Cao huyết áp là một bệnh lý phổ biến hiện nay và là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, ứ máu cơ tim,… Cùng tìm hiểu về người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn gì và kiêng gì nhé!
Bạn đang đọc: Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì? 23 thực phẩm nên ăn
Contents
- 1 Các thực phẩm người bị huyết áp cao nên ăn
- 1.1 Khoai tây
- 1.2 Rau lá màu xanh
- 1.3 Các loại quả mọng
- 1.4 Chuối
- 1.5 Củ cải đường
- 1.6 Cháo bột yến mạch
- 1.7 Sữa không đường
- 1.8 Cá hồi và các loại cá béo
- 1.9 Trái cây có múi
- 1.10 Hạt bí ngô
- 1.11 Hạt dẻ
- 1.12 Cà rốt
- 1.13 Cần tây
- 1.14 Cà chua
- 1.15 Dưa hấu
- 1.16 Bông cải xanh
- 1.17 Sữa chua Hy Lạp
- 1.18 Hạt chia và hạt lanh
- 1.19 Tỏi
- 1.20 Quả lựu
- 1.21 Trái Kiwi
- 1.22 Socola đen
- 1.23 Uống đủ nước
- 2 Những thực phẩm thực sự nên tránh
- 3 Một số lưu ý khác để giảm thiểu trạng thái huyết áp cao
- 4 Khi nào cần gặp bác sĩ
Các thực phẩm người bị huyết áp cao nên ăn
Khoai tây
Khoai tây không chỉ giàu chất xơ mà trong thành phần còn chứa kali, magie, được biết đến với tác dụng hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Do kali giúp hạ áp lực lên thành mạch máu và nồng độ natri bằng cách tăng thải trừ qua thận dẫn đến giảm áp lực thẩm định, giảm huyết áp.
Khoai tây là một thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, góp phần vào việc hạ huyết áp
Rau lá màu xanh
Bằng cách bổ sung những loại rau lá màu xanh như diếp cá, rau cải, xà lách, cải bó xôi vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể tận dụng các lợi ích của kali và các chất dinh dưỡng khác trong chúng, từ đó điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch.[1]
Rau cải xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch và duy trì sức khỏe
Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, anh đào đen và dâu tây có tác dụng tích cực đến huyết áp, chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng như anthocyanin, flavonoid giúp giảm viêm nhiễm và bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương. Điều này có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Dâu tây không những là một loại trái cây ngon mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp
Chuối
Chuối được coi là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp hạ huyết áp và có tác dụng đặc biệt đối với bệnh gan. Một quả chuối trung bình chứa khoảng 422 mg kali, một thành phần quan trọng giúp giảm áp lực trên mạch máu và có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
Chuối được coi là một bài thuốc cổ truyền được sử dụng để làm hạ huyết áp
Củ cải đường
Bệnh nhân cao huyết áp nên uống khoảng 1 cốc nước ép cải mỗi ngày trong 4 tuần sẽ có tác dụng hạ huyết áp. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng trong khoảng thời gian 24h, huyết áp có thể giảm 3,55/1,32 mmHg . [2]
Không chỉ giảm cân, củ cải đường còn giúp ngăn ngừa ung thư, huyết áp, tiểu đường
Cháo bột yến mạch
Yến mạch nổi tiếng là thực phẩm tốt cho cơ thể vì nó chứa một loại chất xơ gọi là beta-glucan, giúp ngăn ngừa cao huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch. [3]
Có thể bổ sung thức ăn cháo bột yến mạch vào thực đơn của người cao huyết áp
Sữa không đường
Sữa không đường là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều canxi và ít chất béo, có tác dụng tốt cho cơ thể trong việc hạ huyết áp.
Đối với người mắc bệnh huyết áp cao nên dùng sữa không đường 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly (khoảng 200 ml).
Sữa không đường là một lựa chọn sáng suốt cho những người bị cao huyết áp
Cá hồi và các loại cá béo
Cá hồi và cá béo là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tuyệt vời, đây là chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Những chất béo này có thể giúp giảm huyết áp bằng cách giảm viêm và giảm nồng độ của oxylipin, là chất dẫn xuất của axit béo có tác dụng co mạch máu. [4]
Một nghiên cứu cho thấy những người có lượng chất béo omega-3 trong máu cao có chỉ số lượng huyết áp thấp hơn đáng kể so với những người có hàm lượng trong máu thấp. [5]
Cá hồi là loại thực phẩm giàu omega 3 – một axit béo có lợi cho hệ tim mạch
Trái cây có múi
Trái cây có múi bao gồm bưởi , cam và chanh , có tác dụng hạ huyết áp do chứa nhiều vitamin và khoáng chất từ đó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng uống nước chanh hàng ngày kết hợp với đi bộ giúp giảm huyết áp đáng kể nhờ tác dụng của axit citric và flavonoid có trong chanh. [6]
Tuy nhiên, bưởi và nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hạ huyết áp nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bị bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây có múi như cam, bưởi quýt
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có tác dụng làm giãn mạch máu và giảm huyết áp, chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, kali và L-arginine , một loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. [7]
Dầu hạt bí ngô cũng được coi là phương thuốc tự nhiên chữa bệnh cao huyết áp, khi bổ sung 3g dầu hạt bí ngô mỗi ngày trong 6 tuần giúp giảm đáng kể huyết áp tâm thu. [8]
Người bị cao huyết áp nên ăn hạt bí ngô
Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng như đồng, mangan, vitamin B6, phốt pho, thiamin và kali cần thiết cho sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong số tất cả các loại hạt được đưa vào đánh giá thì hạt dẻ có tác dụng mạnh nhất trong việc giảm huyết áp, áp lực tâm thu và tâm trường.[9]
Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn hạt dẻ
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit chlorogenic, p-coumaric và caffein, là chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp thư giãn mạch máu và giảm viêm, ngoài ra còn có thể giúp hạ huyết áp. [10]
Đặc biệt, khi ăn sống cà rốt có thể có lợi hơn so với ăn chín. Việc nấu chín có thể làm mất một phần hợp chất dinh dưỡng, do đó ăn sống cà rốt có thể giúp bạn tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe mà cà rốt mang lại.
Người bị bệnh huyết áp nên ăn cà rốt
Cần tây
Cần tây chứa phthalides, một hợp chất có tác dụng giãn mạch và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy ăn cần tây nấu chín có liên quan đến giảm huyết áp. Tuy nhiên, để quản lý huyết áp tốt, cần kết hợp ăn uống lành mạnh và tuân thủ các chỉ dẫn từ chuyên gia. [11]
Người bị huyết áp cao nên ăn cần tây
Cà chua
Cà chua là một nguồn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm kali và lycopene, một sắc tố carotenoid có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Do đó, việc bổ sung cà chua và các sản phẩm từ cà chua vào chế độ ăn hàng ngày có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.[12]
Ngoài ra, cà chua có thể được sử dụng trong nhiều món ăn và thức uống khác nhau, giúp làm tăng sự đa dạng và thú vị trong chế độ dinh dưỡng. Việc thưởng thức cà chua tươi, nấu chín hoặc dùng trong các món salad, nước ép, sốt hay nước sốt cũng có thể giúp tăng cường lợi ích cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn cà chua
Dưa hấu
Dưa hấu có chứa một loại axit amin gọi là citrulline khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành arginine, giúp cơ thể sản xuất oxit nitric, một loại khí làm giãn mạch máu và tăng tính đàn hồi của các thành mạch hỗ trợ quá trình lưu thông máu và giảm huyết áp.
Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn dưa hấu
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại thực phẩm với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, được biết đến với khả năng giúp cân bằng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, chống viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid làm giãn mạch máu và cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp điều chỉnh huyết áp. Ngoài ra, bông cải xanh cung cấp chất chống oxy hóa và chất xơ, hỗ trợ hệ miễn dịch và quá trình giảm cân, cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.[13]
Người bệnh cao huyết áp nên ăn bông cải xanh
Sữa chua Hy Lạp
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ 3 phần sữa chua Hy Lạp mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp lên đến 13%. Đồng thời, việc sử dụng 200 g sữa mỗi ngày cũng giảm nguy cơ tăng huyết áp khoảng 5%. [14]
Sữa chua Hy Lạp được biết đến là một sản phẩm từ sữa giàu chất dinh dưỡng, trong đó có chứa các chất xúc tác có khả năng điều chỉnh huyết áp như kali và canxi. Điều này cho thấy việc bổ sung sữa chua Hy Lạp vào chế độ ăn uống có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.[15]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Demosana của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn sữa chua Hy Lạp
Hạt chia và hạt lanh
Một nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung 35g bột hạt chia mỗi ngày trong 12 tuần giúp giảm huyết áp ở cả người dùng thuốc và không dùng thuốc. [16]
Hạt chia và hạt lanh là nguồn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm kali, magie, chất xơ có khả năng ổn định huyết áp, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát cholesterol máu. Việc bổ sung chúng vào chế độ ăn uống là một cách tự nhiên, hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.[17]
Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn hạt lanh và hạt chia
Tỏi
Một đánh giá năm 2020 kết luận rằng, tỏi có những tác động tích cực đến hệ tuần hoàn, cụ thể là:
- Giảm huyết áp.
- Tăng tính đàn hồi thành mạch.
- Giảm lượng cholesterol.
Ngoài ra, allicin là một hoạt chất quan trọng được tìm thấy trong tỏi, có khả năng kháng vi khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Tuy nhiên, để có tác dụng kháng sinh, cần có liều lượng cao và allicin phải được tạo ra trong quá trình cắt hoặc nghiền tỏi.[18]
Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn tỏi
Quả lựu
Lựu là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng như polyphenol, anthocyanin và vitamin C có khả năng bảo vệ tế bào khỏi stress, oxy hóa và giảm việc hình thành xơ vữa động mạch. Điều này có thể giúp cải thiện tính đàn hồi của mạch máu và giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày trong 28 ngày có thể làm giảm huyết áp trong thời gian ngắn. Các chất chống oxy hóa trong lựu có khả năng tăng cường chức năng mạch máu và giảm việc co bóp của chúng, từ đó giúp điều chỉnh huyết áp.[19]
Người mắc bệnh huyết áp cao nên ăn kiêng
Trái Kiwi
Một khẩu phần ăn hàng ngày có chứa 3 quả kiwi kéo dài trong 8 tuần có thể giúp hạ huyết áp đáng kể. [20]
Ngoài ra, kali trong kiwi có khả năng điều tiết huyết áp, trong khi vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có trong kiwi giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống.[21]
Người bị bệnh cao huyết áp nên ăn kiwi
Socola đen
Socola đen được chế biến từ cacao, một nguồn giàu flavonoid, chất chống oxy hóa và có thể hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên tốt nhất chọn loại socola đen có tỷ lệ ca cao cao và hàm lượng đường, cũng như chất béo thấp.
Điều này giúp giảm lượng calo không cần thiết và tăng tác động tích cực của flavonoid trong socola đen lên huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Người bệnh cao huyết áp nên ăn socola đen
Uống đủ nước
Uống nước giúp cơ thể người bệnh đào thải lượng natri dư thừa – nguyên nhân gây tăng huyết áp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên uống một lượng vừa đủ không nên uống quá nhiều có thể làm tình trạng đào thải bị chậm hơn.
Nước giúp tăng đào thải lượng natri dư thừa trong cơ thể
Những thực phẩm thực sự nên tránh
Thực phẩm chứa nhiều muối
Đối với những loại thực phẩm chứa nhiều muối như: nước mắm, cà muối, dưa muối, kim chị,… bạn nên hạn chế ăn vì những món này làm tăng lượng natri trong máu dẫn đến tình trạng tim đập nhanh và tăng huyết áp.
Thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng lượng natri trong máu
Thực phẩm chứa nhiều đường
Ăn nhiều thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh, các loại đồ ngọt khác sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân, béo phì có thể gây huyết áp tăng cao.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường dẫn đến dễ tăng cân, béo phì
Hoa quả sấy
Hoa quả sấy khô đã mất đi lượng nước lớn nên có hàm lượng đường và calo cao hơn nhiều so với trái cây tươi. Khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và cả nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.Tham khảo hàm lượng đường của một số hoa quả sấy khô:
- Mơ khô: 53%.
- Nho khô: 59%.
- Mận khô: 38%.
- Sung khô: 48%.
- Chà là khô: 64 – 66%.
Người bệnh cao huyết áp nên tránh ăn trái cây sấy khô
Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao và góp phần tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Khi tiêu thụ quá nhiều nội tạng động vật gây tăng mỡ máu, tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Người cao huyết áp không nên ăn các món chế biến từ nội tạng động vật
Nước có gas và các loại chất kích thích
Những người có thói quen uống nước có gas có thể tăng nguy cơ cao huyết áp và gây vấn đề về tim mạch. Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia quá nhiều gây mạch đập nhanh dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hiện có.
Ngoài ra, các chất kích thích này còn có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp, làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, quan trọng là hạn chế sử dụng các chất kích thích này và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để duy trì sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
Người bị bệnh cao huyết áp nên tránh uống nước có ga và chất kích thích
Kem tươi, dầu dừa,… và các loại đồ ngọt
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ đồ uống và thực phẩm chứa đường có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.Các loại thực phẩm như kem tươi và đồ ngọt chứa nhiều đường, đặc biệt là đường fructose, có thể tăng nhịp tim, từ đó làm tăng huyết áp. [22]
Người bị bệnh cao huyết áp nên tránh ăn đồ ngọt
Một số lưu ý khác để giảm thiểu trạng thái huyết áp cao
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn lành mạnh (ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa và chế độ dinh dưỡng hợp lý) để giảm tình trạng huyết áp cao, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Sinh hoạt điều độ.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Duy trì cân nặng phù hợp.Ngủ đủ giấc (khoảng 8 tiếng/ngày).
- Hạn chế lo lắng và giữ tinh thần lạc quan.
- Theo dõi huyết áp tại nhà và kiểm tra định kỳ.
Tập thể dục thường xuyên để giảm tình trạng huyết áp cao
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi phát hiện đã bị tăng huyết áp nên gặp bác sĩ ngay, trong trường hợp bị tăng huyết áp kéo dài cần gặp bác sĩ mỗi tháng hoặc 3 tháng/lần.
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường không đặc trưng và khó phát hiện cho đến khi tình trạng huyết áp cao trở thành nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Nếu bạn gặp những dấu hiệu sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ:
- Đau đầu.
- Choáng váng chóng mặt
- Hụt hơi.
- Chảy máu cam.
- Tiền sử cao huyết áp.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu đau đầu, thở hụt hơi
Một số bệnh viện uy tín
Khi bạn có dấu hiệu tăng huyết áp hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ có thể đến khoa Tim mạch của các bệnh viện uy tín trong khu vực. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện dưới đây:
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115,….
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
>>>>>Xem thêm: Ích mẫu: Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
Nên đến khoa tim mạch để điều trị cao huyết áp
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thực phẩm chữa bệnh cao huyết áp có nên ăn và tránh dùng từ đó đưa ra chế độ ăn hợp lý. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình bạn nhé!