Viêm họng Viêm họng là bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng, thường gây cảm giác ngứa, đau, rát ở cổ họng, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc. Viêm họng có hai thể bệnh là cấp tính và mạn tính. Cùng tìm hiểu cách chữa viêm họng tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong bệnh viêm họng qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 13 cách chữa viêm họng tại nhà từ những nguyên liệu dễ làm
Contents
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý chắc chắn là có tính kháng khuẩn, sát trùng được sử dụng để sát khuẩn và vệ sinh trong y tế, có hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trong viêm họng.
Bạn có thể sử dụng các loại nước muối sinh lý pha sẵn hoặc tự pha với tỷ lệ 0.9% ( 9 gam muối tinh khiết trong 1 lít nước cất). Súc miệng và khò họng bằng nước muối ấm 1 – 2 lần/ ngày giúp giảm nhẹ cảm giác đau rát họng, làm loãng và loại bỏ đờm cải thiện tình trạng khó nuốt, khàn giọng. Khò họng bằng nước muối cần chú ý:
- Ngậm nước muối trong miệng khoảng 5 phút.
- Từ từ ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối tạo tiếng kêu “khò khò”.
- Nhổ nước vừa khò đi sau đó lặp lại động tác trên 3 – 4 lần với nước muối mới.
- Chú ý không pha nước muối quá mặn hoặc ngậm muối hạt trực tiếp trong miệng vì độ mặn cao của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc khiến bệnh lâu khỏi.
Nước muối sinh lý giúp cải thiện tình trạng khó chịu của viêm họng
Mật ong
Trong thành phần của mật ong giàu các chất chống oxy hóa, kháng viêm và tăng sức đề kháng như chrysin, catalase, vitamin A và vitamin E. Sử dụng mật ong giúp làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng khàn giọng.
Lấy khoảng 2 muỗng mật ong (khoảng 20g) pha với 300ml nước ấm, khuấy đều hỗn hợp đến khi tan hết. Ngậm trong miệng rồi từ từ nuốt, áp dụng 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất.
Mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn có hiệu quả trong điều trị viêm họng
Rễ cam thảo
Trong Đông y rễ cam thảo là một vị thuốc chữa viêm họng mạn tính. Theo y học hiện đại, rễ cam thảo có chứa axit glycyrrhizic có tác dụng tăng tiết dịch, làm loãng đờm thuận lợi cho việc loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp.
Sử dụng rễ cam thảo để chữa viêm họng:
- Dùng khoảng 250ml nước sôi để hãm 15g rễ cam thảo trong 15 – 20 phút.
- Dùng trà cam thảo vừa pha lúc còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Theo y tế cần tránh và không nên dùng các sản phẩm có thành phần rễ cam thảo khi đang mang thai hoặc cho con bú.
Rễ cam thảo giúp cải thiện tình trạng viêm họng
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại thức uống rất tốt và rất có hiệu quả trong việc giảm sưng và cải thiện triệu chứng đau họng trong viêm họng. Trong trà hoa cúc có chứa apigenin – một chất chống oxy hóa và kháng viêm giúp làm dịu cổ họng, đẩy lùi cảm giác đau, rát họng.
Bạn có thể ngậm trà ở miệng vài giây trước khi nuốt để có hiệu quả tốt hơn.
Trà hoa cúc có hiệu quả trong điều trị viêm họng
Tắc (quất)
Tắc hay quất là loại quả rất phổ biến và dễ dàng tìm thấy. Trong tắc có chứa lượng lớn vitamin C giúp chống oxy hóa, kháng viêm và tăng sức đề kháng.
Cách làm tắc chưng đường phèn để chữa viêm họng:
- Rửa sạch 3 – 5 quả tắc tươi và chuẩn bị khoảng 20g đường phèn, có thể dùng thêm 80ml mật ong.
- Cắt đôi tắc rồi cho vào chén.
- Giã nhuyễn đường phèn cho vào chén tắc
- Hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.
- Để nguội, dùng cả nước lẫn cái.
- Áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Tắc ngâm mật ong có hiệu quả trong điều trị viêm họng
Bạc hà
Trong bạc hà có chứa tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu menthol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm tan đờm. Ngoài ra, axit rosmarinic có trong bạc hà chống các phản ứng dị ứng mang lại cảm giác dễ chịu cho cổ họng.
Tuy nhiên, người bị hen suyễn hoặc bệnh COPD không nên sử dụng tinh dầu menthol vì có thể kích thích đường hô hấp gây các triệu chứng khó thở.
Cách pha trà bạc hà để trị đau họng tại nhà:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 5 gam là bạc hà tươi rửa sạch và vò xát nhẹ.
- Hãm bạc hà với khoảng 250 – 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút.
- Có thể thêm 1 ít đường phèn để dễ uống hơn, dùng trà khi còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.
Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn có hiệu quả trong điều trị viêm họng
Gừng tươi
Gừng tươi có hiệu quả trong việc giảm đau trong viêm họng, giảm sưng và làm loãng chất nhầy. Trong gừng tươi có chứa tinh dầu gingerol – một hợp chất có đặc tính kháng viêm, ức chế sự phát triển của virus và ngăn chặn các protein gây viêm.
Bạn có thể cái thiện sự khó chịu của viêm họng bằng một tách trà gừng túi lọc hoặc tự pha theo cách dưới đây:
- Cho khoảng 10g gừng tươi hoặc gừng khô đã thái lát vào cốc có chứa khoảng 200ml nước sôi
- Đậy kín miệng cốc và ngâm gừng trong ít nhất 5 phút.
- Lọc bỏ gừng, lấy nước và dùng khi còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng gừng tươi có hiệu quả trong điều trị viêm họng
Tỏi
Tỏi là một loại gia vị thường xuất hiện trong các món ăn. Ngoài ra, tỏi cũng là loại thảo dược có hiệu quả tốt trong cải thiện cảm giác đau rát khi viêm họng, làm ấm họng, giảm viêm và kháng khuẩn. Điều này là do trong tỏi có chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như allicin, liallyl,…
Cách trị viêm họng tại nhà bằng tỏi nướng:
- Nướng tỏi (giữ nguyên cả vỏ) đến khi cháy xém phần vỏ ngoài và có mùi thơm nhẹ
- Để nguội sau đó bóc vỏ, loại bỏ phần bị cháy.
- Giã nát tỏi cùng với 1 – 2g muối.
- Thêm vào 30ml nước, chắt lấy nước cốt và bỏ phần xác.
- Dùng mỗi ngày 1 lần và nên dùng ngay vì hỗn hợp để ngoài môi trường 10 phút sẽ mất tác dụng.
Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan
Tỏi giúp cải thiện tình trạng viêm họng
Tía tô
Theo Đông y, tía tô là vị thuốc có vị cay, tính ấm giúp thanh lọc cơ thể, bổ phế rất tốt cho các bệnh về hô hấp. Trong y học hiện đại, tía tô giàu tinh dầu và các khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng.
Cách trị viêm họng tại nhà bằng nước lá tía tô:
- Rửa sạch lá tía tô (sử dụng khoảng 200 – 300g), sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
- Để ráo nước rồi thái khúc khoảng 5 – 7cm.
- Đun lá tía tô cùng với 2.5 lít nước đến sôi thì giảm lửa nhỏ trong 3 phút rồi tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước, có thể dùng lúc nóng hoặc để nguội.
Tía tô giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu trong viêm họng
Chanh
Chanh tươi có chứa hàm lượng cao acid citric giúp làm loãng đờm, vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Do đó, sử dụng chanh giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cách giảm đau họng bằng cách ngậm chanh tươi:
- Rửa sạch chanh sau đó thái thành từng lát mỏng.
- Rắc 1 lượng muối vừa đủ lên từng lát chanh.
- Ngậm lát chanh tẩm muối vào miệng trong 10 phút.
- Bạn cũng có thể thay thế muối bằng mật ong.
Chanh có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm họng
Củ cải trắng
Theo y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, tính bình giúp thúc đẩy hô hấp và khả năng làm tiêu đờm.
