Các nguyên nhân làm răng ố vàng có thể do: đồ ăn, hút thuốc, di truyền, nghiến răng, lão hoá, một số loại bệnh, thuốc, tai nạn… Cùng Kenshin tìm hiểu ngay 12 nguyên nhân ố vàng răng để biết cách phòng tránh phù hợp bạn nhé!
Bạn đang đọc: 12 nguyên nhân gây răng ố vàng khiến bạn bất ngờ
Contents
Đồ ăn
Một số thực phẩm nếu sử dụng thường xuyên có thể làm cho răng bạn ố vàng, vì trong các thực phẩm này chứa các sắc tố bám vào men răng dẫn đến bề mặt răng bị ố như:
- Nước sốt cà chua có trong các món mì ý.
- Cà ri gà hoặc bò.
- Các loại quả mọng.
Bên cạnh đó chế độ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể làm cho răng bạn ố vàng, xỉn màu và thu hút vi khuẩn như:
- Kẹo ngọt.
- Các loại kem que.
- Kẹo cao su có đường.
Thức uống
Một số loại thức uống khi tiếp xúc với men răng lâu ngày gây ra ố vàng ở răng, các loại đồ uống có nhiều đường hoặc sẫm màu sắc như:
- Cà phê.
- Trà (thức uống chứa nhiều tanin).
- Rượu vang đỏ.
- Nước ngọt có gas.
- Đồ uống có hương liệu nhân tạo.
Hút thuốc
Nicotine tiếp xúc với răng khi bạn hút thuốc không chỉ gây nghiện, cũng như các bệnh lý về phổi nguy hiểm mà còn dẫn đến các vết ố vàng xuất hiện trên bề mặt trên răng của bạn.
Bạn nên hạn chế hút thuốc và cố gắng lên kế hoạch cai thuốc là. Điều này sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn và giữ răng trắng sạch khi kết hợp thêm thói quen chăm sóc răng miệng.
Vệ sinh răng miệng kém
Thói quen ăn uống không lành mạnh, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém hoặc vệ sinh không đúng cách khiến các mảng bám hình thành. Khi chúng không được làm sạch sẽ tích tụ ở răng, lâu ngày sẽ xuất hiện vôi răng, đẩy nhanh sự ố vàng răng và tệ hơn có thể gây sâu răng. Sai lầm trong vệ sinh răng miệng mà đa số người mắc phải thường là:
- Không đánh răng thường xuyên.
- Không sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng.
- Không súc miệng kỹ.
Bệnh
Một số bệnh lý hoặc liệu pháp khi điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến men răng và làm ố vàng răng có thể kể đến là:
- Tia bức xạ khi hóa trị ung thư đầu hoặc cổ có thể gây đổi màu răng.
- Bệnh nhiễm trùng ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển men răng ở trẻ dẫn đến đổi màu răng.
Thuốc
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thuốc để điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết khi bạn mắc các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên sau những đợt điều trị thuốc thì một số sử dụng có thể dẫn đến tình trạng ố vàng răng chẳng hạn như:
- Theo Viện Y tế Quốc Gia thuốc kháng sinh tetracycline, doxycycline làm ố vàng vĩnh viễn khi dùng cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc dùng trong nửa sau của thai kỳ.
- Nước súc miệng có chứa chlorhexidine và cetylpyridinium chloride có thể làm ố răng.
- Thuốc kháng histamin (như Benadryl).
- Thuốc chống loạn thần.
- Thuốc điều trị huyết áp cao cũng gây ố vàng răng.
Lão hóa
Bên cạnh các thực phẩm hoặc thuốc gây ố vàng răng thì lão hóa cũng chính là nguyên nhân khiến lớp men răng bị mòn đi, để lộ màu trắng ngà vốn là màu sắc tự nhiên của răng.
Tìm hiểu thêm: 5 triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến không thể xem thường
Di truyền
Một số người có men răng trắng sáng hoặc dày hơn người khác một cách tự nhiên cũng có người có men răng vàng hơn. Nếu bố mẹ sở hữu những chiếc răng màu vàng tự nhiên có thể di truyền cho bạn đặc tính màu răng tương tự.
Môi trường
Môi trường tự nhiên xung quanh có thể chứa các chất làm đổi màu răng, bạn nên kiểm tra nguồn nước và không khí nhất là khi có người hút thuốc.
Tai nạn
Chấn thương cũng có thể làm rối loạn quá trình hình thành men răng ở trẻ nhỏ hoặc khiến tổn thương men răng ở người trưởng thành. Từ đó khiến răng đổi màu và trở nên ố vàng. Nếu bạn bị chấn thương nào đó ở răng bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra chắc chắn.
Nghiến răng
Nghiến răng khi đang ngủ là một thói quen vô thức hoặc những khi cơ thể quá mệt mỏi và căng thẳng điều đó có hại cho men răng, làm tổn thương men răng và yếu đi đến mức răng bị nứt và ố vàng.
Nhiều Florua
Hàm lượng florua cao có thể gây hại và làm xuất hiện các đốm vàng hoặc vàng nâu trên răng. Florua có trong một số loại kem đánh răng, thức uống có chất fluoride, nước trái cây và các loại thuốc điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ về các sản phẩm nghi ngờ có chứa florua.
>>>>>Xem thêm: Kiểm tra cân nặng, sức khoẻ thai nhi các mẹ bầu nên biết
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được nguyên nhân gây ố vàng răng. Qua đó, giúp bạn có biện pháp bảo vệ chăm sóc răng miệng và phòng tránh nguy cơ gây hại cho răng. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: webmd, colgate, listerine, crest