Nghỉ lễ là thời điểm các gia đình thường tổ chức đi về quê hoặc đi du lịch xa cùng nhau. Tuy nhiên, khi bạn say xe thì có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và gây cản trở cuộc vui chơi. Cùng Kenshin tìm hiểu về cách chống say xe qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: 20 cách chống say tàu xe hiệu quả dịp lễ và các lưu ý khi bị say xe
Contents
- 1 Say xe là gì?
- 2 Nguyên nhân bị say xe
- 3 Cách chống say tàu xe
- 3.1 Lái xe
- 3.2 Nhìn thẳng về hướng xe đang đi
- 3.3 Giữ mắt tập trung vào đường chân trời
- 3.4 Thay đổi vị trí ngồi
- 3.5 Mở cửa sổ
- 3.6 Nhai kẹo cao su
- 3.7 Ăn thức ăn nhẹ
- 3.8 Uống nước hoặc thức uống có ga
- 3.9 Trò chuyện và nghe nhạc
- 3.10 Hạn chế đọc sách hoặc xem điện thoại
- 3.11 Bấm huyệt
- 3.12 Sử dụng tinh dầu
- 3.13 Uống trà thảo mộc
- 3.14 Dùng viên ngậm rễ cam thảo
- 3.15 Sử dụng thuốc không kê đơn
- 4 Cách trị say xe lâu dài
- 5 Lưu ý khi bị say xe
Say xe là gì?
Say xe là hiện tượng não bộ không thể cảm nhận được thông tin từ tai, mắt hoặc cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ù tai, chóng mặt hoặc khó chịu ở bụng, vã mồ hôi,…
Say xe là hiện tượng mất kết nối giữa tai và mắt gây ra triệu chứng chóng mặt, buồn nôn
Nguyên nhân bị say xe
Say xe thường xuất hiện do não bộ không thích nghi kịp với những biến đổi về tốc độ liên tục của xe ô tô hoặc thuyền như giảm tốc hoặc tăng tốc.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị say xe bao gồm: chóng mặt, đau nhức đầu, sôi bụng, buồn đi đại tiện hoặc buồn nôn, nôn mửa ra đồ ăn, đồ uống thậm chí ra cả dịch tiêu hóa, người mệt lả, thiếu sức sống,…
Nguyên nhân bị say xe là do cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi của vận tốc
Cách chống say tàu xe
Lái xe
Các nhà khoa học cho rằng say xe là do mất tương xứng giữa chuyển động của mắt và tai. Chính vì thông tin truyền đến não bộ không đồng nhất dẫn đến hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Nếu bạn là người lái xe thì khả năng kết nối giữa hai cơ quan này sẽ tốt hơn, khiến thông tin trở nên đồng nhất. Do đó, lái xe có thể giúp khắc phục tình trạng say xe tương đối hiệu quả.
Lái xe giúp tăng khả năng kết nối của tai và mắt và chống say xe
Nhìn thẳng về hướng xe đang đi
Nếu bạn không phải người lái thì hãy nhìn thẳng về phía trước, cùng với chiều di chuyển của xe. Tương tự như khi lái xe, việc nhìn thẳng có thể giúp giảm bớt những thông tin về chuyển động đa chiều của thị giác.
Nhờ đó, có thể giúp thị giác, thính giác và não bộ hình thành mối kết nối đồng nhất, giúp cơ thể giữ thăng bằng khi di chuyển và giảm đáng kể các triệu chứng say xe.
Nhìn thẳng theo hướng xe đang đi là cách chống say xe hiệu quả
Giữ mắt tập trung vào đường chân trời
Lời khuyên hữu ích cho người bị say xe là nên nhìn về phía đường chân trời theo hướng xe đang di chuyển.
Do việc tập trung vào một đối tượng đứng yên ở phía xa sẽ làm cho mắt, tai có thể nhìn và cảm nhận cùng một chuyển động. Từ đó giúp giảm sự không đồng nhất giữa mắt và tai, hỗ trợ làm thăng bằng cảm giác bên trong não bộ và giảm cảm giác say xe.
Người bị say xe nên nhìn về phía đường chân trời
Thay đổi vị trí ngồi
Để hạn chế tình trạng say xe thì bạn cần giảm thiểu tối đa sự mất kết nối giữa 3 cơ quan là mắt, tai và não bộ. Điều này có thể được cải thiện thông qua việc lựa chọn chỗ ngồi phù hợp với từng loại phương tiện như:
- Xe ô tô: nên lựa chọn hàng ghế trước, cạnh tài xế và gần cửa sổ để có tầm nhìn thẳng tốt nhất.
- Tàu hỏa: nên ngồi ở hàng ghế cùng chiều với chuyển động của tàu và cạnh cửa sổ.
- Máy bay: nên ngồi ở những vị trí có thể cảm nhận luồng không khí dồi dào như cạnh cánh máy bay hoặc cửa sổ.
- Tàu thuyền: nên ngồi ở những vị trí ở đầu hoặc giữa cabin tàu để tránh sự gập gềnh, lên xuống quá mức của dòng nước.
Bạn nên ngồi cùng với chiều đi của tàu hỏa để chống say
Mở cửa sổ
Duy trì bầu không khí trong xe mát mẻ, trong lành cũng hỗ trợ làm giảm nhẹ những triệu chứng say xe.
Nếu trên xe có mùi hôi, mùi xăng dầu khó chịu, khiến bạn buồn nôn thì mở cửa sổ là một giải pháp cải thiện dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn nên tắt điều hòa trước khi mở cửa để tránh gây hao phí nhiên liệu nhé!
Mở cửa sổ giúp thông thoáng khí có thể tránh say xe
Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su có thể giúp đầu óc tập trung, hạn chế sự mất cân bằng trong não bộ gây ra triệu chứng say xe. Bạn có thể sử dụng các loại kẹo cao su có hương bạc hà hoặc hương trái cây và ít đường trong suốt đường đi để giảm cảm giác say xe.
Ngoài ra, bạn việc thay thế kẹo cao su bằng các loại snack, hạt dinh dưỡng hoặc bánh ngọt,… cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Nhai kẹo cao su giúp đầu óc tỉnh táo và chống say xe
Ăn thức ăn nhẹ
Một trong những cách chống say xe đơn giản, hiệu quả là hạn chế ăn quá no. Thực phẩm nhiều đường, chiên rán ngập dầu mỡ hoặc có tính acid có thể làm tình trạng say xe nặng hơn vì chúng có thời gian tiêu hóa chậm.
Thay vào đó, bạn hãy ăn một món ăn dễ tiêu để làm dịu cơn buồn nôn như bánh mì, ngũ cốc, táo và chuối… trong suốt thời gian di chuyển dài trên xe.
Cách để chống say xe là ăn nhẹ trên đường đi
Uống nước hoặc thức uống có ga
Nhấp một ngụm nước lạnh, đồ uống có ga, sữa hay nước ép táo cũng có thể giúp bạn hạn chế cảm giác buồn nôn.
Bạn nên bỏ qua đồ uống có chứa cafein như cà phê, một số loại nước ngọt từ đường tinh luyện vì chúng có thể góp phần làm mất nước và khiến cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn.
Uống nước có thể hạn chế say xe
Trò chuyện và nghe nhạc
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nghe nhạc có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và các triệu chứng sinh lý khác liên quan đến việc say tàu xe.[1]
Do đó, hãy trò chuyện với những người xung quanh hoặc nghe nhạc sôi động để giúp bạn phân tâm và quên đi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn khi say xe.
Trò chuyện và nghe nhạc giúp giảm cảm giác buồn nôn khi say xe
Hạn chế đọc sách hoặc xem điện thoại
Khi tập trung vào một thứ gì đó ở gần như xem điện thoại hoặc đọc sách,… bạn có thể làm ngắt kết nối giữa cảm giác mắt và tai, khiến tình trạng say xe trở nên nặng hơn.
Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử hoặc đọc chữ khi đang ngồi trên xe. Thay vào đó, có thể chuyển sang sách nói, nghe nhạc hoặc ngủ một giấc ngắn để hạn chế sự mệt mỏi.
