Động kinh là một bệnh lý mãn tính xảy ra rất phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân gây động kinh thường gặp thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân động kinh thường gặp và các yếu tố liên quan
Contents
Động kinh là gì?
Bệnh động kinh là tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương do một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não bị kích thích đồng thời, gây ra sự phóng điện đột ngột và không kiểm soát.
Chứng động kinh là hiện tượng biến đổi ý thức, rối loạn vận động, cảm giác, giác quan, hành vi một cách tạm thời nhưng hay tái đi tái lại. Động kinh xảy ra rất phổ biến, trung bình cứ 26 người thì có 1 người bị động kinh. Động kinh ảnh hưởng đến mọi giới tính, chủng tộc và lứa tuổi.[1]
Cứ 26 người thì có 1 người động kinh
Sinh lý bệnh của bệnh động kinh
GABA là chất ức chế dẫn truyền thần kinh làm ngăn chặn một số tín hiệu não nhất định và giảm mức độ hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, nếu lượng GABA thấp sẽ làm tăng cảm giác lo lắng, nguy cơ rối loạn tâm trạng, động kinh và các cơn đau mãn tính.
Một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây động kinh là do sự ức chế giải phóng GABA. Ngoài ra còn một số cơ chế khác do sự mất ổn định của neuron thần kinh làm khởi phát và lan truyền các xung điện bệnh lý hay do các tổn thương não làm tăng tiêu thụ oxy của tế bào thần kinh.
GABA là chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến bệnh động kinh
Nguyên nhân động kinh thường gặp và các yếu tố ảnh hưởng
Di truyền
Một số loại động kinh có sự liên kết với các gen, cụ thể như động kinh vắng ý thức ở trẻ em. Những gen này làm tăng nguy cơ mắc chứng động kinh nhưng gen di truyền không mang yếu tố quyết định chắc chắn gây bệnh.
Yếu tố di truyền chiếm 10 – 25% các trường hợp động kinh toàn thể nguyên phát. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh thì thế hệ sau cũng có thể mắc bệnh.
Một số loại động kinh có thể di truyền
Chấn thương đầu
Tai nạn xe, té ngã hoặc bất cứ tác động nào vào đầu cũng có thể khiến cho vũng não bị tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên động kinh. Chấn thương nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não nhưng những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Chấn thương đầu là một trong những nguyên nhân gây động kinh
Các bệnh về não
Não bị nhiễm trùng do các bệnh lý như viêm não, viêm màng não,… làm não bị tổn thương nghiêm trọng. Tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.
Bệnh về não làm tăng nguy cơ mắc động kinh
Chấn thương trước khi sinh
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh khá yếu và nhạy cảm với tổn thương não. Khi có hiện tượng nhiễm trùng, dinh dưỡng kém hoặc thiếu oxy ở người mẹ thì đứa con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh động kinh hoặc bại não.
Em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não nếu mẹ bị chấn thương trước sinh
Rối loạn phát triển
Một số dị tật bẩm sinh như chứng loạn sản vỏ não khu trú, bệnh đa hồng cầu và bệnh xơ cứng củ được biết là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh.
Động kinh đôi khi có thể xảy ra với rối loạn phát triển. Do đó những người mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng bị động kinh hơn những người không mắc chứng tự kỷ.
Tìm hiểu thêm: Tỏi đen là gì? 12 tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe
Bệnh đa hồng cầu là nguyên nhân gây ra động kinh
Ngoài ra, còn có một số trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh
- Tuổi tác và di truyền: Động kinh xảy ra ở mọi độ tuổi tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ em và người cao tuổi. Tiền sử gia đình có người bệnh động kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tai biến mạch máu não: Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác có thể gây tổn thương não. Để phòng tránh tai biến mạch máu não cần hạn chế uống rượu và tránh thuốc lá, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên.
- Mất trí nhớ: Chứng mất trí nhớ có thể làm tăng nguy cơ động kinh ở người lớn tuổi.
- Có tiền sử động kinh: Trẻ nhỏ bị co giật kéo dài do sốt cao cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh.
Trẻ em sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh
Điều trị bệnh động kinh
Dùng thuốc chống động kinh
Thuốc chống động kinh làm giảm tần suất, cường độ co giật và giảm hoàn toàn cơn co giật. Tùy thuộc vào loại cơn động kinh, tuổi tác và các tình trạng sức khỏe khác mà bác sĩ sẽ kê đơn cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Bệnh nhân thường bắt đầu điều trị bằng một loại thuốc chống động kinh. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn chưa kiểm soát được cơn động kinh thì cần phối hợp thêm thuốc. Bệnh nhân phải uống thuốc thường xuyên, không tự ý đổi hoặc chuyển sang thuốc khác nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Thuốc chống động kinh giúp kiểm soát cơn co giật
Phẫu thuật thần kinh
Khi thuốc không thể kiểm soát hoàn toàn các cơn động kinh, phẫu thuật động kinh có thể là một lựa chọn cho bệnh nhân. Với phẫu thuật động kinh, bác sĩ sẽ loại bỏ vùng não gây ra cơn động kinh.
Phẫu thuật được tiến hành khi các xét nghiệm cho thấy:
- Các cơn co giật bắt nguồn từ một khu vực nhỏ, khu trú rõ ràng trong não.
- Khu vực được phẫu thuật không can thiệp vào các chức năng quan trọng như lời nói, ngôn ngữ, chức năng vận động, thị giác hoặc thính giác.
Phẫu thuật thần kinh là một trong những phương pháp điều trị động kinh
Liệu pháp kích thích não
Bác sĩ phẫu thuật cấy điện cực vào một phần cụ thể của não thường là đồi thị. Các điện cực được kết nối với một máy phát điện được cấy vào ngực, từ đó gửi các xung điện đến não làm giảm các cơn động kinh.
Kích thích não sâu thường được sử dụng cho những người bị co giật không thể thuyên giảm bằng thuốc. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác như kích thích dây thần kinh phế vị, kích thích thần kinh đáp ứng.
Chế độ ăn ketogenic
Một số trẻ em và người lớn bị động kinh có thể giảm cơn co giật bằng cách tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có nhiều chất béo, protein vừa phải và ít carbohydrate.[2]
Chế độ ăn ketogenic giúp cắt giảm tối đa lượng carbohydrate nạp vào cơ thể
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây:
- Cơn động kinh kéo dài hơn năm phút.
- Hơi thở hoặc ý thức không trở lại sau khi cơn động kinh dừng lại.
- Cơn co giật thứ hai xảy ra ngay lập tức.
- Sốt cao.
- Tự làm mình bị thương trong cơn động kinh.
- Tiếp tục bị co giật mặc dù đã dùng thuốc chống động kinh.
Nên gặp bác sĩ ngay nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin từ bạn như tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, triệu chứng cơn động kinh và tiến hành thăm khám lâm sàng. Sau đó bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán như điện não đồ, MRI sọ não, CT, các xét nghiệm máu hoặc chọc dò tuỷ sống nếu nghi ngờ có bệnh lý nhiễm trùng thần kinh.
Mục tiêu của việc chẩn đoán nhằm xác định bản chất cơn động kinh, phân loại cơn động kinh và các hội chứng động kinh nhằm giúp ích cho việc điều trị.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu So.Se. Pharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Tiến hành xét nghiệm chẩn đoán nếu nghi ngờ có bệnh lý nhiễm trùng
Các bệnh viện điều trị động kinh uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu như trên hoặc bạn cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến chuyên khoa thần kinh của bất kỳ cơ sở y tế nào để được thăm khám và chẩn đoán. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám bệnh uy tín như:
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ rẫy,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin thật bổ ích về các nguyên nhân gây động kinh thường gặp. Đặc biệt, người nhà bệnh nhân cần phải nhắc nhở, theo dõi sát bệnh nhân mắc bệnh động kinh để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn.