Đắp mặt nạ không chỉ là phương pháp bổ sung dưỡng chất tuyệt vời trong quá trình chăm sóc da mà còn giúp người đắp thư giãn hơn. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm khi đắp mặt nạ dễ khiến da xấu đi qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 11 sai lầm phổ biến khi đắp mặt nạ khiến da xấu đi, nhanh lão hóa
Contents
- 1 Các sai lầm khi đắp mặt nạ khiến da xấu đi
- 1.1 Chọn loại mặt nạ không phù hợp với da
- 1.2 Chỉ dùng một loại mặt nạ duy nhất
- 1.3 Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ
- 1.4 Không rửa tay khi đắp mặt nạ
- 1.5 Đắp mặt nạ quá dày
- 1.6 Đắp mặt nạ quá lâu
- 1.7 Không đắp mặt nạ hết toàn bộ mặt
- 1.8 Dùng sữa rửa mặt sau khi đắp mặt nạ
- 1.9 Không thoa kem dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ
- 1.10 Đắp mặt nạ quá thường xuyên
- 1.11 Dùng mặt nạ tự làm tại nhà không vệ sinh
- 2 Cách đắp mặt nạ đúng cách
- 3 Cách lựa chọn mặt nạ phù hợp với từng loại da
Các sai lầm khi đắp mặt nạ khiến da xấu đi
Chọn loại mặt nạ không phù hợp với da
Mỗi loại mặt nạ với các thành phần khác nhau đem lại những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ưu điểm nào cũng phù hợp, thậm chí có thể gây hại đến làn da của bạn. Do đó, điều cần thiết là chọn mặt nạ phù hợp với loại da để mang lại lợi ích tối đa trong quá trình sử dụng mặt nạ.
Bạn nên chú ý các điều sau khi lựa chọn các sản phẩm mặt nạ:
- Sản phẩm có thương hiệu, uy tín, chất lượng.
- Thành phần và đặc tính sản phẩm phù hợp với tình trạng da hiện tại của bạn.
- Tránh các thành phần có thể gây kích ứng nếu bạn có làn da nhạy cảm.
Chọn lựa mặt nạ phù hợp với loại da để mang lại lợi ích tối đa
Chỉ dùng một loại mặt nạ duy nhất
Khi các mùa thay đổi, thói quen đắp mặt nạ cũng nên được điều chỉnh vì làn da của chúng ta chịu ảnh hưởng và thay đổi theo các yếu tố như thời tiết, khí hậu, tâm trạng, môi trường,…
Do đó, nên lựa chọn thay đổi nhiều loại mặt nạ khác nhau tùy thuộc vào trạng thái da của bạn tại thời điểm đó. Việc chỉ sử dụng một loại mặt nạ duy nhất sẽ không thể đáp ứng được sự thay đổi trên da và đem lại được hiệu quả như mong đợi.
Lựa chọn thay đổi nhiều loại mặt nạ khác nhau tùy thuộc vào trạng thái da
Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ
Dầu thừa, lớp trang điểm, kem chống nắng hoặc các sản phẩm khác được tích tụ trên da trong suốt ngày dài sẽ tạo thành rào cản đối và không phát huy hết tác dụng của dưỡng chất. Thậm chí, việc không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ còn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn nữa.
Vì vậy, bạn nên sử dụng mặt nạ trên làn da đã được làm sạch và khô ráo.
Bạn nên sử dụng mặt nạ trên làn da đã được làm sạch và khô ráo
Không rửa tay khi đắp mặt nạ
Bàn tay của chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các vật dụng xung quanh nên có khả năng lây nhiễm vi khuẩn và các chất gây dị ứng. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của mặt nạ hoặc góp phần gây ra nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng nếu bạn đắp mặt nạ lên mặt.
Do đó, hãy rửa tay thật sạch hoặc sử dụng cọ, tránh đắp mặt nạ bằng ngón tay lên mặt để tạo lớp mặt nạ sạch sẽ, vệ sinh.
Hãy rửa tay thật sạch để tạo lớp mặt nạ sạch sẽ, không gây khó chịu
Đắp mặt nạ quá dày
Cũng như nhiều sản phẩm làm đẹp khác, số lượng sản phẩm khi sử dụng rất quan trọng. Thoa quá ít sẽ có thể không mang lại tất cả lợi ích và thoa quá dày cũng có thể gây kích ứng da, không mang lại hiệu quả đắp mặt nạ tốt hơn.
Thông thường, bạn chỉ cần thoa một lớp đều và vừa phải lên làn da đã được làm sạch, lau khô. Cách tốt nhất là làm theo hướng dẫn trên bao bì của loại mặt nạ cụ thể mà bạn đang sử dụng.
Thoa mặt nạ quá dày cũng có thể gây kích ứng da, không mang lại hiệu quả
Đắp mặt nạ quá lâu
Khi sử dụng mặt nạ, sai lầm thường gặp chính là đắp quá lâu trên mặt, vượt quá thời gian được khuyến nghị trên nhãn thường là 10 – 30 phút. Mặt nạ chứa nhiều dưỡng chất nếu đắp quá lâu sẽ dư thừa, thậm chí sẽ xảy ra tình trạng hút ẩm ngược khiến da bị mất nước. Từ đó, có thể sẽ khiến da bị tổn thương.
Khi sử dụng mặt nạ, sai lầm thường gặp chính là giữ chúng quá lâu trên mặt
Không đắp mặt nạ hết toàn bộ mặt
Một số vùng của mặt nạ có thể không bám hoặc bám nhiều hơn vào bề mặt da tốt hơn những vùng khác. Điều này có thể khiến những dưỡng chất thấm không đều trên toàn bộ khuôn mặt.
Do đó, hãy trải đều mặt nạ và lướt ngón tay nhẹ nhàng trên toàn bộ mặt nạ để bám vào da của toàn bộ khuôn mặt, từ đó giúp các thành phần thẩm thấu sâu hơn.
Tìm hiểu thêm: 12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Không đắp mặt nạ toàn bộ khuôn mặt có thể khiến những dưỡng chất thấm không đều
Dùng sữa rửa mặt sau khi đắp mặt nạ
Không cần thiết phải rửa mặt lại sau khi loại đắp mặt nạ. Dưỡng chất còn sót lại sau khi gỡ mặt nạ chứa các thành phần dưỡng ẩm có thể mang lại lợi ích cho làn da sau thời gian đắp mặt nạ 20 – 30 phút.
Thay vì loại bỏ lượng serum dư thừa trên mặt, bạn chỉ cần massage bằng đầu ngón tay hoặc dùng con lăn đá cho đến khi chúng thấm hoàn toàn.
Tuy nhiên, một số loại mặt nạ nhất định như mặt nạ đất sét có thể cần phải được rửa sạch để loại bỏ mặt nạ hoặc bất kỳ phần còn sót lại. Bạn chỉ cần sử dụng một miếng vải mềm và hơi ấm để nhẹ nhàng rửa sạch sản phẩm dư thừa là đủ, không cần dùng sữa rửa mặt, tránh chà quá mạnh hoặc dùng nước quá nóng.
Không cần thiết phải rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt sau khi loại đắp mặt nạ
Không thoa kem dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ
Một sai lầm lớn khác khi đắp mặt nạ là tin rằng đắp mặt nạ có thể thay thế các bước khác trong quy trình làm đẹp của bạn. Dù làm gì, hãy luôn nhớ rằng đắp mặt nạ không phải là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da.
Sau khi tháo mặt nạ ra, hãy thoa một loại kem dưỡng ẩm nhẹ để giữ lại tất cả độ ẩm và hoạt chất mà mặt nạ cung cấp, ngăn bay hơi và tránh gây khô da.
Sau khi tháo mặt nạ ra, hãy thoa một loại kem dưỡng ẩm nhẹ để giữ lại tất cả độ ẩm
Đắp mặt nạ quá thường xuyên
Đắp mặt nạ quá nhiều, đặc biệt là những loại mặt nạ chứa các hoạt chất được thiết kế để tẩy tế bào chết hoặc có các thành phần làm khô có thể dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ da, dẫn đến viêm và kích ứng da.
Vì vậy, sử dụng mặt nạ 1 hoặc 2 lần mỗi tuần là hoàn toàn đủ dưỡng chất cho làn da.
Sử dụng mặt nạ 1 hoặc 2 lần mỗi tuần là hoàn toàn đủ dưỡng chất cho làn da
Dùng mặt nạ tự làm tại nhà không vệ sinh
Tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà là một ý tưởng tuyệt vời vì chúng không chứa chất bảo quản và hóa chất. Tuy nhiên, bạn nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu, không phải mọi loại trái cây, rau củ đều sẽ phù hợp với làn da cũng như đảm bảo vệ sinh trong quá trình thực hiện.
Bạn nên thận trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh khi làm mặt nạ tại nhà
Cách đắp mặt nạ đúng cách
- Bước 1: Tẩy trang giúp loại bỏ mọi lớp trang điểm, thậm chí cả mascara không thấm nước.
- Bước 2: Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết và tạp chất trên bề mặt da. Lau khô da mặt nhẹ nhàng với khăn sạch.
- Bước 3: Đắp mặt nạ và đảm bảo rằng mặt nạ đều bao phủ tất cả các ngóc ngách trên khuôn mặt. Để mặt nạ trên mặt và thư giãn trong 15 – 20 phút.
- Bước 4: Loại bỏ mặt nạ sau khi đắp xong. Nhẹ nhàng massage quanh mặt cho đến khi dưỡng chất thấm hết vào mặt hoặc lau lại mặt để loại bỏ lớp mặt nạ với những loại mặt nạ cần phải rửa.
- Bước 5: Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp làn da trở nên dẻo dai, mịn màng hơn và tránh khô da quá mức.
Luôn tẩy trang và làm sạch da mặt trước khi đắp mặt nạ
Cách lựa chọn mặt nạ phù hợp với từng loại da
- Da dầu: Mặt nạ có chứa các thành phần như đất sét, than hoặc axit salicylic,… giúp tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và kiểm soát dầu, loại bỏ tạp chất và độc tố mà không gây kích ứng hay làm khô da.
- Da khô: Các sản phẩm mặt nạ có chứa thành phần dưỡng ẩm như axit hyaluronic giúp tăng cường thêm độ ẩm cho làn da.
- Da mụn: Những sản phẩm có thành phần chống viêm, chống vi khuẩn như mật ong, nghệ và trà xanh giúp giải quyết tận gốc vấn đề mụn trứng cá hoặc các loại có chứa AHA/BHA có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Da nhạy cảm: Nên tránh xa các thành phần mạnh như axit salicylic, paraben, rượu, sunfat, hương thơm nhân tạo,… và nên tìm những sản phẩm với các thành phần làm dịu da như axit hyaluronic, lô hội, mật ong và bột yến mạch.
- Da lão hoá: Sản phẩm mặt nạ cần phù hợp với tình trạng và loại da, chứa thành phần như axit hyaluronic chống lại các dấu hiệu lão hóa, lipid giúp bổ sung lớp lipid kép, giữ độ ẩm cho làn da, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa kích thích sản xuất collagen, giữ ẩm, làm đều màu da và có đặc tính chống viêm.
>>>>>Xem thêm: Ăn chuối có tác dụng gì? 16 tác dụng của chuối với sức khỏe
Bạn nên lựa chọn mặt nạ với các thành phần phù hợp với từng loại da
Mặt nạ là một sự bổ sung dưỡng chất tuyệt vời, đem lại nhiều lợi ích cho làn da. Tuy nhiên, nếu đắp mặt nạ không đúng cách, mắc phải các sai lầm có thể khiến da xấu đi, dễ nổi mụn và nhanh lão hóa. Hãy chia sẻ bài viết để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!