Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi với biểu hiện sốt, nổi ban bọng nước ở miệng, bàn tay, bàn chân. Tùy vào độ nặng của bệnh mà bệnh tay chân miệng được chia ra thành các cấp độ. Vậy bạn hãy đọc để tìm hiểu về các cấp độ tay chân miệng ở bài đăng này nhé!
Bạn đang đọc: 4 cấp độ bệnh tay chân miệng – cấp độ 1 có cần đi bệnh viện không?
Contents
Phân loại tay chân miệng ở trẻ theo độ nặng của bệnh
Theo hướng dẫn chẩn đoán bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng được phân loại thành 4 cấp độ theo độ nặng của bệnh như sau:
Độ 1: Bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ. Lúc này bệnh tay chân miệng chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ 2: Trẻ bị tay chân miệng độ 2 sẽ có các biểu hiện về biến chứng trên thần kinh và tim mạch mức độ nhẹ. Độ 2 được chia thành 2 mức độ, bao gồm:
Độ 2a: Trẻ bị bệnh tay chân miệng mức độ 2a có dấu hiệu giật mình dưới 2 lần trong 30 phút, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo các triệu chứng nôn, quấy khóc vô cớ, khó ngủ, lừ đừ.
Độ 2b: Độ 2b gồm 2 phân độ nhỏ hơn, bao gồm:
- Nhóm 1: Trẻ bị giật mình từ 2 lần trở lên trong vòng 30 phút, hoặc dưới 2 lần nhưng kèm theo các biểu hiện khác: sốt cao trên 39 độ C, không giảm khi uống thuốc hạ sốt hoặc trẻ ngủ gà, nhịp tim nhanh (trên 150 lần/phút khi không sốt).
- Nhóm 2: Trẻ có các biểu hiện như: run chi, run người, đi đứng hoặc ngồi không vững hay tay chân yếu, bị liệt; lác mắt, rung giật nhãn cầu (mắt chuyển động bất thường lặp đi lặp lại, không tự chủ); giọng nói thay đổi hoặc khó khăn khi nuốt,…
Độ 3: Ở mức độ 3, trẻ xuất hiện các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng với các biểu hiện như:
- Mạch nhanh (trên 170 lần/phút khi trẻ không sốt). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mạch đập của bé có thể chậm bất thường, đây là dấu hiệu nguy hiểm mà bố mẹ cần lưu ý.
- Các dấu hiệu rối loạn hô hấp như: thở nhanh, có cơn ngưng thở, thở nông, khò khè, rút lõm lồng ngực, thở rít, trẻ thở bụng.
- Huyết áp tăng, trẻ bị rối loạn tri giác, li bì.
- Trương lực cơ tăng.
- Vã mồ hôi, tay chân lạnh hoặc lạnh toàn thân.
Độ 4: Đây là mức độ nặng nhất của bệnh tay chân miệng, trẻ xuất hiện triệu chứng sốc với các biểu hiện như: tím tái, phù phổi cấp, đo SpO2 dưới 92%, trẻ thở nấc hoặc ngừng thở.[1]
Bệnh tay chân miệng độ một chỉ gây ra vết loét ở miệng và/hoặc tổn thương da
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cần nhập viện không?
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là bệnh tay chân miệng mức nhẹ không cần phải nhập viện điều trị. Đối với bệnh tay chân miệng độ 1 người bệnh chỉ cần được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
Hầu hết các trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều tự khỏi trong 7 – 10 ngày mà không cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng là vẫn là một bệnh lý cấp tính và có nguy cơ tử vong. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần theo dõi sát trẻ và cho trẻ tới khám và điều trị kịp thời đặc biệt là khi:
- Trẻ không thể ăn uống bình thường, có nguy cơ bị mất nước.
- Trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Có các biểu hiện bệnh nặng từ độ 2a trở lên.[2]
Tìm hiểu thêm: Dược phẩm Thành Nam của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Bệnh tay chân miệng độ 1 chỉ cần điều trị tại nhà và theo dõi tại y tế cơ sở
Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 chỉ cần được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Tuy nhiên bố mẹ trẻ cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về theo dõi, chăm sóc và sử dụng thuốc cho trẻ. Cụ thể, trẻ cần được hạ sốt với paracetamol mỗi 6 giờ nếu sốt cao từ 38.5 độ C.
Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ, nếu trẻ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh tay chân miệng cũng cần được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh và vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Bố mẹ trẻ cần đưa trẻ tái khám mỗi 1 – 2 ngày trong 8 – 10 ngày đầu của bệnh. Nếu trẻ sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Hoặc tái khám ngay cho trẻ khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
- Sốt cao trên 2 ngày hoặc sốt từ 39 độ trở lên hoặc sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Giật mình.
- Thở nhanh, thở bụng, thở khò khè, thở rít, có cơn ngưng thở.
- Đi, đứng hoặc ngồi không vững.
- Vã mồ hôi, tay chân lạnh hoặc lạnh toàn thân.
- Co giật, li bì, hôn mê.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa viêm nha chu đơn giản
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được vệ sinh răng miệng thường xuyên
Cách xử trí khi mắc bệnh tay chân miệng
Để xử trí khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, người nhà của trẻ cần lưu ý những điều sau:
- Theo dõi sức khỏe của trẻ: Trong thời gian điều trị tại nhà, ba mẹ nên theo dõi sát tình trạng của trẻ. Đặc biệt là ở 3 ngày đầu của trẻ dưới 3 tuổi. Chú ý cho trẻ tái khám kịp thời nếu có các biểu hiện từ độ 2a trở lên như: sốt cao, khó thở, giật mình…[3]
- Thuốc: Hạ sốt khi trẻ sốt cao bằng paracetamol mỗi 6 giờ. Có thể phối hợp với ibuprofen mỗi 6 – 8 giờ dùng xen kẽ với paracetamol. Các thuốc hỗ trợ điều trị biến chứng khác sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Dinh dưỡng: Trẻ cần được bổ sung nước, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Trẻ nên được ăn thức ăn mềm, tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như cam, quýt, soda… Ngậm đá viên, đồ uống lạnh hoặc ấm có thể làm giảm đau đối với những vết loét ở miệng. [4]
- Cách ly: Cách ly trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học hay đến các địa điểm chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
- Vệ sinh: Người chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay tã, quần áo, tiếp xúc trực tiếp với phân, nước bọt). Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn.
Xem thêm:
- Bệnh Tay chân miệng ở trẻ là gì? Dấu hiệu và Cách phòng tránh
- Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết
- Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì? Các triệu chứng thường gặp