Theo y học hiện đại, thành phần Raphanin trong củ cải trắng có khả năng ức chế vi khuẩn, kháng viêm nên rất hữu hiệu trong việc cải thiện các triệu chứng viêm họng như đau rát họng, sưng họng.
Cách sử dụng củ cải trắng để chữa viêm họng:
- Dùng khoảng 250g củ cải tươi rửa sạch, rọt vỏ, cắt nhỏ.
- Cho củ cải đã cắt nhỏ vào nồi, đổ thêm 800ml nước.
- Bật bếp, đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Tắt bếp, lọc lấy phần nước.
- Dùng mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Củ cải trắng có lợi cho hệ hô hấp
Quế
Quế có vị cay nhẹ, ấm mang lại cảm giác dịu nhẹ cho cổ họng. Thành phần cinnamaldehyde trong quế có tác dụng giảm đau, kháng viêm giúp giảm cảm giác đau rát họng, cải thiện cảm giác khó chịu ở họng.
Cách dùng quế chữa viêm họng tại nhà:
- Nghiền mịn 2g bột quế cùng với 2g cam thảo và 2g gừng khô.
- Hòa hỗn hợp trên vào khoảng 20ml nước ấm.
- Ngậm trong khoảng 10 phút rối nuốt từ từ.
- Lặp lại phương pháp này 2 – 3 lần mối ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Quế có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng
Giấm
Giấm táo có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng, kháng khuẩn và long đờm. Điều này nhờ vào pH acid của giấm táo giúp cân bằng pH ở các mô, ức chế hoạt động của vi khuẩn và làm loãng chất nhầy.
Cách dùng giấm để chữa đau họng tại nhà:
- Cho 2 thìa giấm (có thể dùng giấm táo) khoảng 30ml cho vào cốc.
- Cho vào cốc khoảng 250ml nước ấm, khuấy đều.
- Súc miệng và khò họng với dung dịch trên 3 – 4 lần mỗi ngày.
- Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Giấm giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của viêm họng
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn cần đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe khi tình trạng viêm họng không cải thiện và có xuất hiện các dấu hiệu như:
- Viêm họng kéo dài hơn 1 tuần.
- Khó nuốt, khó thở.
- Sốt cao hơn 39 độ C.
- Lẫn máu trong nước bọt hoặc đờm.
- Sưng ở cổ.
- Khó mở miệng, đau khi nuốt.
- Đau tai, mũi và các khớp trên cơ thể.
- Xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm.
- Đau và cứng cổ.
Cần đến gặp bác sĩ nếu viêm họng kéo dài kèm triệu chứng khác
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
- Đánh giá lâm sàng: Bác sĩ có thể dựa trên các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm họng như: sốt cao đột ngột, đau mỏi toàn thân, đau rát họng, ho khan hoặc ho có đờm, niêm mạc họng đỏ, sưng tấy và có chấm mủ trắng,…
- Xét nghiệm nhanh kháng nguyên: đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản và cho kết quả nhanh chóng.
- Cấy dịch tiết: phương pháp này cho kết quả lâu hơn nhưng lại có độ chính xác cao hơn.
- Phương pháp sinh học phân tử: phương pháp này sử dụng dịch hầu họng giúp phát hiện tác nhân gây bệnh trong thời gian nhanh chóng.
- Nội soi tai mũi họng: một ống nội soi y tế với một đầu được gắn camera siêu nhỏ cùng đèn sáng được đưa vào bộ phận cần kiểm tra (tai, mũi hoặc họng) camera sẽ ghi lại các hình ảnh bên trong hệ thống tai – mũi họng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
>>>>>Xem thêm: 24 cách làm nước detox giảm cân cho người đau dạ dày và lưu ý khi uống
Hình ảnh bác sĩ khám lâm sàng trong chẩn đoán bệnh viêm họng
Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương (BV tai mũi họng TW), Bệnh viện Quân Y 108,…
Bài viết đã cung cấp cho bạn những cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản và hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!