Trễ kinh ở phụ nữ là dấu hiệu do bệnh lý gây ra hoặc có thể bạn đang mang thai. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về nguyên nhân chậm kinh mà không có thai nhé!
Bạn đang đọc: 13 nguyên nhân chậm kinh mà không có thai bạn nữ cần lưu ý
Contents
- 1 Căng thẳng
- 2 Thể trạng gầy
- 3 Thừa cân/Béo phì
- 4 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- 5 Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
- 6 Sử dụng biện pháp ngừa thai
- 7 Cho con bú
- 8 Tiền mãn kinh sớm
- 9 Các vấn đề về tuyến giáp
- 10 Thay đổi đồng hồ sinh học
- 11 Mất cân bằng nội tiết tố
- 12 Tác dụng phụ của thuốc
- 13 Bệnh lý ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- 14 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Căng thẳng
Căng thẳng là yếu tố gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt do làm gián đoạn quá trình sản xuất hormon giải phóng gonadotropin (GnRH) – loại hormon điều chỉnh sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, căng thẳng còn khiến cơ thể mệt mỏi, thay đổi các thói quen hằng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ và tập thể dục. Các vấn đề này cũng gây ảnh hưởng không tốt, góp phần vào nguyên nhân chậm kinh nguyệt hay thậm chí mất kinh. [1]
Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt và hormone nội tiết
Thể trạng gầy
Thể trạng gầy có thể gây ra hiện tượng chậm hay thậm chí mất kinh do cơ thể bị thiếu hụt chất béo, các chất dinh dưỡng cần thiết khác của cơ thể hay năng lượng để duy trì các hoạt động cơ bản.
Những điều này sẽ làm gián đoạn hay ngưng quá trình sản xuất hormon, đặc biệt các hormon nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Từ đó có thể gây ra tình trạng chậm kinh, ngừng kinh hoàn toàn. [2]
Thể trạng gầy có thể gây ra hiện tượng chậm kinh hoặc mất kinh
Thừa cân/Béo phì
Thừa cân hay béo phì đều có các tác động không tốt tới cơ thể. Hàm lượng mỡ trong cơ thể tăng cao có thể làm tăng sản xuất estrogen trong cơ thể gây mất cân bằng giữa estrogen và progesteron, là hai hormon liên quan đến việc điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ. [1]
Béo phì ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng ở nữ giới. PCOS gây dư thừa androgen – nồng độ hormone “nam”, rối loạn quá trình rụng trứng khiến chu kỳ không đều hoặc buồng trứng đa nang.
PCOS gây ra các triệu chứng như:
- Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt.
- Khó mang thai do rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng.
- Rậm lông, thường ở mặt, ngực, lưng hoặc mông.
- Tăng cân.
- Tóc mỏng và rụng tóc từ đầu.
- Da nhờn hoặc mụn trứng cá.
- PCOS cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường type 2 và tăng cholesterol. [3]
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra sự rối loạn trong quá trình rụng trứng
Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
Buồng trứng là cơ quan nhỏ có hình bầu dục ở phần bụng dưới của người phụ nữ. Buồng trứng có vai trò quan trọng này trong quá trình thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt và phát triển của vú – tạo ra hormone estrogen và progesterone.
Phụ nữ mắc bệnh suy buồng trứng nguyên phát có thể bị giảm số lượng trứng hay buồng trứng không phát triển đầy đủ hoặc không thể giải phóng trứng một cách bình thường. Điều này khiến buồng trứng không sản xuất được lượng hormon ở mức bình thường hoặc gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Suy buồng trứng nguyên phát khiến cơ thể không tạo đủ lượng hormon bình thường
Sử dụng biện pháp ngừa thai
Sử dụng các biện pháp tránh thai có thể gây ra các tác động không tốt đến chu kỳ kinh nguyệt:
- Thuốc tránh thai chứa các hormone estrogen và progesteron ngăn cản buồng trứng phóng thích trứng, có thể mất kinh đến 6 tháng để chu kỳ ổn định trở lại sau khi ngừng thuốc.
- Các loại biện pháp tránh thai khác như cấy hoặc tiêm cũng có thể gây chậm kinh.
Sử dụng biện pháp tránh thai kết hợp với các yếu tố khác như stress, chế độ ăn uống không lành mạnh và thay đổi cân nặng đột ngột có thể gây ra thiếu kinh và chu kỳ kinh không đều. [4]
Sử dụng biện pháp ngừa thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Cho con bú
Hoạt động bú làm giảm hormone giải phóng gonadotropin, hormone tạo hoàng thể và giải phóng hormone kích thích nang trứng, dẫn đến vô kinh, thông qua con đường opioid nội não: beta-endorphin ức chế tiết hormone giải phóng gonadotropin và dopamine.Từ đó kích thích tiết prolactin và sản xuất sữa. [5]
Cho con bú giúp giảm rụng trứng trở lại. Trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt trước 6 tháng chủ yếu là không phóng noãn, và mức sinh còn thấp. Cơ sở sinh lý của vô kinh do tiết sữa chưa được hiểu đầy đủ.
Theo các chuyên gia, khi mang thai mức độ prolactin tuần hoàn tăng lên rất nhiều. Nồng độ prolactin trong máu tăng cao bắt đầu từ tuần thứ 8 và tăng lên mức 200 ng/ml khi đủ tháng.
Ở phụ nữ đang cho con bú, nồng độ prolactin vẫn tăng cao, với các đợt tăng bài tiết trong và sau khi bú. Bằng chứng chỉ rõ thực tế rằng tình trạng tăng prolactin máu dai dẳng do cho con bú sau sinh dẫn đến tình trạng không phóng noãn hoặc ít phóng noãn và điều này dẫn đến vô kinh tương đối trong thời gian này. [6]
Phụ nữ cho con bú có thể bị trễ kinh
Tiền mãn kinh sớm
Hầu hết phụ nữ bắt đầu mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55. Những phụ nữ xuất hiện các triệu chứng vào khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn được coi là tiền mãn kinh sớm. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp trứng đang giảm dần, dẫn đến bị chậm kinh và cuối cùng là kết thúc kỳ kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa độ tuổi sinh sản và không sinh sản. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen trong buồng trứng bắt đầu giảm dần khiến lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ của bạn cũng giảm. [7]
Tiền mãn kinh là nồng độ estrogen trong buồng trứng giảm dần gây ra mất kinh
Các vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Hormone tuyến giáp cũng có vai trò trong việc điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới.
Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Cường giáp có thể dẫn đến tình trạng chậm kinh
Thay đổi đồng hồ sinh học
Việc thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể làm cho các tuyến hormone thay đổi theo, đây được xem là nguyên nhân gây nên trễ kinh. Nếu bạn thường xuyên thay đổi giờ giấc làm việc từ ngày sang đêm, không cố định thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể đến sớm hoặc muộn hơn so với dự kiến.
Kinh nguyệt cũng có thể bị thay đổi nếu bạn mắc hội chứng jet lag (một triệu chứng rối loạn giấc ngủ tạm thời khi bạn đi qua những múi giờ khác nhau).
Thay đổi đồng hồ sinh học làm cho các tuyến hormone thay đổi theo dẫn đến chậm kinh
Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh, xảy ra khi có quá nhiều hoặc quá ít hormone trong máu. Khi các hormone estrogen, progesterone và testosterone trong cơ thể không cân bằng, có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
Cơ thể chúng ta luôn kiểm soát hàm lượng hormone ở mức cân bằng để hoạt động một cách bình thường. Do đó, việc mất cân bằng nội tiết tố nhỏ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là với chu kỳ kinh nguyệt.
