Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

Rate this post

Việc bổ sung trái cây vào thực đơn hàng ngày có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn lúc nào cho tốt. Có rất nhiều tranh cãi về việc nên ăn trái cây khi nào là tốt nhất và sử dụng loại trái cây nào là tốt cho cơ thể. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp thắc mắc nhé.

Bạn đang đọc: Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

Mọi người đều biết rằng trái cây là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, chúng rất tiện lợi khi có thể mang theo bên mình, không cần chế biến cầu kỳ mà vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt và sử dụng chúng vào thời điểm nào cũng được. Nhiều loại trái cây có hàm lượng đường cao, sẽ không thích hợp với người giảm cân. Cũng như trong thời điểm sử dụng, một số loại sẽ không tốt cho người có bệnh về tiêu hóa hay dạ dày. Bài viết sau đây sẽ nói rõ về vấn đề sử dụng và lựa chọn trái cây tốt cho sức khỏe, cùng theo dõi nhé.

Thời điểm ăn trái cây tốt nhất

Trái cây là thực phẩm cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng là một nguồn giàu vitamin, khoáng chất, đường tự nhiên, enzym, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vì vậy, để phát huy được hết công dụng, thời điểm ăn trái cây nào tốt nhất cũng rất quan trọng, một số người nên ăn trái cây lúc đói, có người lại nên ăn sau bữa ăn, có người nên ăn trái cây sau khi thức dậy…Tìm hiểu kĩ bài viết dưới đây để lựa chọn thời điểm ăn trái cây phù hợp nhất với mình nhé.

Ăn trái cây vào các buổi sáng

Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng thì việc ăn trái cây hằng ngày là một trong những giải pháp duy trì sức khỏe tốt nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn trái cây và uống một cốc nước vào buổi sáng là một điều rất tốt. Khi bạn sử dụng trái cây lúc bụng còn đang đói, trái cây sẽ giúp cho quá trình đào thải chất độc bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ dễ dàng và hiệu quả hơn khi dạ dày trống.

Trong trái cây có một lượng đường nhất định tùy theo mỗi loại, giúp bổ sung năng lượng tốt cho cơ thể sau 1 giấc ngủ dài. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là những người có tiền sử hoặc đang bị tiểu đường thì nên lựa chọn loại trái cây phù hợp, chứa ít đường, không nên sử dụng các loại trái cây nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi sử dụng trái cây lúc bụng đói đặc biệt là các loại trái cây như cam, chanh có nhiều acid, mọi người lo lắng mình sẽ bị đau dạ dày, khó chịu nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Theo bác sĩ Herbert Shelto các loại trái cây sẽ trở thành chất kiềm (alkalin) trong cơ thể. Do đó, ăn trái cây khi bụng rỗng sẽ đem lại tác dụng tốt mà không bị bất kỳ tác hại nào.

Ăn trái cây lúc đói

Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

Những người đang trong chế độ giảm cân, ngoài việc luyện tập thể thao thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng. Họ không được ăn thức ăn có chứa quá nhiều calo hay carb đặc biệt trong lúc đói, vì khi đó cơ thể họ sẽ hấp thụ thức ăn cao hơn so với bình thường.

Trái cây có chứa ít calo trong khi lại giàu chất dinh dưỡng và nhiều chất xơ. Chất xơ là một phần quan trọng trong tất cả các chế độ ăn kiêng và tăng cường sức khỏe đường ruột. Việc chất xơ khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn sẽ giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn. Vì vậy đối với những người cần giảm cân thì nên ăn trái cây lúc đói thay vì bổ sung các thực phẩm khác, vừa giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa không gây tăng cân, đây là một phần không thể thiếu trong công cuộc giảm cân.

Ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn

Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

Việc ăn trái cây trước sau bữa ăn có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Thay vì chúng ta ăn một bữa ăn no, thì ta chỉ cần ăn một phần của bữa ăn đó và dùng thêm trái cây. Vì trong trái cây có chất xơ, sẽ giúp chúng ta no lâu hơn và nó ít calo sẽ không làm chúng ta tăng cân.

Với những người tiểu đường họ thường lầm tưởng là phải dùng trái cây trước hoặc sau bữa ăn 1-2 tiếng vì các vấn đề tiêu hóa mà họ thường gặp. Tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy ăn trái cây tách biệt trong bữa ăn sẽ cải thiện tiêu hóa. Ngược lại, ăn trái cây riêng lẻ có thể khiến đường đi vào máu nhanh hơn, có khả năng làm tăng đường huyết hơn so với khi ăn trái cây với các thực phẩm khác.

