Mèo là một loài động vật được nuôi rất phổ biến trên khắp thế giới, nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng khi bị mèo cắn có sao không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nguy cơ mắc bệnh dại và cách xử lý vết thương do mèo gây ra.
Bạn đang đọc: Mèo cắn, cào chảy máu có bị bệnh dại không? Cách xử lý vết thương
Contents
- 1 Bệnh dại là gì? Đường lây truyền của bệnh dại
- 2 Người bị mèo cắn chảy máu có nguy hiểm không?
- 3 Người bị mèo cắn chảy máu có bị dại không?
- 4 Người bị mèo cào có bị dại không?
- 5 Có thể điều trị bệnh dại khi bị mèo cắn không?
- 6 Những trường hợp mèo cắn có thể lây bệnh dại
- 7 Người bị mèo cắn chảy máu không nên ăn gì?
- 8 Cách xử lý khi bị mèo cắn chảy máu
- 9 Người bị mèo cắn chảy máu có cần đi tiêm phòng không?
- 10 Những cách hạn chế bị mèo cắn
Bệnh dại là gì? Đường lây truyền của bệnh dại
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm do virus dại gây ra dẫn đến nhiễm trùng não, thần kinh và có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh thường có các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu, ngứa nơi bị cắn, kích thích khi gặp tiếng ồn,…
Bệnh này có thể lây từ động vật sang người thông qua nhiễm trùng vết thương hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước mắt của động vật bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, mèo và chó thường được coi là nguồn lây bệnh dại phổ biến đối với con người.[1]
Chó mèo là nguồn lây chính của bệnh dại đối với con người
Người bị mèo cắn chảy máu có nguy hiểm không?
Bệnh dại thường không xuất hiện ở mèo mà ở những động vật hoang dã khác, vì vậy khi bị mèo cắn chảy máu sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mèo có triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh dại như mệt mỏi, bỏ ăn hoặc xuất hiện dấu hiệu bệnh dại sau khi cắn: ốm yếu, tê liệt, sợ nước,… thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh dại.[2]
Khi bị mèo cắn sẽ không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần phải theo dõi cẩn thận
Người bị mèo cắn chảy máu có bị dại không?
Khi mèo bị nhiễm virus dại có thể lây nhiễm bệnh dại thông qua nước bọt hoặc dịch cơ thể tiếp xúc với vết thương của bạn. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh không cao. Để đảm bảo an toàn, nên xem xét tình trạng sức khỏe của mèo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi bị mèo cắn.[2]
Bạn sẽ có nguy cơ bị dại nếu bị mèo có nhiễm virus cắn chảy máu
Người bị mèo cào có bị dại không?
Tương tự như khi bị mèo cắn, nếu bạn bị mèo cào chảy máu hoặc không chảy máu đều có nguy cơ mắc bệnh dại. Vì vậy, bạn nên xem xét tình trạng sức khoẻ của mèo và thực hiện các biện pháp xử lý vết thương một cách cẩn thận.
Khi bị mèo cào vẫn nên theo dõi nguy cơ mắc bệnh dại
Có thể điều trị bệnh dại khi bị mèo cắn không?
Hiện nay, vẫn chưa có phương thức nào có thể điều trị được bệnh dại khi bị mèo cắn. Tuy nhiên vẫn sẽ có những phương pháp phòng ngừa để bệnh không tiến triển mạnh hơn như:[3]
- Xử lý và chăm sóc vết thương cẩn thận sau khi bị cắn để tránh vi khuẩn lây lan.
- Giữ người bệnh trong phòng yên tĩnh để tránh bị kích thích.
- Người bệnh sẽ được tiêm thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dại khi bị mèo cắn
Những trường hợp mèo cắn có thể lây bệnh dại
Không phải khi nào bị mèo cắn cũng có thể gây bệnh dại nhưng đây sẽ là những trường hợp có nguy cơ cao mà bạn cần chú ý:
- Khi cắn xong, mèo có các dấu hiệu bệnh dại: Bỏ ăn, hung hăng hơn, mất khả năng điều khiển cơ thể,…
- Người bị mèo cắn ở nhiều chỗ và những nơi gần thần kinh trung ương: Đầu, mặt, cổ, vai,…
- Bị mèo hoang dã hoặc mèo không biết nguồn gốc cắn.
Nếu sức khoẻ của mèo thay đổi theo hướng tiêu cực thì nguy cơ mắc bệnh dại sẽ cao hơn
Người bị mèo cắn chảy máu không nên ăn gì?
Việc duy trì chế độ ăn uống cẩn thận sau khi bị mèo cắn chảy máu có thể giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng:
Xôi, nếp
Khi bị mèo cắn chảy máu bạn nên cẩn trọng với những thực phẩm này vì chứa hàm lượng tinh bột lớn làm tăng quá trình sưng tấy và mưng mủ khiến tình trạng vết thương trở nên tồi tệ hơn. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.
Ăn xôi, nếp khi bị mèo cắn sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương
Rau muống
Nên tránh ăn rau muống sau khi bị mèo cắn, vì rau muống có thể gây tăng sinh tế bào hình thành sẹo lồi trên da. Khi ăn rau muống sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng.
Ăn rau muống khi bị mèo cắn sẽ dễ để lại sẹo lồi
Thịt bò
Khi ăn thịt bò, hãy đảm bảo thịt bò được nấu chín hoàn toàn, do thịt bò sống sẽ có vi khuẩn và làm tổn thương vết thương bị mèo cắn. Bên cạnh đó thịt bò cũng chứa nhiều đạm có thể gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Thịt bò cũng là một thực phẩm nên tránh khi bị mèo cắn
Trứng
Đối với người bị mèo cắn, trứng có thể làm vết thương mưng mủ và khó lành hơn. Vì vậy bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh. Nếu ăn hãy đảm bảo thức ăn được nấu chín và không ăn quá nhiều, do trong trứng chứa nhiều collagen , đẩy nhanh quá trình hình thành sẹo lồi.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Dược Hà Tĩnh có tốt không? Các sản phẩm nổi bật
Ăn trứng sẽ gây tình trạng mưng mủ vết thương bị mèo cắn
Cách xử lý khi bị mèo cắn chảy máu
Khi bị mèo cắn chảy máu, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý vết thương để đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm trùng:
Rửa vết thương
Để đảm bảo vết thương được vệ sinh tốt, bạn nên sử dụng nước ấm và xà bông nhẹ để rửa sạch vùng bị tổn thương. Hãy rửa vết thương trong ít nhất 10 phút để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào có thể có trên da. Rửa với áp lực nước nhẹ để tránh gây tổn thương thêm cho vết thương.
Sát trùng vết thương
Sau khi rửa sạch, sử dụng dung dịch sát trùng như cồn y tế để rửa vùng bị thương. Dung dịch sát trùng giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng từ vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng tổn thương.
Sát trùng bằng cồn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập
Băng vết thương
Để bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn và không khí, bạn cần sử dụng băng gạc sạch để băng lại vùng tổn thương, giúp ngăn sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoại vi và tác động tiêu cực bên ngoài. Từ đó tạo môi trường vô khuẩn, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
Đảm bảo băng kín vết thương để tránh nhiễm trùng
Giữ vệ sinh cho vết thương
Việc duy trì vệ sinh cho vết thương hàng ngày rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi. Theo dõi và làm sạch vết thương mỗi ngày một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương thêm.
Theo dõi và rửa lại vết thương mỗi ngày để đánh giá tình trạng lành
Lưu ý đối với vết thương bị mèo cắn chảy máu
Nếu vùng tổn thương trở nên đỏ, sưng, hoặc có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như mưng mủ, sưng, sốt, đau đớn không giảm đi, bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể đưa ra những quyết định cần thiết để đảm bảo vết thương hồi phục một cách an toàn và nhanh chóng.
Theo dõi tình trạng vết thương thường xuyên để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm trùng
Người bị mèo cắn chảy máu có cần đi tiêm phòng không?
Việc xác định liệu bạn cần đi tiêm phòng dại sau khi bị mèo cắn chảy máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần được xem xét cụ thể bởi bác sĩ. Đây là những trường hợp bạn nên đi tiêm phòng sớm:
- Tình trạng của mèo: Bạn nên theo dõi mèo trong 7 – 10 ngày, nếu như mèo có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh dại thì bạn nên đi tiêm phòng ngay.
- Vị trí của vết cắn: Nếu bạn bị mèo cắn nhiều và gần những vị trí thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ,… hoặc vết thương sâu, rộng có biểu hiện nhiễm trùng, bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ để được dự phòng bệnh dại ngay.
- Bị mèo hoang cắn và không theo dõi được tình trạng sức khoẻ của mèo.
Để đảm bảo an toàn nhất thì sau khi bị mèo cào hoặc cắn, bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ để được dự phòng bệnh dại ngay, vì khi tiêm huyết thanh dại có thể phòng đến 99% nguy cơ mắc bệnh.
Để an toàn nhất thì bạn vẫn nên đi chích ngừa sau khi bị mèo cắn hoặc cào
Những cách hạn chế bị mèo cắn
Để đảm bảo an toàn cho bạn và mèo của bạn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế nguy cơ bị mèo cắn:
Không chơi với mèo bằng tay
Tránh tiếp xúc trực tiếp với miệng và móng của mèo. Điều này sẽ giảm nguy cơ bị mèo cắn hoặc cào khi bạn đang chơi với chúng. Hãy sử dụng đồ chơi an toàn để tương tác với mèo thay vì sử dụng tay không.
Để tránh bị mèo cào chảy máu bạn nên hạn chế chơi với mèo bằng tay
Đồ chơi riêng cho mèo tương tác
Đồ chơi an toàn và thú vị giúp giảm nguy cơ bị mèo cắn và cào khi chơi cùng. Mèo thường cần phải thể hiện hành vi tự nhiên như cắn và cào, vì vậy cung cấp đủ đồ chơi để chúng có cách thể hiện hành vi này mà không gây hại cho bạn hoặc người khác.
Khi mèo chơi bằng đồ chơi riêng sẽ hạn chế việc mèo cào hoặc cắn vào cơ thể bạn
Không tiếp xúc với mèo hoang
Đối với mèo hoang hoặc không biết nguồn gốc, nguy cơ lây bệnh dại và các bệnh khác là rất cao. Tránh tiếp xúc với những mèo không được kiểm soát hoặc sống hoang dã để đảm bảo an toàn cho bạn và người xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Cách hạn chế triệu chứng và phòng tránh dị ứng thời tiết hiệu quả
Không nên tiếp xúc với mèo hoang vì nguy cơ mắc bệnh dại của chúng sẽ cao hơn
Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần lưu ý về nguy cơ nhiễm bệnh dại sau khi bị mèo cắn hoặc cào chảy máu. Hãy chia sẻ bài viết này tới người thân và bạn bè để có thêm kiến thức thú vị nhé!