Nhiễm giun kim là nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở trẻ em trong tuổi đi học, rất dễ lây lan và tái nhiễm. Hãy cùng tìm hiểu người nhiễm giun kim sẽ bị những triệu chứng như thế nào trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Người nhiễm giun kim sẽ bị gì? 4 dấu hiệu nhiễm giun kim bạn cần biết
Contents
Cảm giác ngứa ở vùng hậu môn
Cảm giác ngứa ở vùng hậu môn nhất là vào ban đêm là triệu chứng hay gặp và dễ nhận biết nhất. Do điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun kim là 30 độ C, nên thời điểm buổi tối, lúc đi ngủ là thời điểm mà giun cái sẽ chọn để đẻ trứng.
Giun cái thường đẻ trứng quanh lỗ hậu môn khiến cho da ở vùng này bị kích thích gây ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp, giun còn bò ra từ hậu môn sẽ khiến cảm giác ngứa này nhiều hơn. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều sẽ làm hậu môn xây xát dễ nhiễm khuẩn.
Cảm giác ngứa ở hậu môn có thể nhầm lẫn với các bệnh như: nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, nhiễm nấm ở vùng hậu môn,…
Ngứa hậu môn là triệu chứng rất đặc hiệu của nhiễm giun kim
Mất ngủ, khó chịu và bồn chồn
Mất ngủ, khó chịu và bồn chồn là một triệu chứng không đặc hiệu nhưng gây khó chịu cho người bệnh.Do ngứa thường xuất hiện vào ban đêm gây cảm giác khó chịu, bứt rứt khiến cho giấc ngủ chập chờn, không sâu, thậm chí là mất ngủ. Đặc biệt là trẻ em thường xảy ra hiện tượng giật mình giữa giấc, khóc đêm.
Nhiễm giun kim gây mất ngủ, khó chịu
Đau dạ dày và buồn nôn (thỉnh thoảng)
Đây là triệu chứng hiếm gặp ở người nhiễm giun kim. Giun có thể từ manh tràng chui lên ruột non và gây tổn thương ở vùng này, khiến cho người bệnh cảm thấy đau bụng và buồn nôn.
Những tổn thương này gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không tiêu, làm cho trẻ em nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Inositol (Vitamin B8): Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ nên biết
Đau dạ dày là triệu chứng hiếm gặp
Xuất hiện giun ở vùng hậu môn
Xuất hiện giun ở hậu môn là chỉ điểm tốt nhất để nhận biết có nhiễm giun kim hay không. Thông thường, khi soi đèn vào hậu môn, căng hậu môn có thể nhìn thấy giun kim đang bò.
Bạn có thể chọn thời điểm 2 – 3 giờ sau khi trẻ ngủ để kiểm tra xem có tồn tại giun kim, hoặc ấu trùng giun kim ở hậu môn hay không.
Giun kim được bắt từ vùng hậu môn
Khi nào gặp bác sĩ?
Dấu hiệu gặp bác sĩ
Nếu gặp một trong những dấu hiệu sau, bạn nên đến viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
- Cảm giác rất ngứa ở vùng hậu môn, đặc biệt vào ban đêm.
- Trẻ biếng ăn, ăn ít, xanh xao, gầy gò, suy dinh dưỡng.
- Trẻ hay mất ngủ, quấy khóc về đêm.
Nếu bạn nghi ngờ mắc giun kim, dùng miếng băng keo trong, vạch đít trẻ ra, lấy bề mặt dính của miếng băng keo, áp lên xung quanh hậu môn của trẻ vài lần, để lấy trứng giun và gửi bác sĩ để làm xét nghiệm xác định giun.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng của bệnh và đưa ra một số xét nghiệm để chẩn đoán.
- Phương pháp giấy bóng kính dính: áp giấy lên hậu môn để lên phiến kính soi.
- Phương pháp Scriabin: lấy tăm bông tẩm nước muối sinh lý quệt quanh kẽ hậu môn, ly tâm nước rửa lấy cặn làm tiêu bản soi.
- Xét nghiệm phân: tìm trứng giun (ít dùng).
>>>>>Xem thêm: Táo đỏ có tác dụng gì? 14 công dụng của táo đỏ (táo tàu) bạn nên biết
Bác sĩ sẽ tiến hành soi tiêu bản để tìm giun kim
Các bệnh viện điều trị nhiễm giun uy tín
Nếu có các triệu chứng kể trên nên đến các cơ sở y tế đa khoa hoặc chuyên khoa gần nhất để được thăm khám.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM, Bệnh viện Y Dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Viện ký sinh trùng trung ương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương,…
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu khi nhiễm giun kim. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!