Theo nghiên cứu về tác động của chỉ số chất béo, protein và đường huyết đối với việc kiểm soát đường huyết sau ăn ở bệnh tiểu đường loại 1​ cho thấy protein, chất xơ và chất béo giúp dạ dày làm chậm quá trình giải phóng thức ăn xuống ruột non. Bằng cách này, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng đường nhỏ hơn tại một thời điểm, hạn chế ảnh hưởng của nó đến lượng đường trong máu .

Do đó, thay vì ăn trái cây riêng lẻ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn trái cây trước hoặc ngay sau khi ăn, việc kết hợp trái cây với các loại thực phẩm khác có nhiều chất đạm, chất xơ hoặc chất béo có thể giảm khả năng làm tăng đường huyết khi ăn một mình.

Ăn trái cây trước và sau luyện tập

Tìm hiểu thêm: Tắm nước nóng hay nước lạnh tốt hơn cho sức khỏe?

Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

Với những người luyện tập thể thao, họ rất quan tâm đến chế độ ăn uống hợp lý để có thể tăng cơ giảm mỡ hoặc giữ cân nặng mình mong muốn. Trái cây là một trong những thực phẩm mà họ tin dùng trong quá trình luyện tập của họ.

Nếu ăn trái cây trước khi tập, cơ thể sẽ được cung cấp nguồn năng lượng tức thời giúp bạn có sức bền khi tập luyện với cường độ cao.

Điều này cũng tương tự ngay sau khi tập, cơ thể bạn hoạt động nhiều gây mất năng lượng. Bạn nên bổ sung trái cây để cơ thể lấy lại sức lực trước khi bổ sung các nguồn thức ăn chính.

Có thể lựa chọn một số trái cây để ăn trước và sau khi tập thể dục như chuối, xoài, nho, bơ, quýt, lựu và lê. Những loại trái cây này sẽ cung cấp cho cơ thể bạn các chất điện giải và năng lượng rất cần thiết.

Thời điểm không nên ăn trái cây

Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

Như ở trên đã nói, mọi người có thể ăn trái cây vào bất kì thời điểm nào trong ngày tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích của mình mà lựa chọn thời điểm thích hợp.

Tuy nhiên, đối với một số người, cần lưu ý khi dùng trái cây để tránh tác dụng không mong muốn: người có hệ tiêu hóa yếu nên tránh ăn trái cây ngay sau hoặc trước bữa ăn, vì trái cây với nhiều chất xơ sẽ làm họ khó tiêu và đầy hơi khó chịu. Hãy sử dụng sau 1-2 tiếng khi hệ tiêu hóa đã xử lý phần thức ăn trước. Tránh ăn các loại có tính chua như: cam, bưởi, xoài… để hạn chế việc tăng axit trong dạ dày.

Bạn không nên ăn trái cây trước khi đi ngủ, bởi vì chúng có khả năng làm tăng lượng insulin và lượng đường trong máu. Chính điều này sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn bị rối loạn và ngủ không được ngon giấc.

Thế nhưng không phải loại trái cây nào khi ăn trước lúc ngủ cũng mang đến những tác hại cho sức khỏe. Nếu bạn sử dụng những loại trái cây có chứa kali như chuối sẽ giúp hạn chế tối thiểu tình trạng bị chuột rút. Hay những loại trái cây có hàm lượng magie cao như mơ, chà là sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Chính vì lẽ đó mà bạn cần nghiên cứu để lựa chọn những loại trái cây phù hợp nhất.

Các loại trái cây cần bổ sung để tốt cho sức khỏe

Nên ăn trái cây lúc nào là tốt nhất cho sức khoẻ

>>>>>Xem thêm: Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Lịch tiêm cho người lớn và trẻ em

Trái cây là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu, chúng có nhiều chất xơ, cung cấp nhiều chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe. Những người ăn nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống lành mạnh có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Mỗi loại trái cây mang lại những chất dinh dưỡng và lợi ích riêng. Hãy ăn trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, vì mỗi màu sắc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là một số loại trái cây tốt cho cơ thể chúng ta:

Táo: chúng giàu cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, chẳng hạn như pectin, hemicellulose và cellulose. Những điều này giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy tiêu hóa tốt và hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tim.

Chuối: chuối không chỉ cung cấp hàm lượng kali mà còn có vitamin B6, vitamin C, magiê… Ngoài ra, chúng còn cung cấp nhiều loại hợp chất thực vật được gọi là polyphenol và phytosterol, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn. Hơn nữa, chúng chứa nhiều prebiotics, một loại chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Cam: được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, cung cấp 91% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày) trong một quả. Chúng cũng chứa nhiều kali, folate, thiamine (vitamin B1), chất xơ và polyphenol thực vật. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ cả quả cam có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Thanh long: rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, sắt, magiê và vitamin C và vitamin E. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của carotenoid, chẳng hạn như lycopene và beta carotene.

Xoài: là một nguồn tuyệt vời kali, folate, chất xơ và vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin E và vitamin K. Chúng cũng rất giàu polyphenol thực vật có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Đặc biệt, xoài chứa nhiều mangiferin, một chất chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, Alzheimer, Parkinson và một số dạng ung thư. Hơn nữa, xoài có chứa chất xơ, giúp hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.

: có nhiều chất béo lành mạnh và ít đường tự nhiên. Chúng chủ yếu được làm từ axit oleic, một chất béo không bão hòa giúp cho sức khỏe tim mạch tốt hơn. Chúng cũng chứa một lượng lớn kali, chất xơ, vitamin B6, folate, vitamin E và K, và hai loại carotenoid được gọi là lutein và zeaxanthin, hỗ trợ sức khỏe của mắt.

Dưa hấu: một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A và C, beta carotene và lycopene. Nó cũng là một nguồn cung cấp kali và magiê. Đặc biệt, dưa hấu là một trong những nguồn cung cấp lycopene hàng đầu, một loại carotenoid giúp dưa hấu có màu đỏ hồng. Chế độ ăn nhiều lycopene sẽ giúp làm giảm mức độ căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm. Chất dinh dưỡng này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường loại 2.

Kiwi: chứa nhiều vitamin C và một nguồn chất xơ, kali, folate và vitamin E. Đây cũng là một nguồn cung cấp carotenoid, bao gồm lutein, zeaxanthin và beta carotene, giúp hỗ trợ sức khỏe của mắt và trở nên nổi trội hơn khi nó chín. Theo một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về cơ chế tác động cơ bản của quả kiwi đối với chức năng đường ruột cho thấy rằng tiêu thụ 2 quả kiwi mỗi ngày trong 3 ngày làm tăng tần suất phân và làm mềm phân, cho thấy nó có thể giúp điều trị táo bón nhẹ.

Ổi: là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Cùng với đó, ổi có chứa một số lượng lycopene cao nhất so với các loại thực phẩm giàu lycopene khác như cà chua, dưa hấu và bưởi. Nó cũng là một nguồn cung cấp cao các chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như beta carotene và các flavonoid khác nhau. Bởi vì ổi có rất nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, tiêu thụ nó thường xuyên có thể hỗ trợ sức khỏe của mắt, tim, thận và da của bạn.

Bưởi: là một trong những loại trái cây có múi tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin C, kali, chất xơ và beta carotene, mà cơ thể bạn chuyển hóa thành vitamin A. Theo bài báo về tiêu thụ bưởi có liên quan đến hấp thụ chất dinh dưỡng và chất lượng chế độ ăn uống cao hơn ở người lớn quan sát bao gồm 12.789 người, tiêu thụ bưởi có liên quan đến mức cholesterol HDL (tốt) cao hơn và giảm trọng lượng cơ thể, vòng eo, chỉ số khối cơ thể (BMI), chất béo trung tính và mức độ viêm. Hơn nữa, thường xuyên ăn bưởi có thể giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe tim mạch

Trái cây rất giàu chất dinh dưỡng và là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Mong rằng bài viết trên đã giúp cho mọi người biết cách sử dụng trái cây vào thời điểm nào cho tốt, và có thể lựa chọn được loại trái cây phù hợp với bản thân vào thực đơn hàng ngày.

Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday

Có thể bạn quan tâm:

>>>>>> Các loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe

>>>>>> Các loại thực phẩm tốt giúp bạn tăng cường trí nhớ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *