Ngứa vùng kín là hiện tượng nhiều chị em gặp phải nhất và gây nhiều phiền toái. Hãy cùng tìm hiểu ngứa âm đạo là bệnh gì và nguyên nhân qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ngứa âm đạo là bệnh gì? 8 nguyên nhân ngứa vùng kín cần biết
Ngứa âm đạo là tình trạng phụ khoa phổ biến
Contents
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo xảy ra khi có sự mất cân bằng của các hệ khuẩn trong âm đạo, là một lý do tiềm ẩn khác gây ngứa âm đạo.
Viêm âm đạo do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo, có thể do các nguyên nhân như nhiễm khuẩn âm đạo, quan hệ tình dục và thụt rửa âm đạo không đúng cách.
Tình trạng này không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng nếu xuất hiện có thể gồm:
- Ngứa, đau khu vực âm đạo.
- Dịch tiết âm đạo bất thường, màu trắng hoặc xám, có thể có bọt.
- Có mùi tanh khó chịu.
Viêm âm đạo do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo
Nhiễm nấm
Nấm men là một loại nấm tự nhiên thường có trong âm đạo, thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo khiến cho nấm phát triển không được kiểm soát thì tình trạng nhiễm trùng nấm âm đạo có thể xảy ra.
Nhiễm nấm thường có các triệu chứng có thể gây khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng như:
- Triệu chứng chính là ngứa, có thể kèm đau rát ngứa ngáy xung quanh âm hộ kèm đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục.
- Dịch màu trắng, dày giống như phô mai hoặc khí hư có dạng lỏng như nước hoặc đặc như mủ, khí hư màu trắng đục, lợn cợn thành từng mảng có thể có hoặc không có mùi.
Một số nguyên nhân phổ biến của nhiễm nấm bao gồm thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, căng thẳng hoặc bệnh tiểu đường,…
Mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo khiến cho nấm phát triển gây ngứa âm đạo
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Vùng kín là nơi thải ra của các chất bẩn do nội tiết tố. Do đó, giữ vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hay thụt rửa quá sâu có thể gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy.
Ngoài ra, mặc quần lót quá chật, bó sát cơ thể hoặc chất liệu không khô thoáng khiến vùng kín bị bí bách tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn sinh sôi, gây ngứa, tổn thương cho vùng kín. [nguon title=”Một số nguyên nhân khiến chị em bị ngứa vùng kín và biện pháp xử trí
” link=”https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-nguyen-nhan-khien-chi-em-bi-ngua-vung-kin-va-bien-phap-xu-tri-4328″][/nguon]
Mặc quần lót quá chật là thói quen xấu có thể khiến âm đạo bị ngứa
Dị ứng
Ngứa vùng kín có thể do dị ứng với nguồn nước hoặc sử dụng nguồn nước kém vệ sinh. Ngoài ra, ngứa âm đạo cũng có thể xảy ra do các sản phẩm gây kích ứng vùng da xung quanh bộ phận sinh dục như:
- Băng vệ sinh.
- Chất liệu quần lót.
- Nước giặt xả.
- Nước hoa trong sản phẩm dung dịch vệ sinh vùng kín.
- Bao cao su.
Tình trạng ngứa sẽ thường tự hết sau khi bạn ngừng sử dụng các sản phẩm này. Thay vào đó, sử dụng các sản phẩm không mùi và không chứa nước hoa sẽ ít gây kích ứng hơn.
Các sản phẩm dung dịch vệ sinh chứa nước hoa có thể gây dị ứng, ngứa âm đạo
Rối loạn nội tiết tố
Âm đạo bị khô, suy giảm khả năng tiết chất bôi trơn, kém đàn hồi do rối loạn nội tiết tố, suy giảm estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là nguyên nhân thường gặp khiến chị em bị ngứa vùng kín.
Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể xảy ra do căng thẳng về thể chất, tinh thần làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gia tăng hormone cortisol, ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo, gây ngứa, kích ứng âm đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
Tìm hiểu thêm: 7 thay đổi tâm lý tuổi dậy thì, bố mẹ cần biết để hiểu con hơn
Rối loạn nội tiết tố ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gây ngứa âm đạo
Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là một nhóm các tình trạng nhiễm trùng có thể mắc phải sau khi có tiếp xúc tình dục với người mắc bệnh gây ngứa hoặc khó chịu âm đạo, tiết dịch bất thường, tiểu buốt và lở loét bộ phận sinh dục như:
- Bệnh lậu.
- Chlamydia.
- Nhiễm Trichomonas.
- Mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. [2]
Ngoài tình trạng ngứa âm đạo, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Hậu môn, âm đạo nổi mụn ngứa.
- Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường.
- Sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn hoặc những vùng xung quanh.
- Phát ban ở bàn tay, bàn chân hoặc trên toàn bộ cơ thể.
- Đau rát khi quan hệ, đau rát khi đi tiểu, đau bụng dưới.
Khi mắc các bệnh lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không có thể gây ra các vấn đề lâu dài về sức khỏe như bệnh viêm vùng chậu, vô sinh hoặc các biến chứng thai kỳ và lây truyền cho em bé trong quá trình sinh nở.
Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn tới ngứa âm đạo
Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ cũng có thể gây ngứa âm đạo kèm những thay đổi trên da ở các khu vực xung quanh âm hộ, chẳng hạn như đổi màu hoặc dày da.
Tình trạng chảy máu hoặc tiết dịch không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng là những triệu chứng có thể xảy ra khác. [3]
Tuy nhiên, ở một số người, ung thư âm hộ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, bạn nên đi khám phụ khoa hàng năm để có thể phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch điều trị hiệu quả hơn.
Ung thư âm hộ cũng có thể gây ngứa âm đạo
Bệnh ngoài da
Một số bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, hắc lào đều có thể khiến vùng kín đỏ rát và ngứa. Bệnh gây ngứa ngáy liên tục rất khó chịu. Da vùng kín có thể xuất hiện phát ban, chảy máu,…
Các bệnh ngoài da có thể khiến vùng kín ngứa và đỏ rát
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ của bạn nếu tình trạng ngứa âm đạo kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Loét hoặc mụn nước trên âm hộ.
- Sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng sinh dục. Chảy mủ vùng sinh dục.
- Tiểu khó.
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Sốt, ớn lạnh kèm theo đau vùng chậu.
- Bạn có nhiều đối tác tình dục hoặc có đối tác mới gần đây hay đối tác của bạn cũng bị những triệu chứng tương tự như bạn.
Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu tình trạng ngứa âm đạo kéo dài
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán:
- Khám phụ khoa để kiểm tra âm đạo cũng như cổ tử cung, phần phụ của bạn xem có bị viêm và tiết dịch hay không.
- Lấy mẫu dịch tiết âm đạo để xét nghiệm nhằm xác nhận loại viêm âm đạo, tìm tác nhân gây nhiễm trùng.
- Thực hiện kiểm tra độ pH âm đạo của bạn bằng cách dán que thử độ pH hoặc giấy pH lên thành âm đạo. Độ pH tăng cao có thể chỉ ra vi khuẩn âm đạo hoặc Trichomonas.
>>>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu mụn rộp (herpes) sinh dục bạn không thể bỏ qua!
Lấy mẫu dịch tiết âm đạo giúp tìm tác nhân gây nhiễm trùng
Một số bệnh viện có thể thăm khám
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Da liễu,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh ngứa âm đạo cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh này. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!