10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Rate this post

Viêm amidan khá phổ biến ở lứa tuổi mầm non đến thanh thiếu niên, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong đời. Cùng Kenshin tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan nhé!

Bạn đang đọc: 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Vi khuẩn Streptococcus (Liên cầu)

Viêm họng do liên cầu bao gồm các triệu chứng như:

  • Đau họng, đặc biệt là khi nuốt.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Nhức đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Nổi ban trên vòm miệng của bạn.
  • Hôi miệng.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.[1]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Vi khuẩn Streptococcus là một trong những nguyên nhân gây viêm amidan

Virus cúm (Adenovirus)

Rhinovirus và Adenovirus là hai tác nhân hàng đầu gây cảm cúm ở người. Chúng thường gây viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng,… Đây còn được xem là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan thường gặp ở trẻ nhỏ.[2]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một nhiễm trùng do virus Epstein-Barr (EBV) hoặc cytomegalovirus gây ra. Bệnh bao gồm các triệu chứng như sốt, đau họng, sưng hạch bạch huyết, amidan sưng đau,… Virus có mặt trong nước bọt và có thể lây nhiễm trong 6 tháng. Sau đó, chúng sẽ ngủ yên trong cơ thể bạn và tái phát bệnh nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm.[3]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Cytomegalovirus (CMV)

Cytomegalovirus là một loại virus phổ biến. Sau khi bị nhiễm, cơ thể bạn sẽ mang virus suốt đời. Đồng thời virus đánh vào hệ miễn dịch gây suy giảm miễn dịch của bạn. CMV gây sốt, ho và viêm họng – là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị viêm amidan.[4]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Virus Epstein-Barr (EBV)

Virus Epstein-Barr (EBV) là một thành viên của họ herpesvirus và là một trong những loại virus phổ biến nhất ở người. Là nguyên nhân gây tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và làm amidan sung huyết.[5]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Virus Herpes simplex (HSV)

Virus herpes simplex (HSV) loại 1 và 2 dễ lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da với da như hôn hoặc chạm vào người (HSV-1) và quan hệ tình dục (HSV-2). Bệnh gây các mụn nước trên da và gây viêm các hạch bạch huyết.[6]

Tìm hiểu thêm: Quai bị có lây không? 4 nguy cơ lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Virus Herpes simplex dễ lây truyền từ người này sang người khác

Bệnh sởi

Triệu chứng của sởi thường khởi phát bởi sốt, ban đầu là sốt nhẹ, sau đến sốt cao. Các triệu chứng khác kèm theo như:[7]

  • Ho khan.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi hoặc nghẹt mũi.
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt do viêm kết mạc.
  • Nhạy cảm ánh sáng.
  • Chán ăn.
  • Dấu Koplik

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Phát ban ở bệnh sởi

Staphylococcus aureus (bao gồm cả MRSA )

Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất trong số các loại vi khuẩn tụ cầu phổ biến. Chúng hiện diện trong mũi (thường là tạm thời) của khoảng 30% và khoảng 20% trên da người lớn khỏe mạnh. Các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu gây ra như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương,… Bệnh có thể gây tử vong. Vi khuẩn hiện diện trong mũi họng gây tình trạng viêm amidan.[8]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Ho gà

Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng thường giống với triệu chứng cảm lạnh thông thường như sốt nhẹ, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và ho. Bệnh có thể trở nên nặng hơn và xuất hiện các triệu chứng như: khò khè, nôn ói, tím tái, cơn ngưng thở, tiêu chảy,…

Bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Trẻ được tiêm ngừa ho gà trong mũi tiêm 6 trong 1 lúc 2,3 và 4 tháng tuổi hoặc có thể tiêm mũi 3 trong 1 bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván.[9]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Viêm phổi do vi khuẩn

Viêm phổi do vi khuẩn là tình trạng nhiễm trùng ở phổi gây viêm các khí phế nang, đôi khi làm chúng chứa đầy dịch hoặc mủ. Bệnh có thể được gây ra bởi một số sinh vật khác nhau, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm hoặc hít phải vật lạ.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và bao gồm ho có đờm, sốt, ớn lạnh và khó thở. Các vi khuẩn gây viêm phổi đôi khi cũng là tác nhân gây tình trạng viêm amidan ở bạn.[10]

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

Viêm phổi có thể do vi khuẩn gây ra dẫn đến nguy cơ viêm amidan

Các yếu tố tăng nguy cơ viêm amidan

Có hai yếu tố nguy cơ chính tăng nguy cơ viêm amidan do vi khuẩn:

Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên: thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (trong độ tuổi 5 – 15 tuổi). Viêm amidan do virus có thể gặp nhiều ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Viêm amidan ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tương đối hiếm.

Tiếp xúc với mầm bệnh: Trẻ em đi học dễ bị lây nhiễm bệnh hơn so với người lớn do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu cũng như ở gần bạn bè và chưa biết cách tự bảo vệ mình.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám khi thấy dấu hiệu như:

  • Đau họng.
  • Nghẹt mũi.
  • Sổ mũi.
  • Amidan sưng to.
  • Một lớp phủ màu trắng hoặc hơi vàng trên amidan.
  • Khó nuốt.
  • Giọng nói lơ lớ.
  • Hôi miệng.
  • Đau đầu.
  • Sốt.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Buồn nôn/nôn.
  • Đau bụng.

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Tuệ Linh của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Tham khảo các bệnh viện uy tín:

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM,…
  • Tại Thủ đô Hà Nội: Bệnh Viện Bạch Mai, Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Nhi Trung ương,…

Trên đây là những nguyên nhân gây viêm amidan. Chia sẻ cùng bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Nguồn: Verywell Health; Practo; CDC; Cleveland Clinic; HealthyLine; Britannica; Pubmed

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *