Muỗi không những gây ra các vết đốt đem lại cảm giác khó chịu mà còn là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các phương pháp giúp đuổi muỗi một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhé!
Bạn đang đọc: 11 cách đuổi muỗi tự nhiên, an toàn, hiệu quả bạn nên biết
Contents
Dùng bạch đàn chanh
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) phân loại bạch đàn chanh là một loại thuốc chống muỗi đã được đăng ký với EPA. Tinh dầu bạch đàn chanh được phát hiện là có tác dụng bảo vệ 100%, chống lại muỗi trong tối đa 12 giờ. [1]
Tinh dầu bạch đàn chanh có khả năng đuổi muỗi hiệu quả
Dầu catnip
Và nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu bạc hà mèo cũng có thể được sử dụng để đuổi muỗi và đã được EPA phê chuẩn. [2] Sự khác biệt giữa dầu và cây là khi bạn chiết xuất dầu từ cây, đó là dầu sẽ không có tác dụng phụ mà cây có.
Dầu catnip có tác dụng đuổi muỗi
Tinh dầu bạc hà
Theo Đại học Khoa học Y tế Hoa Kỳ, tinh dầu bạc hà là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên và đuổi muỗi. Bạn có thể trộn dầu này với các mùi hương khác, chẳng hạn như chanh, và thoa chúng lên da để có mùi hương bạc hà.[3]
Tuy nhiên, tinh dầu bạc hà là một loại dầu nóng có nghĩa là nó có thể gây ra cảm giác nóng khi thoa trực tiếp lên da của bạn và có thể gây phát ban trên da. Để ngăn chặn điều này, nên pha loãng dầu bạc hà với các loại dầu khác, chẳng hạn như dầu hạt cải.
Tinh dầu bạc hà có tác dụng đuổi muỗi
Dầu sả
Theo một nghiên cứu, tinh dầu sả có thể so sánh với các loại thuốc chống muỗi thương mại. Đặc biệt khi kết hợp dầu sả với một loại tinh dầu khác (như dầu vỏ quế) sẽ làm cho tác dụng xua đuổi muỗi của dầu sả mạnh hơn.[4]
Dầu sả có tác dụng đuổi muỗi
Hoa oải hương
Hương thơm của hoa oải hương được cho là gây khó chịu cho muỗi và tác dụng đuổi muỗi. Hơn nữa hoa oải hương còn có đặc tính chống nấm và khử trùng.
Bạn có thể trồng nó trong vườn hoặc trong chậu đặt gần cửa ra vào và cửa sổ để giảm bớt muỗi. Và để bảo vệ tốt hơn nữa, hãy chà xát những bông hoa lên da để giải phóng tinh dầu hoa oải hương.
Hoa oải hương có tác dụng chống muỗi
Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ là một loại hoa dễ trồng và có chứa thiophenes, là một hợp chất có đặc tính đuổi côn trùng. Chúng có hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi, rệp, bọ trĩ, bọ phấn trắng, bọ đậu Mexico, bọ xít và sâu sừng cà chua.
Tìm hiểu thêm: “Cậu bé” cương cứng thường xuyên có tốt không?
Hoa vạn thọ có tác dụng đuổi côn trùng
Hoa phong lữ
Hoa phong lữ là một loại cây trang trí cực kỳ hấp dẫn và còn tỏa ra hương thơm dịu nhẹ, giúp bạn cảm thấy thư thả và thoải mái, đồng thời có thể xua đuổi muỗi và một số loại sâu bệnh.
Hoa phong lữ có tác dụng đuổi muỗi
Cây hương thảo
Mùi hương của cây hương thảo cũng có hiệu quả trong việc đuổi muỗi, sâu bướm và ruồi. Do đó chỉ cần đặt một ít lá hương thảo vào lửa và mùi hương mà cây này tạo ra sẽ khiến cho muỗi tránh xa.
Cây hương thảo có tác dụng đuổi muỗi
Cây bạc hà Âu
Không chỉ có tinh dầu bạc hà có tác dụng đuổi muỗi, mà ngay cả cây bạc hà Âu cũng có đặc tính trên. Vì vậy để tránh hay đuổi muỗi bạn hãy trồng những chậu cây bạc hà xung quanh nhà hoặc để những chiếc lá bạc hà vào túi vải và treo xung quanh.
Cây bạc hà có tác dụng đuổi muỗi
Cây bạc hà hăng
Menthol, thành phần trong bạc hà, có đặc tính diệt khuẩn giúp đẩy lùi và kiểm soát muỗi và nhiều loài gây hại khác. Vì vậy trồng bạc hà hăng không những là một gia vị nấu ăn, mà còn có tác dụng đuổi muỗi quanh nhà.
Bạc hà hăng có tác dụng đuổi muỗi
Cây húng Tây
Húng tây không chỉ là một loại rau thơm ngon, mà còn là một loại thuốc chống muỗi tự nhiên tiện dụng. Do mùi hăng phát ra từ lá của nó, muỗi không muốn đến gần. Trên thực tế, đã có một nghiên cứu cho thấy nó có khả năng gây độc cho muỗi.
>>>>>Xem thêm: Cây tầm bóp có tác dụng gì? 11 tác dụng của cây tầm bóp
Cây húng tây có tác dụng chống muỗi
Với những thông tin trên đây, các bạn đã biết đuổi muỗi một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Nếu thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Everydayhealth, Brightside