Để duy trì nội tiết tố luôn ở mức cân bằng, ngoài việc thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, tập thể dục,… bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để hỗ trợ thêm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật và một số loại thuốc hóa trị liệu có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể và tác động lên chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn theo những cách khác nhau. Chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nồng độ prolactin gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. [8]
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị đau mắt đỏ: Một số lưu ý cha mẹ cần quan tâm!
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể
Bệnh lý ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Bệnh tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt vì hormone tuyến giáp giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Hormone tuyến giáp không cân bằng có thể khiến chu kỳ của bạn không đều.
Hormone tuyến giáp không cân bằng có thể khiến chu kỳ của bạn không đều
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể bị trễ kinh. Bởi vì những người bị PCOS thường có thêm các nang trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra lâu hơn.
Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể bị trễ kinh
Các khối u tuyến yên (có thể là ung thư hoặc không): Các khối u tuyến yên tiết ra lượng dư thừa prolactin, là nguyên nhân gây ra trễ kinh.
Các khối u tuyến yên tiết ra lượng dư thừa prolactin gây ra trễ kinh
Bệnh của tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận rối loạn làm thay đổi sự tiết hormone cortisol. Chính hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự rối loạn của 2 loại nội tiết tố này là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh của tuyến thượng thận gây rối loạn hormone dẫn đến trễ kinh
U nang buồng trứng: Khi những khối u nang xuất hiện trong buồng trứng, chúng có thể làm mất cân bằng hormone estrogen hay progesterone. Những nội tiết tố này làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
U nang buồng trứng ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn chức năng gan: Rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến việc thay đổi nồng độ bất thường của estrogen và testosterone.
Rối loạn chức năng gan làm thay đổi nồng độ bất thường của estrogen và testosterone
Bệnh tiểu đường: Gây ra lão hóa mạch máu sớm làm đẩy nhanh quá trình lão hóa buồng trứng. Điều này làm cho kinh nguyệt của bạn có thể bị trễ và không đều.
Bệnh tiểu đường làm cho chu kỳ kinh nguyệt có thể bị trễ và không đều
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu bạn bị trễ kinh đi kèm với các triệu chứng sau:
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Cường kinh.
- Sốt, đau dữ dội, buồn nôn và ói mửa.
- Chảy máu kéo dài hơn 7 ngày.
- Chảy máu sau khi bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh và không có kinh trong một năm. [9]
Nên đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu trễ kinh kèm theo nôn, buồn nôn
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác lý do chậm kinh và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất đối với cơ thể của bạn. Bên cạnh đó, bạn hãy ghi chép lại các chu kỳ kinh nguyệt mà bạn đã trải qua, điều này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán tốt hơn.
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán trễ kinh như:
- Kiểm tra hormone: Xét nghiệm FSH (follicle stimulating hormone), LH (luteinizing hormone), estrogen và progesterone có thể giúp đánh giá hàm lượng hormone trong cơ thể và xác định nguyên nhân của trễ kinh.
- Siêu âm: Sử dụng để kiểm tra các bất thường trong tử cung, buồng trứng hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Xét nghiệm Y tế tổng quát: Xét nghiệm glucose, xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm gan và xét nghiệm sinh hóa khác có thể được tiến hành để tìm hiểu các vấn đề sức khỏe có thể gây ra trễ kinh.
- Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc vào triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm khác như xét nghiệm về chức năng tuyến giáp, xét nghiệm máu, xét nghiệm vi khuẩn hoặc xét nghiệm vi sinh vật.
>>>>>Xem thêm: Chả giò bao nhiêu calo? Ăn chả giò có béo không? Cách ăn ít tăng cân
Siêu âm giúp tìm ra nguyên nhân gây trễ kinh
Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa sản
Hãy đến các trung tâm y tế gần nhất hoặc các khoa Sản phụ khoa của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc,…
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
Bài viết trên đã đưa ra 13 nguyên nhân chậm kinh mà không có thai ở phụ nữ. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu của mình nhé!