Hạn chế đọc sách để chống say xe
Bấm huyệt
Theo Y học cổ truyền, say xe là do cơ thể suy yếu, khí huyết hư nhược không nuôi dưỡng được não, tai và mắt. Từ đó làm cho khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bị sai lệch.
Bấm huyệt là cách kích thích, làm thông kinh hoạt lạc, giúp điều chỉnh chức năng của khí huyết và tạng phủ, từ đó giúp chữa say xe hiệu quả.
Cách bấm huyệt cũng vô cùng đơn giản, thường bấm huyệt nội quan và hợp cốc. Cụ thể như sau:
- Huyệt nội quan: nằm ở dưới các đường ngấn cổ tay. Bạn có thể dùng 4 ngón tay đỡ ở cổ tay và dùng ngón tay cái ấn vào huyệt, sau đó day nhẹ trong 2 – 3 phút.
- Huyệt hợp cốc: nằm ở góc xương ngón tay cái và tay trỏ. Bạn nên dùng ngón cái của tay đối diện đặt vào huyệt, ấn và day nhẹ trong 2 – 3 phút.
Sau khi bấm huyệt, có thể xảy ra hiện tượng tê nhẹ cánh tay và bàn tay. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, vì triệu chứng đó là bình thường và có thể phục hồi trong thời gian ngắn.
Tìm hiểu thêm: Lá dứa chữa bệnh tiểu đường được không? Lợi ích và cách dùng lá dứa
Bấm huyệt hợp cốc có thể chống say xe
Sử dụng tinh dầu
Một số mùi hương như tinh dầu gừng, oải hương, bưởi có thể làm giảm tình trạng say xe hoặc tinh dầu bạc hà thường dùng trong bệnh bệnh viện để giảm cảm giác buồn nôn của bệnh nhân.
Có nhiều cách để sử dụng tinh dầu, nhưng phương pháp khuếch tán đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn có thể mua máy xông tinh dầu hoặc sử dụng vòng đeo chứa tinh dầu sẽ thuận tiện hơn khi di chuyển.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có sẵn các thiết bị đó, bạn có thể gấp đôi vỏ cam, quýt, bưởi,… đặt ở gần mũi để ngửi. Bạn nên ưu tiên sử dụng vỏ quýt vì nó có mùi thơm dễ chịu nhất.
Có thể sử dụng tinh dầu để chống say xe
Uống trà thảo mộc
Theo quan điểm của Đông y, hoa cúc, trà xanh hoặc bột quế là những loại thảo mộc có khả năng làm dịu, giảm tiết acid trong dạ dày,… Trước khi đi tàu xe, bạn có thể uống các loại trà thảo mộc tươi hoặc pha sẵn trà và cất trong bình giữ nhiệt, mang theo để uống khi cần thiết.
Uống trà thảo mộc giúp hạn chế say xe
Dùng viên ngậm rễ cam thảo
Rễ cam thảo được sử dụng để làm dịu cơn đau do loét dạ dày, kích ứng acid dạ dày và giúp tăng cường tiêu hóa. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng được biết với tác dụng giúp tránh buồn nôn và nôn.
Bạn có thể mua viên ngậm rễ cam thảo ở các nhà thuốc trên toàn quốc để sử dụng khi di chuyển bằng tàu xe. Ngoài ra, có thể nhai trực tiếp hoặc hãm cam thảo với nước sôi để uống.
Rễ cam thảo có hiệu quả cao giúp chống say xe
Sử dụng thuốc không kê đơn
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống nôn hoặc chống say xe như:
- Thuốc kháng histamin H1: diphenhydramine, loratadin, promethazine hydroclorid,…
- Thuốc kháng cholinergic: như scopolamin giúp giảm tiết nước bọt và ngăn ngừa triệu chứng nôn, buồn nôn lên đến 72 giờ.
Sử dụng thuốc không kê đơn để chống say xe
Cách trị say xe lâu dài
Bổ sung vitamin B6
Vitamin B6 thường được dùng để bồi bổ hệ thần kinh trung ương, giúp giảm nôn và buồn nôn ở phụ nữ có thai hoặc mắc các bệnh lý rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên, khi dùng vitamin B6 để trị say xe lâu dài thì bạn chỉ nên dùng liều tối đa 100mg/ngày.
Bổ sung vitamin B6 giúp hạn chế say xe lâu dài
Uống 5-HTP và magie
Nồng độ serotonin trong não bộ quá thấp cũng là một nguyên nhân gây chóng mặt, ù tai, nôn mửa và mệt mỏi trong chứng say xe.
Việc bổ sung magie và 5 – HTP hay 5 – hydroxytryptophan có thể giúp kích thích tạo serotonin và từ đó giúp giảm thiểu triệu chứng say xe hiệu quả.
5-HTP có tác dụng chống say xe
Dùng các loại thảo mộc
Một số loại thảo mộc có vai trò tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp não bộ tập trung hoặc làm dịu tình trạng dư thừa acid dạ dày gây khó chịu, buồn nôn khi say xe.
Bạn có thể sử dụng kéo dài các loại thảo mộc trước khi đi tàu xe từ vài ngày đến vài tuần để giúp hạn chế say xe như: bạc hà, gừng, trần bì, thảo linh lăng hoặc lá trầu không,…
Dùng các loại thảo mộc để tránh say xe
Dùng vòng đeo tay chống say xe
Hiện nay, các loại vòng đeo tay chống say xe đã được sử dụng tương đối phổ biến và được chứng minh có hiệu quả tương đối tốt cho cơ thể. Vòng chống say xe dựa trên nguyên lý kích thích vào các huyệt hợp cốc và nội quan trong y học cổ truyền nhằm giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.
Vòng đeo tay chống say xe giúp đem lại hiệu quả cao
Dùng liệu pháp phản hồi sinh học
Nếu bạn thường xuyên di chuyển bằng các loại tàu xe thì có thể thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học, giúp cơ thể quen dần với điều kiện di chuyển của xe. Để thực hiện liệu pháp này, bạn có thể xem phim hoặc chơi các trò chơi tốc độ cao để tạo sự thích nghi cho cơ thể.
Chơi các trò chơi tốc độ cao để cơ thể thích nghi dần dần, tránh say xe
Lưu ý khi bị say xe
Lời khuyên khi bị say xe
Nếu chẳng may bạn có những triệu chứng say xe thì bạn nên cố gắng thực hiện các biện pháp để tránh làm chứng say xe trở nên nghiêm trọng hơn như:
- Ngửi mùi vỏ quýt, vỏ cam hoặc ăn bánh mì để giảm mùi xăng xe gây buồn nôn.
- Cố gắng nằm xuống hoặc dựa vào ghế để ngủ nhằm giảm cảm giác mệt mỏi.
- Thắt chặt đai an toàn trên xe để khiến cơ thể không bị di chuyển quá nhiều khi xe chạy.
Ngủ là cách chống say xe hiệu quả
Cần cẩn thận khi dùng thuốc chống say xe cho trẻ
Hầu hết các loại thuốc chống say xe có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vì bản chất thuốc say xe có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như: buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tinh thần hoặc táo bón.
Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao khi cho trẻ dùng thuốc chống say xe, không được dùng thuốc quá liều cũng như kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của trẻ.
Trẻ quấy khóc có thể là do tác dụng phụ của thuốc chống say xe
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu trẻ gặp những triệu chứng bất thường khi dùng thuốc chống say xe thì bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời như:
- Trẻ ngủ li bì, ngủ gà, ngủ gật, khó có thể đánh thức.
- Tinh thần hoảng loạn, quấy khóc nhiều.
- Nhịp thở chậm dần hoặc có những cơn ngừng thở.
- Táo bón kéo dài trên 3 ngày.
>>>>>Xem thêm: 7 cách dùng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa hiệu quả và lưu ý khi dùng
Trẻ ngủ li bì, ngủ gà, ngủ gật, khó có thể đánh thức là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Kenshin hi vọng bạn đã bỏ túi cho mình được những mẹo nhỏ về cách chống say tàu xe. Hãy thử áp dụng các cách trên và chia sẻ đến bạn bè và người thân nếu thấy hiệu quả nhé!
Nguồn: Healthline, CDC, Cleveland Clinic.