Bạch đậu khấu có thể là cái tên xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Thế nhưng trong ẩm thực Trung Đông, Ả Rập hay các nước châu Âu thì chúng là loại gia vị khá phổ biến. Ngoài ra, bạch đậu khấu còn được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng nổi bật. Cùng Kenshin tìm hiểu các tác dụng của bạch đậu khấu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 10 tác dụng của bạch đậu khấu bạn không nên bỏ qua
Contents
Lợi tiểu và giảm huyết áp
Bạch đậu khấu giúp giảm huyết áp nên rất hữu ích cho người bị huyết áp cao. Lợi ích này đến từ đặc tính chống oxy hóa và lợi tiểu của loại gia vị này.
Trong một nghiên cứu ở 20 người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp có dùng 3g bột bạch đậu khấu mỗi ngày. Kết quả sau 12 tuần, mức huyết áp đã giảm đáng kể xuống mức bình thường. [1]
Giải thích cho kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng chính hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong thảo quả góp phần làm hạ huyết áp.
Trên thực tế, số liệu thống kê chỉ ra nồng độ chất chống oxy hóa của những người tham gia đã tăng 90% vào cuối nghiên cứu. [2]
Ngoài ra, tác dụng làm giảm huyết áp có thể đến từ tác dụng lợi tiểu của bạch đậu khấu, cơ chế chính thông qua việc thúc đẩy đi tiểu dẫn đến loại bỏ nước tích tụ trong cơ thể. [3]
Hỗ trợ chống ung thư
Bạch đậu khấu chứa các phytochemical tự nhiên có thể chống lại các tế bào ung thư. Mặc dù chúng không thể thay thế cho việc điều trị ung thư, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng loại gia vị này có hiệu quả trong điều trị ung thư.
Theo một nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung bạch đậu khấu ở chuột trong 15 ngày giúp giảm kích thước và trọng lượng của các khối u da của chúng. [4]
Một nghiên cứu về tế bào ung thư ở người và bạch đậu khấu cho thấy kết quả tương tự. Kết quả chỉ ra một hợp chất nhất định trong loại gia vị này đã ngăn chặn các tế bào ung thư miệng trong ống nghiệm nhân lên. [5]
Chống viêm
Bạch đậu khấu rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và làm chậm cũng như ngăn ngừa phản ứng viêm trong cơ thể bạn.
Viêm xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất lạ. Viêm cấp tính là cần thiết và có lợi cho cơ thể, nhưng tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến các bệnh mạn tính.
Chất chống oxy hóa được tìm thấy rất nhiều trong bạch đậu khấu giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn viêm xảy ra.
Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chiết xuất bạch đậu khấu với liều 50–100 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể có hiệu quả trong việc ức chế ít nhất bốn hợp chất viêm khác nhau ở chuột. [6]
Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy ăn bột bạch đậu khấu giúp làm giảm viêm gan do chế độ ăn nhiều carbs và chất béo. [7]
Hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa
Bạch đậu khấu có thể bảo vệ chống lại các vấn đề tiêu hóa và đã được chứng minh là làm giảm số lượng cũng như kích thước của loét dạ dày ở chuột.
Trong một nghiên cứu, chuột được cho ăn chiết xuất từ bạch đậu khấu, nghệ và lá sembung trong nước nóng trước khi tiếp xúc với aspirin liều cao để gây loét dạ dày.
Những con chuột này phát triển ít vết loét hơn so với những con chuột chỉ nhận được aspirin [8].
Một nghiên cứu tương tự ở chuột cho thấy rằng chiết xuất bạch đậu khấu ngăn ngừa hoặc giảm hoàn toàn kích thước của loét dạ dày ít nhất 50%. Trên thực tế, với liều 12,5 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể, chiết xuất bạch đậu khấu có hiệu quả hơn so với một loại thuốc chống loét thông thường [9].
Nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy rằng thảo quả có thể bảo vệ chống lại Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có liên quan đến sự phát triển của hầu hết các vấn đề loét dạ dày [10].
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng bạch đậu khấu với việc tăng cường sức khỏe tim mạch, mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu nữa trước khi có sự khẳng định chính xác.
Những phát hiện từ các nghiên cứu trên chuột cho thấy bạch đậu khấu có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch chống lại các cơn đau tim. Các hoạt động chống oxy hóa chính là nguyên nhân chính giúp cải thiện chức năng tim mạch. [2]
Một nghiên cứu khác thực hiện trên chuột phát hiện ra rằng dầu chiết xuất từ hạt bạch đậu khấu có thể giúp cải thiện mức cholesterol ở chuột.
Các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn chế độ ăn cholesterol cao trong 8 tuần. Những con chuột được bổ sung thêm chiết xuất từ hạt bạch đậu khấu có mức cholesterol và chất béo trung tính thấp hơn đáng kể vào cuối nghiên cứu. [11]
Cải thiện sức khỏe gan
Trong y học Ayurveda, người dân ở đây sử dụng bạch thảo khấu vì đặc tính giải độc của chúng.
Một nghiên cứu liên quan đến những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, những người thừa cân hoặc béo phì.
Những người tham gia đã được bổ sung chiết xuất bạch đậu khấu xanh, kết quả chỉ ra những cải thiện về các dấu hiệu của sức khỏe gan so với những người dùng giả dược. [12]
Trong một nghiên cứu ở động vật khác, các nhà khoa học đã cho chuột ăn một chế độ ăn nhiều chất béo, carbohydrate cao và đo một số dấu hiệu sức khỏe gan.
Sau 8 tuần, những con chuột được bổ sung bạch đậu khấu vào thực đơn có mức độ căng thẳng gan thấp hơn so với những con chuột ăn một chế độ ăn uống không được bổ sung. Phát hiện này cho thấy thảo quả có thể giúp bảo vệ gan khỏi một số loại tổn thương. [7]
Tìm hiểu thêm: Bị đau gót chân là bệnh gì? 12 nguyên nhân đau gót chân bạn không thể bỏ qua
Hỗ trợ điều trị hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng
Việc sử dụng bạch đậu khấu để điều trị hôi miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng là một phương thuốc cổ xưa. Trong một số nền văn hóa, người ta thường khử mùi hơi thở bằng cách ăn bạch đậu khấu sau bữa ăn.
Ngay cả nhà sản xuất kẹo cao su Wrigley cũng sử dụng gia vị này trong một số sản phẩm của mình. Nguyên nhân chính dẫn đến tác dụng khử mùi hơi thở có thể liên quan đến khả năng chống lại vi khuẩn răng miệng thông thường của bạch đậu khấu.
Một nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất bạch đậu khấu có hiệu quả trong việc chống lại 5 loại vi khuẩn có thể gây sâu răng.
Trong một số nghiên cứu trong ống nghiệm, các chất chiết xuất từ bạch đậu khấu giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lên đến 0,82 inch ( xấp xỉ 2,08 cm).
Nghiên cứu bổ sung cho thấy chiết xuất thảo quả có thể làm giảm 54% số lượng vi khuẩn trong mẫu nước bọt. [13] [14]
Có tác dụng kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng
Các loại tinh dầu và chiết xuất từ bạch đậu khấu có hiệu quả chống lại nhiều chủng vi khuẩn góp phần gây nhiễm nấm, ngộ độc thực phẩm và các vấn đề về dạ dày.
Một nghiên cứu ống nghiệm đã kiểm tra tác động của các chất chiết xuất từ bạch đậu khấu đối với các chủng nấm Candida kháng thuốc, một loại nấm men có thể gây nhiễm nấm nặng. Kết quả cho thấy các chất chiết xuất đã có thể ức chế sự phát triển của một số chủng nấm. [15].
Nghiên cứu bổ sung trong ống nghiệm cho thấy tinh dầu và chiết xuất từ bạch đậu khấu có hiệu quả trong việc chống lại các chủng vi khuẩn như Salmonella, E. coli và Staphylococcus – vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và góp phần gây viêm dạ dày [16].
Trong công nghiệp mỹ phẩm, bạch đậu khấu còn được chiết xuất để sản xuất dầu tẩy trang, giúp làm sạch da và loại bỏ bụi bẩn hiệu quả.
Cải thiện hô hấp
Bạch đậu khấu có thể cải thiện hô hấp bằng cách kích thích cơ thể hấp thu oxy tốt hơn và thư giãn đường dẫn khí đến phổi. Các hợp chất trong bạch đậu khấu có thể giúp tăng luồng không khí đến phổi của bạn và cải thiện quá trình luân chuyển oxy.
Một nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm người tham gia hít tinh dầu bạch đậu khấu trong một phút, trước khi đi bộ trên máy chạy bộ trong khoảng thời gian 15 phút. Nhóm này có mức hấp thu oxy cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. [17].
Một nghiên cứu trên chuột và thỏ cho thấy rằng tiêm chiết xuất bạch đậu khấu có thể làm thư giãn đường dẫn khí ở cổ họng. Nếu chiết xuất có tác dụng tương tự ở những người bị hen suyễn, chúng có thể ngăn đường thở bị viêm, tắc nghẽn và cải thiện hô hấp của họ [18].
Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu
Bạch đậu khấu có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho 83 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sử dụng hoặc bạch đậu khấu xanh hoặc giả dược. Những người dùng bạch đậu khấu xanh đã thấy lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện chỉ số HbA1c và nồng độ insulin sau 10 tuần [19].
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ em phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin về tác dụng của bạch đậu khấu với sức khỏe. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: Medicalnewstoday, Healthline, Allrecipes