Các vết thương trên chân ít được chăm sóc nên dễ để lại sẹo thâm, vừa giảm độ thẩm mỹ vừa khiến các nàng tự ti. Cùng Kenshin tìm hiểu về cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà các nàng nhé!
Bạn đang đọc: 12 cách làm mờ sẹo thâm ở chân tại nhà các nàng nên bỏ túi ngay
Contents
- 1 Bắt đầu trị sẹo ngay khi chúng xuất hiện
- 2 Tẩy tế bào chết
- 3 Thoa kem chống nắng
- 4 Massage chân
- 5 Dùng thuốc không kê đơn và các sản phẩm không phải là thuốc
- 6 Sử dụng nha đam
- 7 Sử dụng dầu vitamin E
- 8 Sử dụng bơ ca cao
- 9 Sử dụng nước cốt chanh
- 10 Sử dụng dầu ô liu
- 11 Sử dụng dưa chuột
- 12 Sử dụng tinh dầu
- 13 Một số phương pháp điều trị y tế
- 14 Khi nào cần gặp bác sĩ
Bắt đầu trị sẹo ngay khi chúng xuất hiện
Nên điều trị vết sẹo sớm, đặc biệt ngay khi vết thương đã khô, kéo da non và đáy sẹo đang trong quá trình tái tạo. Vì điều trị ở giai đoạn này, mức độ thẩm thấu cũng như khả năng tác dụng của các thành phần trị sẹo lên da là tốt nhất, do đó làm tăng hiệu quả điều trị.
Tại Kenshin hiện nay đang kinh doanh nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị sẹo thâm với các tầm giá khác nhau, đảm bảo chất lượng như: Gel Dermatix Ultra tuýp 7g, Gel Hiruscar tuýp 15g, Gel Stratamed tuýp 5g,…
Nên bắt đầu trị sẹo thâm nay khi chúng xuất hiện
Tẩy tế bào chết
Sau khi vết thương lành, việc tẩy da chết thường xuyên có thể loại bỏ các tế bào da chết, điều này có thể giúp vết sẹo phục hồi nhanh hơn và giảm sắc tố của sẹo.
Điều quan trọng là các nàng nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu tự nhiên sau khi tẩy tế bào chết. Và không nên tẩy tế bào chết quá mức cho da, vì điều này có thể gây mẩn đỏ và kích ứng.
Tẩy tế bào chết giúp phục hồi sẹo nhanh hơn
Thoa kem chống nắng
Kem chống nắng không làm sáng các sẹo thâm trên chân, nhưng có thể giúp chúng không bị sẫm màu hơn và ngăn ngừa các đốm đen mới hình thành. Hơn nữa, kem chống nắng cũng có thể giúp sản phẩm làm sáng da bạn đang sử dụng phát huy tối đa tác dụng.
Bằng cách thoa kem chống nắng có ít nhất SPF 30 lên vùng da mới bị sẹo, bạn có thể giảm đáng kể sử sẫm màu vết sẹo thâm.
Kem chống nắng hạn chế sẹo sẫm màu
Massage chân
Massage có thể giúp chữa lành mô sẹo bằng cách làm mềm hoặc làm phẳng bề mặt sẹo. Hơn nữa, xoa bóp cũng giúp mô sẹo không dính vào mạch máu, gân, cơ, dây thần kinh và xương, vì vậy giúp cải thiện được tình trạng này.
Massage chân làm mềm và phẳng mô sẹo
Dùng thuốc không kê đơn và các sản phẩm không phải là thuốc
Có nhiều thuốc không kê đơn và các sản phẩm là thuốc tại nhà thuốc có thể làm giảm sắc độ hoặc thậm chí loại bỏ sẹo. Có nhiều dòng sản phẩm sẽ phù hợp với bạn tuỳ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của sẹo
Ví dụ, Gel Nacurgo chứa Allantoin hoạt động bằng cách làm mềm và mịn các vết sẹo, trên mặt hoặc bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể. Sử dụng sản phẩm 2 – 3 lần một ngày, có hiệu quả làm mờ vết thâm sau 4 – 8 tuần, làm phẳng mịn sẹo rỗ sau 3 – 6 tháng.
Gel Nacurgo chứa Allatoin có tác dụng giảm sẹo thâm
Sử dụng nha đam
Thành phần hoạt chất Aloin trong nha đam (là một hợp chất có vị đắng, màu vàng nâu, có nhiều ở lớp nhựa phần thịt của lá nha đam), có khả năng làm sáng da. [1] Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng cho thấy nha đam có hiệu quả trong việc làm sáng các vết thâm.
Gel nha đam và kem dưỡng có thể giúp giảm khô da, cháy nắng, bảo vệ các tác động lên vết sẹo. Vì vậy, bạn có thể sử dụng lá nha đam tươi, lấy và bôi gel trực tiếp lên da.
Nha đam có hiệu quả trong mờ sẹo thâm
Sử dụng dầu vitamin E
Dầu vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm và chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp phục hồi làn da và cải thiện sự xuất hiện của các mô bị tổn thương.
Bạn có thể thử dầu vitamin E trên một vùng da nhỏ trước khi bôi lên bất kỳ vùng da lớn nào, vì dầu vitamin E có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người, dẫn đến viêm da tiếp xúc. [2]
Dầu vitamin E có tác dụng trị sẹo thâm
Sử dụng bơ ca cao
Bơ ca cao là một sản phẩm tự nhiên giúp giảm sự xuất hiện của sẹo bằng cách giữ ẩm và làm mềm lớp ngoài của da, đồng thời làm mịn bề mặt da. Bạn có thể dùng bơ ca cao nguyên chất hoặc dùng kem dưỡng da có chứa bơ ca cao, thoa lên vùng bị sẹo từ 2 – 4 lần mỗi ngày. Bạn nên xoa bóp bơ ca cao vào da theo chuyển động tròn, giúp da hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách dùng giấm táo giảm cân hiệu quả
Bơ ca cao có tác dụng trị sẹo thâm
Sử dụng nước cốt chanh
Nước cốt chanh được cho là làm giảm sắc độ của các vết sẹo bằng cách hoạt động như một chất làm trắng để giảm thiểu mẩn đỏ, đồng thời tẩy tế bào chết, giúp tái tạo da.
Mặc dù nước cốt chanh đã giúp một số người giảm sẹo nhưng phương pháp này không được các bác sĩ da liễu khuyến khích vì nước chanh có thể gây khô da và chưa được khoa học chứng minh là có thể loại bỏ sẹo.
Cách thực hiện: Hãy cắt một lát chanh nhỏ và vắt nước cốt trực tiếp lên vết sẹo. Hoặc để nước cốt chanh qua đêm hoặc trong vài giờ. Không nên sử dụng nước chanh tươi nhiều hơn một lần một ngày.
Nước cốt chanh có tác dụng trị sẹo thâm
Sử dụng dầu ô liu
Dầu ô liu có công dụng làm mềm và giữ ẩm cho da, làm liền các mô sẹo, và tính axit trong dầu tẩy tế bào chết cho da.
Cách thực hiện: Thoa một muỗng cà phê dầu ô liu nguyên chất lên vùng bị ảnh hưởng và xoa bóp theo chuyển động tròn nhỏ cho đến khi dầu được hấp thụ hết. Hoặc có thể sử dụng dầu ô liu như một chất tẩy tế bào chết bằng cách trộn với một thìa cà phê baking soda, sau đó mát xa vào các vết sẹo và rửa sạch bằng nước ấm.
Dầu ô liu có tác dụng trị sẹo thâm
Sử dụng dưa chuột
Dưa chuột là một phương pháp điều trị tự nhiên an toàn được cho là có khả năng phá vỡ mô sẹo, đồng thời làm mát và dịu vùng da bị viêm xung quanh vết sẹo.
Cách thực hiện: Gọt vỏ dưa chuột, cắt nhỏ và trộn trong máy xay thực phẩm cho đến khi đạt được độ đặc giống như bột nhão. Thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo để qua đêm, hoặc thoa một lớp dày hơn và rửa sạch sau 20 phút. Phần hỗn hợp dưa chuột còn lại sẽ được đậy kín trong tủ lạnh trong vài ngày và tiếp tục thoa lên vùng da bị ảnh hưởng mỗi tối.
Dưa chuột có tác dụng trị sẹo thâm
Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có thể làm giảm nhiễm trùng và viêm nhiễm, đồng thời giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, những loại dầu này ít có khả năng chữa lành các vết sẹo cũ.
Các loại tinh dầu phổ biến cho vết thương bao gồm:
- Tinh dầu hoa cúc.
- Tinh dầu nhũ hương.
- Tinh dầu phong lữ.
- Tinh dầu oải hương.
Dầu oải hương có tác dụng trị sẹo thâm
Một số phương pháp điều trị y tế
- Phương pháp điều trị bằng laser: Tác dụng để loại bỏ các lớp da bị tổn thương và vào lớp hạ bì để thúc đẩy tăng trưởng collagen và làm săn chắc da.
- Áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để phá hủy các tế bào sắc tố da.
- Sử dụng thuốc kê đơn: Bác sĩ kê các loại kem làm trắng chứa hydroquinone, một chất làm sáng da và kết hợp với retinoids theo toa và steroid nhẹ.
- Peel da: Nếu chỉ điều trị tại chỗ không hiệu quả, thì nên kết hợp với lột da bằng hóa chất.
Sử dụng phương pháp điều trị bằng laser để giảm sẹo thâm
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Sẹo thâm bị lồi và không mịn màng.
- Vết sẹo đang thay đổi về hình dạng.
- Sẹo thâm đen trên lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân, ngón chân, miệng, mũi, âm đạo hoặc hậu môn.
Nên đi khám bác sĩ khi sẹo thâm lồi lên
Chẩn đoán
- Bác sĩ da liễu kiểm tra để xác định loại sẹo, ghi lại vị trí và kích thước vì những vết sẹo có thể có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng trên cơ thể.
- Bác sĩ da liễu có thể hỏi về tình trạng da của bạn sau những vết thương trước đó. Ví dụ: Tiền sử sẹo lồi cho thấy bạn có khả năng bị sẹo lồi sau bất kỳ chấn thương nào.
- Các bác sĩ cũng hỏi về bản chất của chấn thương gây ra sẹo để đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
>>>>>Xem thêm: 12 tác dụng của việt quất bạn không nên bỏ qua
Bác sĩ da liễu sẽ xác định loại sẹo
Các bệnh viện uy tín
Nếu bạn gặp phải tình trạng sẹo ở chân khó khắc phục tại nhà hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Da liễu của một số bệnh viện uy tín trong khu vực. Một số bệnh viện bạn có thể tham khảo:
- Tại Tp Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TP.HCM Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Da liễu TP. HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Da liễu Trung ương,…
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nước tiểu đục và dấu hiệu của chúng. Nếu thấy thông tin hữu ích hay chia sẻ đến cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Wikihow, Healthline, Medicalnewstoday, Nyu Langone.