 2,2 triệu độ SHU, trong khi đó ớt chỉ thiên của Việt Nam mới chỉ có độ cay nhất vào khoảng 250.000 độ SHU.

Theo một số nghiên cứu thì cơ thể sẽ phản ứng với capsaicin có trong ớt khi chất này tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm.

  • Nếu nhẹ thì cơ thể chỉ có cảm giác cay nóng.
  • Nặng hơn thì các tế bào ở khu vực có capsaicin sẽ bị tiêu hủy để bảo vệ các phần khác của cơ thể.
  • Nếu liều lượng capsaicin đủ lớn nó sẽ gây ra sốc phản vệ và gây chết người.

Với cơ chế tự bảo vệ của con người, khi bạn ăn ớt cay thì đến một mức nào đó trước giới hạn cho phép cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa để ngừng nạp thêm capsaicin vào cơ thể.

Đây là lý do ăn các loại ớt thông thường sẽ không thể gây chết người. Nhưng với các loại ớt cay nhất thế giới có độ cay gấp 10 lần so với các loại ớt cay thông thường thì lại khác. Dù ăn một lượng nhỏ nhưng cơ thể vẫn có thể bị sốc phản vệ do nồng độ capsaicin quá cao.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Ăn ớt có gây chết người không

Các lưu ý ăn ớt lành mạnh

Nấu chín ớt trước khi ăn

Mặc dù ăn tươi các chất dinh dưỡng sẽ được phong phú hơn so với khi nấu chín. Tuy nhiên, chúng ta nên nấu chín ớt để ăn nhằm giảm bớt tính kích thích niêm mạc và tiêu hóa của capsaicin có trong ớt.

Lưu ý: Bạn không nên ăn cay khi bụng đói và chỉ ăn cay với lượng ít vừa đủ.

Cách chế biến:

  • Xay ớt để làm tương.
  • Ngâm ớt với tỏi.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Có thể xay ớt thành tương để ăn nhằm hạn chế tác hại của ớt

Thêm gia vị cho ớt

Ớt có vị cay, nóng và hơi chua. Khi thêm gia vị cho ớt, chẳng hạn như tỏi, măng hay giấm,… thì bạn sẽ ăn ít ớt hơn và kết hợp hài hòa với nhiều gia vị khác.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ung thư vú ở nam giới

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Thêm gia vị cho ớt cũng là một phương pháp hạn chế tác hại của ớt

Các đối tượng không nên ăn ớt

Bị cường giáp

Những người bị bệnh cường giáp có nhịp tim vốn đã nhanh hơn người bình thường. Do đó, nếu ăn cay có thể làm tăng nhịp đập của tim, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Bị cường giáp không nên ăn ớt

Viêm loét miệng

Những người bị nhiệt miệng, viêm loét miệng rất nhạy cảm với gia vị cay. Nếu không kiêng trong thời gian điều trị sẽ khiến vết loét nặng thêm và lâu khỏi, thậm chí còn gây đau đớn.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Bị viêm loét miệng không nên ăn ớt

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú

Đối với phụ nữ có thai, ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng khi bà bầu ăn cay có thể gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Theo kinh nghiệm dân gian, khi mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng trong người.

Sản phụ vừa trải qua ca sinh nở nên hạn chế tối đa các món ăn cay. Bởi cơ thể người mẹ lúc này đang rất yếu, nếu ăn cay quá nhiều không những khiến cơ thể bị nóng mà còn ảnh hưởng chức năng dạ dày. Đặc biệt, nếu đang cho con bú, người mẹ ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng chất lượng sữa cho con bú.

Ngoài ra, khi mang thai cũng như sau sinh, các mẹ thường bị táo bón, nếu ăn ớt sẽ làm cho chứng táo bón trầm trọng hơn. Do đó, tốt nhất phụ nữ mang thai và sau sinh không nên ăn ớt.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú

Mắc các bệnh liên quan đến tim mạch

Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính đều không nên ăn cay bởi capsaicin trong ớt sẽ làm tuần hoàn máu tăng nhanh, khiến tim đập nhanh hơn. Những người mắc những bệnh trên mà ăn cay nhiều trong thời gian dài rất có thể sẽ dẫn đến suy tim cấp tính.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Người mắc các bệnh tim mạch không nên ăn cay

Viêm, loét dạ dày

Những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày không nên ăn ớt vì có thể bị niêm mạc phù nề, tăng nhu động dạ dày, ảnh hưởng đến sự phục hồi của chức năng tiêu hóa.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Viêm, loét dạ dày không nên ăn ớt do ảnh hưởng sự phục hồi tiêu hóa

Viêm túi mật mãn tính

Những người bị viêm túi mật mãn tính, sỏi mật sẽ kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho các bệnh liên quan đến túi mật nghiêm trọng hơn.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Người bị viêm túi mật không nên ăn ớt

Bị bệnh trĩ

Người bị trĩ ngoại hay trĩ nội đều không nên ăn cay. Việc ăn cay có thể khiến các búi trĩ sưng to và gây đau rát hơn bình thường. Những người bị bệnh trĩ ăn cay nhiều sẽ bị nặng hơn vì nó dễ gây áp xe hậu môn, tăng táo bón. [2]

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Người bị trĩ nên hạn chế việc ăn cay, ăn ớt

Đau mắt đỏ, viêm giác mạc

Những thực phẩm cay nóng dễ gây chảy nước mắt làm cho mắt khó chịu. Lúc này phản ứng thông thường sẽ lấy tay dụi mặt, tuy nhiên khi bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc hành động này sẽ gây hại đến kết mạc hơn.

Vì vậy, những người đang bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc ăn ớt sẽ làm những bệnh này nghiêm trọng hơn.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Người bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc nên hạn chế ăn ớt

Mắc bệnh thận

Các chất khi đưa vào cơ thể đều phải thông qua thận để thải ra ngoài, chính vì vậy nếu ăn quá cay sẽ gây tổn thương ít nhiều đến tế bào thận, nghiêm trọng hơn còn gây thoái hóa chức năng thận. Vì vậy, người mắc bệnh thận nên thận trọng khi ăn các gia vị cay.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

Người mắc bệnh thận không nên ăn ớt

Thể trạng kém

Nếu bạn ăn cay khi cơ thể bạn có thể trạng kém sẽ khiến các triệu chứng trên nặng hơn, có thể dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.

10 tác hại của ớt đối với sức khỏe – Ai không nên ăn ớt cần lưu ý ngay!

>>>>>Xem thêm: Những bí quyết trong chuyện ấy khiến chồng càng “yêu” càng nghiện

Người có thể trạng kém không nên ăn ớt

Bài viết này đã nêu rõ tác hại của ớt đối với đời sống của con người. Cơ thể chúng ta chỉ cần 40g mỗi ngày, vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều để tránh bị những tác hại không mong muốn của ớt gây ra. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *