10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Rate this post

Sỏi mật là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị theo bác sĩ, bệnh nhân còn có thể áp dụng nhiều cách khác để hỗ trợ điều trị sỏi mật, vậy cách trị sỏi mật tại nhà như thế nào, hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: 10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Làm sạch túi mật

Ở góc độ nào đó, làm sạch túi mật bằng cách tiêu thụ một hỗn hợp nước ép táo, thảo mộc và dầu ô liu từ 2 – 5 ngày/tuần có thể đem lại hiệu quả tốt ở một số đối tượng.

Tuy nhiên, một báo cáo khoa học năm 2009 trên National Library of Medicine chỉ ra có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh chế độ dinh dưỡng giúp làm sạch túi mật.[1]

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Giấm táo và nước ép táo

Nhiều người tin rằng nước ép táo có khả năng làm mềm sỏi mật do thành phần acid trong táo có khả năng phá hủy cấu trúc sỏi, từ đó giúp đào thải sỏi mật qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cũng như nghiên cứu khoa học chứng minh được điều này, chưa có báo cáo nào ủng hộ việc sử dụng giấm táo hay nước ép táo như một phương pháp điều trị sỏi mật.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Bồ công anh

Bồ công anh là loại thực vật có tính mát, vị đắng, giúp làm thanh nhiệt, mát gan, giải độc. Loại cây này hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo và cải thiện triệu chứng của bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh lợi ích này.

Cần lưu ý vấn đề sỏi mật, túi mật của bệnh nhân cần được trao đổi với bác sĩ trước khi người bệnh sử dụng bồ công anh.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Cây kế sữa

Cây kế sữa được biết đến như một bài thuốc có khả năng hỗ trợ tăng cường giải độc ganhạn chế nguy cơ hình thành sỏi mật. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tác động của chúng.

Việc dùng cây kế sữa cần được thông qua ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi người bệnh sử dụng.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Cỏ đồng tiền

Cỏ đồng tiền có khả năng tăng cường lưu thông đường mật, hạn chế được tình trạng ứ trệ dịch mật giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi mật. Bên cạnh đó, cỏ đồng tiền còn có tác dụng điều hòa nồng độ của các thành phần dịch mật như cholesterol, lecithin và acid mật.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Atiso

Theo một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra các chiết xuất từ atiso giúp kích thích sản xuất dịch mật đồng thời hỗ trợ, tăng cường chức năng gan mật nói chung.[2]

Tuy nhiên, khi đường mật bị tắc do sỏi cần hạn chế sử dụng atiso do việc tăng sản xuất quá mức dịch mật có thể kích thích gây ra các cơn đau.

Tìm hiểu thêm: 5 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bạn cần phải lưu ý

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Vỏ hạt mã đề

Vỏ hạt mã đề ngoài tác dụng trị ho, kháng khuẩn còn đem lại hiệu quả cao trong việc tăng cường chức năng gan mật. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng mã đề có khả năng ngăn ngừa hình thành sỏi cholesterol trên chuột.[3]

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu có đặc tính chống viêm và chữa lành, giúp làm giảm các cơn đau bụng nói chung và cơn đau quặn mật nói riêng.

Cách làm là đun nóng nhẹ dầu thầu dầu và ngâm miếng vải thưa vào dầu, sau đó loại bỏ dầu dư đi rồi đặt miếng vải lên vị trí bên phải rốn, giữ cố định miếng vải bằng cách quấn một tấm nhựa quanh bụng, cuối cùng là đặt gạc nóng lên khoảng 30 – 40 phút.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Châm cứu

Châm cứu là một lĩnh vực chuyên sâu ngành y học cổ truyền ở nước ta. Đối với bệnh nhân sỏi mật, châm cứu chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ, cải thiện các triệu chứng như đau quặn mật ở bệnh nhân chứ không có tác dụng loại bỏ sỏi.

Do đó, châm cứu thường được kết hợp để điều trị bệnh nhân sỏi mật chứ không dùng làm phương pháp chính để điều trị sỏi mật.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Yoga

Tập thể dục nói chung hay yoga nói riêng là một trong những phương pháp dùng để dự phòng sỏi mật.

Việc tập luyện giúp đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể, làm tiêu hao lượng chất béo tích tụ, từ đó làm giảm lượng cholesterol dư thừa, hạn chế được tình trạng lắng đọng kết tụ sỏi trong túi mật.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

  • Xuất hiện cơn đau bụng dưới mạn sườn bên phải hoặc ở vùng thượng vị (thường xảy ra đột ngột)
  • Rối loạn tiêu hoá.
  • Sốt cao kèm cảm giác ớn lạnh.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Đổ mồ hôi.

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi mật bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi mật.

Các xét nghiệm bệnh sỏi mật

  • Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và sinh hóa máu cho thấy được các dấu hiệu nhiễm trùng bên trong cơ thể, đồng thời khảo sát được chức năng gan, thận của bệnh nhân. Ngoài ra, khi có tắc mật do sỏi, xét nghiệm Bilirubin máu có ý nghĩa trong chẩn đoán
  • Chẩn đoán hình ảnh: hiện nay phương tiện cận lâm sàng này rất phát triển giúp hỗ trợ người bác sĩ khảo sát tốt hơn đường mật bên trong cơ thể. Một số xét nghiệm hình ảnh được sử dụng rộng rãi như: siêu âm, CT – Scan, MRI hay tiên tiến hơn là nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) vừa có tác dụng khảo sát vừa có hiệu quả điều trị sỏi mật.

10 cách trị sỏi mật tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: 13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi mật

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân,…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các cách điều trị sỏi mật tại nhà đơn giản và hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, Medical News Today, NIH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *