Trong giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh thận đôi khi diễn tiến âm thầm và mơ hồ. Nhận biết bệnh thận qua các dấu hiệu giúp người bệnh đến khám và phát hiện sớm bệnh thận. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh thận qua bài viết nhé!
Bạn đang đọc: 12 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận và các thực phẩm nên ăn
Contents
Bệnh thận là gì?
Thận được cấu tạo bởi các đơn vị chức năng là nephron có vai trò tạo nước tiểu, các nephron có thể hoạt động bù trừ cho nhau rất tốt.
Tuy nhiên trong trường hợp trên 75% số nephron bị tổn thương có thể gây ra các biểu hiện của bệnh thận do sự suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, bệnh thận còn được hiểu là các bất thường liên quan đến cấu trúc thận.[1]
Các nephron bị tổn thương có thể gây ra biểu hiện của bệnh thận
Những dấu hiệu bệnh thận là gì?
Cảm thấy mệt mỏi, ít năng lượng hoặc khó tập trung
Sự suy giảm chức năng thận trong bệnh thận làm cho khả năng đào thải độc tố và tạp chất từ máu vào nước tiểu bị hạn chế. Sự tích tụ độc tố lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược và khó tập trung.
Mặt khác, thận khỏe mạnh có khả năng tạo ra hormone erythropoietin (EPO) có tác dụng kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Khi suy thận sự chế tiết EPO sẽ giảm xuống, điều này có thể gây ra tình trạng thiếu máu khiến cho cơ thể càng trở nên ít năng lượng và mệt mỏi.[2]
Sự tích tụ độc tố lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược và khó tập trung
Khó ngủ
Thận là nơi đào thải các độc tố của cơ thể, vì vậy việc suy giảm chức năng thận phần nào gây nên tình trạng tích tụ các độc tố trong máu.
Khi đó, người bệnh thường xuyên gặp phải các vấn đề mất ngủ, khó ngủ. Bên cạnh đó, biểu hiện tiểu đêm do thận giảm chức năng cũng gây quấy rối giấc ngủ người bệnh.
Tiểu đêm và sự tích tụ độc tố làm người bệnh mất ngủ
Da khô và ngứa
Thận có vai trò sản xuất calcidiol, một hóc môn tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho trong cơ thể.
Ở người bệnh thận mạn nồng độ calcidiol giảm dẫn tới sự tích tụ phốt pho ở dưới da làm cho da khô và ngứa. Không những thế, tình trạng giảm canxi còn có thể gây kích thích hoạt động của tuyến cận giáp gây cường tuyến cận giáp.
Da khô và ngứa trong bệnh thận do tích tự phốt pho dưới da
Thường xuyên đi tiểu hơn
Khả năng tái hấp thu và cô đặc nước tiểu của thận giảm xuống khi mắc bệnh thận mạn. Điều này làm cho thể tích nước tiểu tăng lên đáng kể gây ra tình trạng tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.
Tuy nhiên cần phân biệt tình trạng tiểu thường xuyên trên người bệnh không phải do bệnh lý nhiễm trùng đường niệu hay tăng sinh tiền liệt tuyến (ở nam giới).
Khả năng cô đặc nước tiểu giảm làm thể tích nước tiểu tăng lên gây tiểu nhiều, tiểu đêm
Có máu trong nước tiểu
Chức năng lọc máu và tạo nước tiểu ở thận chủ yếu nhờ vào màng lọc cầu thận, nhờ vào khả năng đào thải có chọn lọc các tạp chất và giữ lại các thành phần quan trọng trong máu như hồng cầu, protein.
Tuy nhiên, khi màng lọc này bị tổn thương, hồng cầu có thể đi xuyên qua màng lọc và làm xuất hiện máu trong nước tiểu của người bệnh.
Hồng cầu đi qua màng lọc cầu thận làm cho nước tiểu có máu
Nước tiểu nhiều bọt
Giống như trong trường hợp xuất hiện máu trong nước tiểu thì dấu hiệu nước tiểu nhiều bọt cũng là hậu quả của một tình trạng tổn thương màng lọc cầu thận. Điều này dẫn đến sự có mặt protein trong nước tiểu làm cho nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan.
Bọt trong nước tiểu nhiều và lâu tan là dấu hiệu của sự có mặt protein trong nước tiểu
Phù mi mắt
Phù mi mắt buổi sáng là một trong những biểu hiện sớm nhất của bệnh thận mạn. Do tổ chức mô ở mi mắt tương đối lỏng lẻo, tạo điều kiện cho sự tràn dịch ra tổ chức kẽ ở mi mắt khi cơ thể bị ứ nước ở thận suy giảm chức năng.
Phù mi mắt trong bệnh thận thường xuất hiện vào buổi sáng
Phù bàn chân và mắt cá chân
Thận giảm chức năng gây giữ muối, ứ nước trong cơ thể, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng phù. Vì bàn chân và mắt cá chân là các bộ phận nằm ở vị trí thấp nhất của cơ thể trong tư thế đứng nên theo hướng của trọng lực, nước ở dịch ngoại bào trong cơ thể sẽ dồn về phía bàn chân và mắt cá chân gây phù.
Tìm hiểu thêm: Các lưu ý về liều lượng, cách dùng khi sử dụng bách bộ làm thuốc
Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu phù bàn chân bằng cách ấn lõm vào mu bàn chân
Chán ăn
Chán ăn là một dấu hiệu tương đối phổ biến trong nhiều bệnh lý và ít mang tính đặc hiệu. Trong bệnh thận, người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, thiếu cảm giác thèm ăn dẫn đến biểu hiện chán ăn.
Mệt mỏi và suy nhược làm người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị bệnh thận
Bị chuột rút
Thận là cơ quan giữ nhiệm vụ quan trọng trong cân bằng nước và điện giải. Khi chức năng thận bị ảnh hưởng bời bệnh thận có thể gây ra tình trạng rối loạn điện giải và mất cân bằng canxi – phốt pho làm cho người bệnh dễ bị chuột rút.
Mất cân bằng canxi – phốt pho làm người bệnh thường xuyên bị chuột rút
Thường xuyên buồn nôn
Bệnh thận gây suy giảm chức năng thận và tích tụ độc tố trong cơ thể có thể làm cho người bệnh có cảm giác buồn nôn. Khi tình trạng suy thận càng nặng, sự tích tụ độc trong cơ thể càng tăng thì biểu hiện buồn nôn và nôn càng xuất hiện thường xuyên hơn.
Biểu hiện buồn nôn và nôn trong bệnh thận là do ảnh hưởng của sự tích tụ độc tố
Huyết áp cao
Bệnh thận là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp thứ phát. Nguyên nhân là do tình trạng ứ muối và tăng hoạt hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone (RAA) trong bệnh lý thận mạn. Mặt khác, huyết áp tăng cao cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động chức năng của thận.
Tăng huyết áp là hậu quả của tình trạng ứ muối và tăng hoạt hệ RAA khi bị bệnh thận
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện nghi ngờ bệnh thận, nhất là khi bạn đang mắc các bệnh nền tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường.
Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thận mà bạn nên chú ý như: thường xuyên phù mi mắt vào buổi sáng, phù bàn chân, phù mắt cá chân, tiểu đêm, nước tiểu có bọt lâu tan và tiểu máu.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh thận bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và làm các xét nghiệm
Các bệnh về thận thường gặp
Một nguyên nhân bất kỳ gây ra sự bất thường cấu trúc hoặc chức năng của thận đều có thể gây ra các bệnh về thận. Một số bệnh về thận thường gặp như:
- Bệnh thận mạn: là giai đoạn đầu của bệnh suy thận, bệnh xảy ra khi các đơn vị chức năng của thận bị tổn thương không phục hồi và mất chức năng.
- Sỏi thận: hình thành do sự lắng đọng các tạp chất trong nước tiểu, thông thường sỏi thận ít khi gây đau và chỉ xuất hiện triệu chứng khi viên sỏi rơi xuống niệu quản.
- Viêm cầu thận: là tình trạng mà màng lọc cầu thận bị viêm, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý tự miễn.
- Thận đa nang: là bệnh thận lành tính ít khi gây ảnh hưởng đến chức năng thận, bệnh có tính di truyền.[3]
Bệnh thận mạn xảy ra khi các đơn vị nephron bị tổn thương không hồi phục
Những thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh thận
Việc tuân thủ chế độ ăn phù hợp với người bị bệnh thận có thể góp phẩn phòng ngừa và làm chậm diễn tiến xấu của bệnh. Những thực phẩm tốt mà người bị bệnh thận nên thêm vào thực đơn hàng ngày như:
- Thực phẩm chứa ít kali: súp lơ trắng, việt quất, kiều mạch, ớt chuông, dứa, nấm hương.
- Thực phẩm chứa ít muối (natri): việt quất, rau xà lách, hành tây, hạt mắc ca, củ cải, dứa, nấm hương.
- Thực phẩm chứa ít protein: lòng trắng trứng, tỏi, nấm hương.
- Thực phẩm chứa ít phốt pho: việt quất, lòng trắng trứng, dầu ô liu, hạt mắc ca, dứa.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: súp lơ trắng, nho đỏ, dầu ô liu, bắp cải, ớt chuông.[4]
>>>>>Xem thêm: Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)
Dứa là thực phẩm tốt cho người bệnh thận vì chứa ít kali, natri và phốt pho
Nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh thận giúp người bệnh kịp thời chữa trị và tránh các biến chứng nguy hiểm. Bạn hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!