Ung thư dạ dày hiện đang là căn bệnh mà mọi người hết sức quan tâm. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất gây nên bệnh ung thư dạ dày. Hiểu rõ nguyên nhân có thể giúp bạn có thể phòng tránh được căn bệnh này.
Bạn đang đọc: 13 nguyên nhân gây ung thư dạ dày được các chuyên gia cảnh báo!
Contents
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào bên trong dạ dày. Đây là một căn bệnh phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở bất kì phần nào của dạ dày.
Khi bệnh tiến triển nặng, khối u sẽ di căn sang nhiều bộ phận xung quanh gây tử vong cao.[1]
Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến hiện nay
Nguyên nhân ung thư dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày, sau đây là 13 nguyên nhân được các chuyên gia cảnh báo:
Chế độ ăn uống
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày. Chế độ ăn mặn và nhiều muối làm thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), đây là một loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, thói quen ăn quá nhanh hoặc nhai thức ăn không kỹ khiến cho dạ dày không kịp tiết đủ lượng dịch vị. Dẫn đến dạ dày hoạt động quá tải gây viêm loét dạ dày, lâu ngày có thể gây ra ung thư dạ dày.
Thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Rượu bia
Rượu bia làm kích thích niêm mạc dạ đay, tăng tiết axit gây cảm giác buồn nôn, nôn. Người sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, lâu dần tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày.
Sử dụng rượu bia quá nhiều là nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày. Chúng lây lan thông qua việc ăn uống những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, sử dụng chung bát, đũa với người bị nhiễm.
Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày
Yếu tố di truyền
Ung thư dạ dày cũng có thể bị do yếu tố di truyền. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khá nhiều.
Ung thư dạ dày cũng mang tính di truyền
Viêm dạ dày mạn tính
Những người bị viêm dạ dày mạn tính nếu không được chữa trị triệt để, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng ung thư.
Thiếu máu ác tính
Tình trạng thiếu máu ác tính gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của người bệnh, do không đủ khả năng sản xuất hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Lâu dần, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến tử vong hoặc ung thư dạ dày.
Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Nhóm máu
Một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng những người nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn đáng kể so với những người nhóm máu khác. Điều này, một phần là do sự tăng tính nhạy cảm đối với vi khuẩn HP ở nhóm người này.[2]
Những người mang nhóm máu O có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường
Thuốc lá
Sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư trong đó có ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do trong thuốc là có chứa hàm lượng lớn nicotin, đây là một chất độc gây phá hủy hệ hô hấp cũng như tiêu hóa.
Ngoài ra những người hít phải khỏi thuốc lá, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều chất cortisol hơn gây viêm loét dạ dày nặng hơn.
Hút thuốc lá gây nhiều tác hại cho cơ thể
Tiếp xúc với hoá chất
Người phải tiếp xúc với các hóa chất nơi làm việc cũng như ô nhiễm ngoài môi trường quá nhiều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Làm việc trong môi trường nhiều hoá chất có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Tuổi tác và giới tính
Yếu tố tuổi tác cũng tác động không nhỏ đến tỉ lệ mắc ung thư dạ dày. Tỉ lệ mắc bệnh ở người trung niên cao hơn hẳn so với người trẻ và ở đàn ông thì cao gấp đôi so với phụ nữ.
Tuổi tác và giới tính cũng tác động lên khả năng mắc ung thư dạ dày
Tiền sử từng phẫu thuật dạ dày
Những người có tiền sử từng phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn hẳn so với những người bình thường, thường là 15 -20 năm său phẫu thuật.
Do đó, nếu từng trải qua phẫu thật dạ dày bạn nên đến thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.
Những người phẫu thuật dạ dày sau 15 – 20 năm thường có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Không có thói quen tầm soát dạ dày
Rất nhiều bệnh nhân phát hiện ra mắc bệnh ung thư dạ dày khi ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân là do không có thói quen tầm soát dạ dày định kỳ, đây là cách duy nhất để phát hiện ra các bệnh liên quan đến dạ dày.[3]
Một phần nằm ở dấu hiệu bệnh không rõ ràng thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hoá như chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, chán ăn,…
Bạn nên tầm soát dạ dày định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh
Béo phì
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở phần trên cùng của dạ dày (tâm vị), đây là nơi nối dạ dày với thực quản. Tại Anh, có khoảng hơn 5% số ca ung thư dạ dày là do thừa cân, béo phì.
Tìm hiểu thêm: Những loại thực phẩm giàu Iodine (I ốt)
Béo phì, nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư dạ dày
Các xét nghiệm ung thư dạ dày
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu không thể chẩn đoán ung thư dạ dày mà chỉ cho biết được tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Tuy nhiên, có một loại xét nghiệm máu khác tìm kiếm các mảnh tế bào ung thư trong máu được gọi là xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn và chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định cho những người bị ung thư dạ dày.
Xét nghiệm máu trong ung thư dạ dày giúp đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân
Nội soi dạ dày
Đây là xét nghiệm thường được thực hiện nhất nếu bệnh nhân được nghi ngờ là bị ung thư dạ dày. Nội soi giúp đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u và xác định vị trí bị tổn thương ở dạ dày.
Xét nghiệm này, sử dụng 1 đoạn ống mềm chuyên dụng gắn camera, đưa vào qua đường miệng hoặc đường mũi đến thực quản rồi xuống dạ dày và tá tràng. Giúp bác sĩ quan sát tổn thương và đưa ra chẩn đoán, nguyên nhân bệnh.
Nội soi dạ dày thường được thực hiện để chẩn đoán ung thư dạ dày
Sinh thiết
Sinh thiết để kiểm tra ung thư dạ dày thường được thực hiện trong quá trình nội soi nếu bác sĩ nhìn thấy bất kỳ khu vực bất thường nào trong niêm mạc dạ dày. Đây là cách duy nhất để biết chắc chắn đó có phải là ung thư hay không.
Sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán bạn có bị ung thư dạ dày hay không
Chẩn đoán hình ảnh
Có thể thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như CT scan giúp đánh giá sự thâm nhiễm của khối u và phát hiện các ổ di căn. Siêu âm nhằm phát hiện di căn hạch ổ bụng, gan, tụy. Chụp tim phổi phát hiện hình ảnh di căn phổi, màng phổi, hạch rốn phổi.[4]
CT scan thường được sử dụng để đánh giá tình trạng của khối u
Ung thư dạ dày chữa được không?
Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm, khi mà khối u còn khu trú tại niêm mạc dạ dày. Bác sĩ có thể tiến hành cắt bớt khối u thông qua nội soi mà không cần phải mổ cắt dạ dày.
Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi thông qua phẫu thuật nội soi
Các phương pháp chữa ung thư dạ dày
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u ở giai đoạn sớm hoặc giúp điều trị các triệu chứng mà ung thư dạ dày gây ra.
Hóa trị
Là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Vì các tế bào ung thư phân chia và phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường nên hóa trị sẽ có tác động lên tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào bình thường. Tuy nhiên, thuốc hóa trị vẫn gây một số tác dụng phụ lên bệnh nhân.
Hoá trị là phương pháp phổ biến sử dụng hoá chất để điều trị ung thư
Xạ trị
Là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng giống như hóa trị, xạ trị không chỉ tác động lên tế bào ung thư mà nó còn tác động lên các tế bào bình thường khác nên cũng gây ra một số tác dụng phụ lên người bệnh.
Xạ trị, một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Liệu pháp nhắm mục đích
Đây là một phương pháp đang được nghiên cứu và kỳ vọng rất nhiều nhờ vào tính hiệu quá mà nó mang lại. Liệu pháp nhắm mục đích có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng lên các tế bào bình thường khác. Ngoài ra nó có thể dùng chung với hóa trị để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.[5]
Liệu pháp nhắm mục đích ngăn chặc sự phát triển của ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào khác
Chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ là một phương pháp chăm sóc sức khỏe đặc biệt giúp cho những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn nhờ việc giúp bạn giảm đau và các triệu chứng khác.
Chăm sóc giảm nhẹ giúp bệnh nhân cải thiện tinh thần
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Dựa vào các nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày mà ta có thể chủ động phòng ngừa ung thư dạ dày bằng cách:
- Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Duy trì cân nặng lý tưởng và thường xuyên tập thể dục, thể thao.
- Sử dụng các thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện.
- Duy trì việc tầm soát ung thư định kỳ.
Sử dụng những thực phẩm an toàn để phòng ngừa ung thư dạ dày
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về những nguyên nhân gây ung thư dạ dày đến với mọi người. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để giảm thiểu nguy cơ ung thư dạ dày mọi người nhé!
ABO Blood Group System and Gastric Cancer: A Case-Control Study and Meta-Analysis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3497328/
12 nguyên nhân gây ung thư dạ dày được các chuyên gia cảnh báo
https://benhvienungbuounghean.vn/2019/10/12-nguyen-nhan-gay-ung-thu-da-day-duoc-cac-chuyen-gia-canh-bao/
Tests for stomach cancer and next steps – NHS
https://www.cancer.org/cancer/types/stomach-cancer/detection-diagnosis-staging/how-diagnosed.html
Tests for stomach cancer and next steps – NHS
https://www.nhs.uk/conditions/stomach-cancer/treatment/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Rau diếp cá có tác dụng gì? 17 lợi ích và lưu ý khi sử dụng diếp cá