Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Rate this post

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc cả hai bên phổi, do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây ra. Viêm phổi có thể ở mức nhẹ hoặc nặng, dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Ngày 12/11 hàng năm được chọn là ngày Thế giới phòng chống viêm phổi. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về ngày này cũng như các thông tin về bệnh viêm phổi qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Tình hình viêm phổi ở trẻ em hiện nay

Theo báo cáo của UNICEF và TCYTTG (2013), viêm phổi đã khiến khoảng 935.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm, nhiều hơn số ca tử vong do HIV/AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2.500 trẻ tử vong do viêm phổi, đồng nghĩa với việc cứ 35 giây lại có một trẻ chết vì bệnh viêm phổi.

Ở Việt Nam, hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em chết vì viêm phổi, chiếm 12% nguyên nhân tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, căn bệnh này cũng đã trở thành gánh nặng về kinh tế cho gia đình, cộng đồng và chính phủ các nước.

Từ đó có thể thấy, việc kiểm soát tình hình bệnh viêm phổi đòi hỏi một chương trình can thiệp toàn diện, hướng đến đề ra các giải pháp bảo vệ, phòng ngừa và điều trị bệnh cũng như giúp người dân nhận thức đầy đủ, đúng mức về căn bệnh nguy hiểm này. [1]

Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Ước tính cứ 35 giây lại có một trẻ chết vì bệnh viêm phổi

Nguyên nhân gây viêm phổi

Do vi khuẩn

Các vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi khá đa dạng, có thể chia thành 3 nhóm như sau:

  • Các dạng vi khuẩn gây bệnh viêm phổi điển hình: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.
  • Các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi không điển hình: Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydiae pneumoniae.
  • Các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi nặng: Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosae, vi khuẩn yếm khí. [2] [3]

Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Các vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi khá đa dạng

Do vi rút

Vi rút gây cảm lạnh thông thường, vi rút cúm, cúm gia cầm, vi rút hợp bào hô hấp, Adenovirus, Coronavirus, COVID-19 và vi rút hợp bào hô hấp (RSV),… có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi nặng, chiếm đến 10% số ca bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh khác thường do nấm và ký sinh trùng gây ra. [2] [3]

Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Vi rút có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng viêm phổi nặng, chiếm đến 10% số ca bệnh

Do ô nhiễm môi trường

Môi trường bị ô nhiễm cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi. Các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh hoặc từ chính ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên có thể thông qua hoạt động hô hấp thông thường xâm nhập vào cơ thể. [2] [3]

Tìm hiểu thêm: Bánh trung thu bao nhiêu calo? Cách ăn bánh trung thu không mập

Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Môi trường bị ô nhiễm cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi

Triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng viêm phổi có thể phát triển âm thầm hoặc đột ngột tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

  • Sốt cao (39-40 độ C).
  • Đau tức ngực, thường đau ở bên phổi đang bị tổn thương.
  • Ho tăng dần, lúc đầu chỉ ho khan, về sau ho có đờm màu vàng, xanh hoặc có máu.
  • Nôn mửa, đau bụng, chướng bụng.
  • Thở nhanh, hơi thở nông, hụt hơi.
  • Da, môi hoặc móng tay xanh xao, tím tái. [2] [3]

Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

Sốt cao, ho, khó thở, hụt hơi là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi

Phòng ngừa bệnh viêm phổi

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm vi rút, vi khuẩn gây bệnh từ người sang người.
  • Điều trị một cách triệt để các vấn đề nhiễm trùng tai, mũi, họng.
  • Tiêm vắc-xin phòng cúm mỗi năm 1 lần (đối với người từ 6 tuổi trở lên).
  • Tiêm vắc-xin ngăn ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu khuẩn gây ra (5 năm/lần).
  • Tiêm các loại vắc-xin chống vi rút, vi khuẩn khác theo nhu cầu.
  • Bỏ thuốc lá và tránh hút thuốc thụ động.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, trước khi xử lý thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm vùng cổ, ngực trong mùa lạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Quản lý tốt các bệnh lý nền như: đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh gan mạn tính, bệnh thận mạn tính.

Ngoài ra, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi nào, bạn nên đến thăm khám và nhận sự tư vấn, chẩn đoán từ bác sĩ ngay để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan, tự ý sử dụng kháng sinh tại nhà để tránh làm bệnh trầm trọng hơn và tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngày Thế giới phòng chống viêm phổi (12/11). Hãy nâng cao nhận thức phòng chống bệnh viêm phổi để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé!

  • BỆNH VIÊM PHỔI NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    https://www.umcclinic.com.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua

  • Pneumonia

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4471-pneumonia

  • Xem thêm Ngày thế giới phòng chống viêm phổi 12/11

    >>>>>Xem thêm: Glucosamine là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *