Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Rate this post

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với natri clorua hay muối ăn vì công dụng của nó thể hiện trong rất nhiều mặt của cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ bàn đến natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, cũng như tác dụng phụ của natri clorua.

Bạn đang đọc: Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Mọi người thường biết đến công dụng sát khuẩn nhẹ nhàng của nước muối, và sử dụng nó hằng ngày để súc miệng, rửa vết thương, nhỏ mắt hay nhỏ mũi. Bạn cũng dùng nêm nếm trong nấu ăn, trong chế biến thực phẩm. Thế nhưng trong cơ thể các chất này hoạt động như thế nào, tham gia vào các quá trình gì, liều dùng như thế nào mới là phù hợp, hay tác dụng phụ ra sao, bạn sẽ được tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Natri clorua là gì?

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Natri clorua (NaCl), là tên khoa học của muối. Muối là một hợp chất vô cơ, có nghĩa là cơ thể không tự sản xuất ra nó. Nó được tạo ra khi Na (natri) và Cl (clorua) kết hợp với nhau để tạo thành các khối kết tinh, màu trắng, có vị mặn.

Ta có thể khai thác từ mỏ muối bằng phương pháp ngầm (qua các lỗ khoan dùng nước hòa tan muối ngầm; bơm dung dịch lên để kết tinh ra muối ăn). Hoặc cô đặc nước biển bằng cách đun nóng hoặc phơi nắng và để kết tinh.

Natri clorua ngoài được sử dụng trong ngành thực phẩm, còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, dệt may… và đặc biệt đây là thành phần sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế.

Những vai trò của natri clorua với cơ thể

Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Natri và clorua đóng một vai trò quan trọng trong ruột non của bạn. Natri giúp cơ thể bạn hấp thụ: clorua, đường, nước, axit amin

Clorua, khi nó ở dạng axit clohidric (hydro và clorua) cũng là một thành phần của dịch vị. Nó giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và cũng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn không mong muốn trong dạ dày. Ngoài ra clo còn tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào.

Cân bằng chất lỏng, duy trì năng lượng

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Natri là ion dương chủ yếu của dịch ngoại bào còn Clo là ion âm chủ yếu của dịch ngoại bào. Tuy nồng độ Clo không được kiểm soát nội môi, nhưng nồng độ Clo phản ánh thụ động nồng độ của các ion chính khác và thường thay đổi song song với nồng độ natri. Clo hỗ trợ cân bằng chất lỏng chủ yếu vì nó theo sau natri để duy trì tính trung hòa về điện tích. Các kênh Clo cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh sự bài tiết chất lỏng, chẳng hạn như dịch tụy vào ruột non.

Sự cân bằng giữa các ion góp phần vào cách các tế bào của bạn duy trì năng lượng cho cơ thể. Đó cũng là cách các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não, sự co cơ và các chức năng tim của bạn.

Kiểm soát lượng máu

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Tổng lượng natri trong cơ thể ảnh hưởng đến lượng chất lỏng trong máu (thể tích máu) và xung quanh các tế bào. Thận, não, và tuyến thượng thận làm việc cùng nhau để điều chỉnh lượng natri trong cơ thể. Cơ thể liên tục theo dõi lượng máu và nồng độ natri. Khi một trong hai trở nên quá cao, các cảm biến trong tim, mạch máu và thận sẽ phát hiện sự gia tăng và kích thích thận tăng bài tiết natri, do đó đưa lượng máu trở lại bình thường.

Khi lượng máu hoặc nồng độ natri trở nên quá thấp, các cảm biến sẽ kích hoạt các cơ chế để tăng lượng máu. Các cơ chế này bao gồm:

– Thận kích thích tuyến thượng thận tiết ra hormone aldosterone. Aldosterone làm cho thận giữ natri và bài tiết kali. Khi natri bị giữ lại, lượng nước tiểu được tạo ra sẽ ít hơn, cuối cùng khiến lượng máu tăng lên.

– Tuyến yên tiết ra vasopressin (đôi khi được gọi là hormone chống bài niệu). Vasopressin làm cho thận giữ nước.

Ngoài ra Clo có một số chức năng khác trong cơ thể, quan trọng nhất là trong cân bằng axit-bazơ. PH máu được duy trì trong một khoảng hẹp và số chất mang điện tích dương bằng số chất mang điện tích âm. Protein, chẳng hạn như albumin, cũng như các ion bicarbonat và ion clorua, mang điện tích âm và hỗ trợ duy trì độ pH trong máu. Các tế bào của hệ thống miễn dịch yêu cầu clorua, và các tế bào hồng cầu sử dụng anion clorua để loại bỏ carbon dioxide khỏi cơ thể

Cách sử dụng natri clorua

Sử dụng trong gia đình

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Organon của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Việc sử dụng muối phổ biến nhất là trong thực phẩm. Công dụng của nó bao gồm:

– Gia vị nêm nếm thực phẩm

– Hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên trong việc muối rau, muối thịt hay cá…

– Tăng cường màu sắc tự nhiên của thực phẩm

Ngoài ra còn có nhiều mục đích sử dụng trong gia đình, chẳng hạn như:

– Làm sạch xoong nồi

– Ngăn ngừa nấm mốc

– Loại bỏ vết bẩn và dầu mỡ

Ứng dụng trong y tế

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

Trong y tế natri clorua được sử dụng là dung dịch natri clorua (hay sodium chloride, natri clorid), tức là natri clorua pha với nước.

– Theo đường tiêm truyền tĩnh mạch: để điều trị mất nước và mất cân bằng điện giải.

Tưới mũi hoặc thuốc nhỏ mũi: để làm sạch mũi, giảm nghẹt mũi, giảm chảy nước mũi và giữ cho khoang mũi ẩm.

– Làm sạch vết thương: để rửa và sát khuẩn trong các vết thương ngoài da.

– Thuốc nhỏ mắt: để dùng khi đỏ mắt, chảy nước mắt và khô.

– Trong dung dịch khí dung: làm sạch khoang mũi, họng: cải thiện tiết dịch đường hô hấp, kích thích ho khạc đờm hoặc làm dung môi pha thuốc khác.

Các loại dung dịch muối khác nhau sẽ chứa tỷ lệ natri clorua trong nước khác nhau. Một số dạng là nằm trong danh mục thuốc kê đơn, nên không tự ý sử dụng nếu không được kê đơn và hướng dẫn bởi bác sĩ. Ngoài ra nước muối được sử dụng cho các mục đích khác nhau cũng có thể có các hóa chất hoặc hợp chất bổ sung khác được thêm vào.

Liều dùng hợp lý của natri clorua

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng không quá 5gr muối/người/ngày.

Và lượng natri đưa vào cơ thể là một yếu tố quan trọng phải xét đến. Ta phải phân biệt được muối và natri là khác nhau. 40% lượng natri được đưa vào cơ thể là từ muối, nhưng natri cũng có nhiều trong các loại thực phẩm khác. Một thìa cà phê muối có khoảng 2.300 miligam (mg) natri, nên rất dễ dàng để vượt qua giá trị hàng ngày.

Ở người lớn: lượng natri hấp thụ đầy đủ là 1,5 gam mỗi ngày đối với hầu hết người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Lượng natri tối đa được khuyến nghị là 2,3 gam mỗi ngày đối với hầu hết người lớn.

Ở trẻ em: lượng natri hấp thụ đầy đủ là 0,11 gam mỗi ngày cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi; 0,37 gam mỗi ngày cho trẻ 7-12 tháng tuổi; 0,8 gam mỗi ngày cho trẻ 1-3 tuổi; 1 gam mỗi ngày ngày cho trẻ 4-8 tuổi; 1,2 gam mỗi ngày cho trẻ 9-13 tuổi và 1,5 gam mỗi ngày cho trẻ từ 14 tuổi trở lên.

Lượng Clorua thích hợp:

Ngoài ra tùy thuộc vào bệnh lý, bạn sẽ có chế độ tiêu thụ natri khác nhau:

Bác sĩ có thể đề nghị bạn áp dụng chế độ ăn ít natri nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim. Theo các cuộc tranh luận về Natri và vai trò của nó trong bệnh tim mạch: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nếu bạn bị bệnh tim, bạn nên tiêu thụ natri dưới 1.500 mg.

Nhưng nếu thiếu natri, bạn dễ bị hạ natri máu: gây nên các biểu hiện lâm sàng là triệu chứng thần kinh trung ương (do chuyển dịch thẩm thấu của nước tới tế bào não gây ra phù), đặc biệt trong hạ natri máu cấp tính, bao gồm nhức đầu, nhầm lẫn và sững sờ; co giật và hôn mê cũng có thể xảy ra.

Tác dụng phụ khi sử dụng natri clorua

Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

>>>>>Xem thêm: Các cách bổ sung chất xơ cho cơ thể

Tác dụng phụ của dung dịch nước muối (dung dịch natri clorua):

Đối với hầu hết các trường hợp khi sử dụng trong y tế, dung dịch natri clorua không phải là một mối nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng với lượng quá nhiều, hoặc cơ thể dị ứng với việc tiếp xúc natri clorua thì nó có thể gây kích ứng: mắt, da, đường thở, dạ dày. Ngoài ra có thể gây kích ứng tại chỗ tiêm truyền dung dịch nước muối.

Tùy thuộc vào khu vực, bạn có thể điều trị kích ứng bằng cách rửa sạch bằng nước thường hoặc hít thở không khí trong lành. Tìm trợ giúp từ y tế nếu tình trạng kích ứng không dừng lại.

Tác dụng phụ của muối ăn (natri clorua) trong ăn uống:

Nếu dư thừa muối, có thể dẫn đến thừa natri và gây ra:

– Huyết áp cao.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh thận.

– Tăng khả năng giữ nước , có thể dẫn đến sưng phù trong cơ thể.

– Mất nước.

Hy vọng rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về natri clorua và cách sử dụng cũng như liều lượng hợp lý để dùng sao cho lượng natri, clorua được cân bằng tốt nhất cho cơ thể.

Nguồn: healthline, webmd, humannutrition

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Natri caseinate là gì? Những lợi ích và hạn chế của natri caseinate

>>>>> Natri clorit là gì? Lợi ích và rủi ro khi sử dụng natri clorit

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *