Ngoài món canh mướp đắng nhồi thịt như thông thường, nước ép mướp đắng hoặc nước mướp đắng phơi khô cũng rất phổ biến. Vậy những lưu ý khi uống nước mướp đắng là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Lưu ý khi uống nước mướp đắng – Ai không nên uống?
Contents
Tác dụng không mong muốn của mướp đắng
Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, mướp đắng vẫn là một loại thực phẩm mang dược tính cao. Vì vậy, nếu sử dụng không đúng cách, liều lượng không hợp lý có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Gây các vấn đề đường ruột
Ăn mướp đắng khi bụng rỗng hoặc ăn quá nhiều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như: cồn cào, nóng rát, đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày.
Mướp đắng có thể gây các vấn đề về đường ruột
Chảy máu âm đạo, co thắt
Nghiên cứu cho thấy, protein α-momorcharin trong hạt và quả mướp đắng có thể gây chấm dứt thai kỳ sớm ở động vật.[1]
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ mang thai vì có thể tăng nguy cơ kích thích co thắt tử cung, xuất huyết âm đạo, thậm chí dẫn đến hư thai, sinh non.
Mướp đắng có thể gây chảy máu âm đạo và hư thai
Hạ đường huyết
Mướp đắng chứa các hoạt chất có thể hoạt động tương tự như insulin, giúp làm giảm lượng đường trong máu. Do vậy, nếu ăn quá nhiều có thể gây tụt đường huyết đột ngột, nhức đầu, đổ mồ hôi, choáng và ngất.
Nếu bạn đang điều trị bằng thuốc trị tiểu đường hoặc tiêm insulin, bạn cần hạn chế ăn mướp đắng vì nó có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, gây nguy hại cho sức khỏe.
Mướp đắng có thể gây hạ đường huyết đột ngột
Gây tan máu
Ở những người thiếu men G6PD, khi sử dụng có khả năng gặp hội chứng favism, dấu hiệu và triệu chứng này là kết quả của sự phá hủy các tế bào hồng cầu (RBCs; thiếu máu tán huyết cấp tính), được kích hoạt bởi một số glucoside.
Mướp đắng chứa hoạt chất gây tan máu
Giảm khả năng sinh sản
Theo một số nghiên cứu trên động vật, tiêu thụ nhiều mướp đắng liên tục làm giảm sản xuất tinh trùng. Số lượng tinh trùng suy giảm có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.[2]
Mướp đắng gây nguy cơ giảm khả năng sinh sản
Liều lượng sử dụng hợp lý
Liều lượng mướp đắng hợp lý phụ thuộc vào cách chế biến. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng:
- 50–100ml nước ép mướp đắng.
- Không quá 2 quả mướp đắng (8-20g).
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa dịch COVID-19
Chỉ nên sử dụng mướp đắng với liều lượng hợp lý
Đối tượng kiêng sử dụng mướp đắng
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Theo đông y, mướp đắng có tính lạnh, dùng cho người tỳ vị hư hàn hoặc những người đang có vấn đề về tiêu hóa rất dễ gây đau bụng, tiêu chảy, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa nên tránh sử dụng mướp đắng
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Một nghiên cứu trên chuột mang thai đã phát hiện ra mướp đắng có khả năng gây đột biến gen, dị tật, quái thai ở chuột con.[3]
Ngoài ra, như đã nói ở trên, ăn nhiều loại thực phẩm này cũng có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sinh non. Các bà mẹ cho con bú cũng cần tránh ăn mướp đắng vì một số thành phần mang độc tính nhẹ trong mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không gây ảnh hưởng nhiều ở người lớn, nhưng trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn chỉnh nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng mướp đắng
Người có tiền sử huyết áp thấp
Các chất như: vicine, charantin và p-insulin trong quả mướp đắng có khả năng làm giảm đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp. Do vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp cần tránh sử dụng mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.
Người có tiền sử huyết áp thấp nên hạn chế ăn mướp đắng
Người mới phẫu thuật
Mướp đắng có thể gây cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Để đảm bảo quá trình phẫu thuật được diễn ra thuận lợi, người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người mới phẫu thuật nên kiêng ăn mướp đắng
Lưu ý khi uống nước mướp đắng
Nên tránh ăn mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây ngộ độc thạch tín. Mặc dù đây là trường hợp hy hữu, hiếm gặp nhưng bạn cũng cần cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Nếu đang có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe và muốn sử dụng mướp đắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn về liều lượng hợp lý, tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Không uống trà cùng hoặc sau khi ăn mướp đắng vì dễ tổn thương dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân
Cần cẩn thận khi sử dụng mướp đắng
Trên đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng mướp đắng bạn cần biết. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy lưu lại ngay và chia sẻ cho người thân cùng biết nhé!
Nguồn: Medicalnewstoday, Healthline, Bvnguyentriphuong