Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 50 trở đi. Vậy đâu là nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt mà khiến đa số các nam giới mắc phải? Ngay sau đây, Kenshin sẽ cùng với bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt)
Phì đại tuyến tiền liệt
Contents
Sự thay đổi hormone ở nam giới
Ở nam giới, cơ thể họ sản xuất testosterone – nội tiết tố nam và một lượng nhỏ estrogen – nội tiết tố nữ. Khi già đi, lượng testosterone huyết thanh giảm nhưng nồng độ estrogen vẫn giữ nguyên. Sự chênh lệch này có thể làm tăng hoạt động của các chất thúc đẩy sự phát triển của tuyến tiền liệt.
Một giả thuyết khác của nhà khoa học Jean D. Wilson vào năm 1972, ông cho rằng dihydrotestosterone là một chất chuyển hoá có hoạt tính sinh học cao của testosterone, sẽ kích hoạt thụ thể androgen và kích hoạt sự tăng trưởng của các tế bào tuyến tiền liệt.
Ngay cả khi già đi, dù lượng testosterone hoạt động trong máu giảm thì trong cơ thể vẫn tích tụ một lượng lớn dihydrotestosterone cao trong tuyến tiền liệt và kích thích các tế bào tuyến tiền liệt tiếp tục phát triển.[1]
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nam giới được xem là có tác động quan trọng đến nguy cơ mắc phải BPH
Sự phát triển liên tục của tuyến tiền liệt
Hầu hết ở cơ thể nam giới, tuyến tiền liệt liên tục được phát triển và tăng kích thước trong suốt cuộc đời của họ. Chính sự phát triển liên tục này đã làm to tuyến tiền liệt và đến một kích thước nhất định sẽ gây ra các triệu chứng như ngăn chặn đáng kể dòng nước tiểu.
Hầu hết ở nam giới, tuyến tiền liệt liên tục phát triển và tăng kích thước trong suốt cuộc đời
Di truyền từ gia đình
Tiền sử gia đình, các yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân có tác động có ý nghĩa đến nguy cơ mắc phải BPH. Một người đàn ông mắc phải BPH nếu phải cắt bỏ tuyến tiền liệt trước 64 tuổi thì sẽ làm tăng nguy cơ cắt bỏ tuyến tiền liệt lên gấp 4 lần ở người thân là anh em ruột hoặc con trai nếu họ cũng mắc phải BPH.
Tìm hiểu thêm: Hạt mã tiền có tác dụng gì? 9 bài thuốc và lưu ý khi chữa bệnh
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân có tác động ý nghĩa đến nguy cơ mắc phải BPH
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải BPH, như: [2]
- Sự lão hoá: BPH hiếm khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ở độ tuổi dưới 40. Khoảng 1/3 nam giới có triệu chứng từ trung bình đến nặng ở độ tuổi 60 và khoảng 1/2 gặp phải các triệu chứng này ở tuổi 80.
- Tiền sử gia đình: có người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh (em) trai mắc phải BPH.
- Tình trạng y tế: Béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường hay rối loạn cương dương có thể làm tăng nguy cơ mắc phải BPH.
- Lối sống: thiếu tập thể dục.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: đái tháo đường, béo phì, sự lão hoá hay do di truyền
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt sau bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh phì đại tuyến tiền liệt:
- Tần suất: nhu cầu đi tiểu thường xuyên, khoảng một đến hai giờ một lần.
- Đi tiểu không hết: cảm giác bàng quang đầy, ngay cả sau khi đi tiểu.
- Dòng nước tiểu yếu.
- Khẩn cấp: cảm thấy cần phải đi tiểu khẩn cấp như thể bạn không thể chờ đợi.
- Rặn: khó bắt đầu đi tiểu hoặc cần rặn hoặc gắng sức để đi tiểu.
- Tiểu đêm: ban đêm phải thức dậy hơn hai lần để đi tiểu.
Ngoài ra, nếu nam giới có các triệu chứng sau thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức:
- Hoàn toàn không có khả năng đi tiểu.
- Đau đớn, cần đi tiểu khẩn cấp, kèm theo sốt và ớn lạnh.
- Đi tiểu ra máu.
Nếu có một trong các biểu hiện trên, bạn cần gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và phát hiện sớm
Các xét nghiệm bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Triệu chứng của đường tiết niệu dưới trong BPH cũng có thể là do các rối loạn khác, bao gồm nhiễm trùng, ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang quá phản ứng.
Bên cạnh đó, BPH và ung thư tuyến tiền liệt vẫn có thể cùng tồn tại, cả hai đều có biểu hiện phì đại tuyến tiền liệt và đều cho cảm giác lành tính. Vì vậy, nếu bệnh nhân có triệu chứng hoặc phát hiện tuyến tiền liệt bất thường thì việc thực hiện xét nghiệm là cần thiết.
- Phân tích nước tiểu: kiểm tra, phát hiện máu và vi khuẩn trong nước tiểu.
- Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): chẩn đoán phân biệt với ung thư tuyến tiền liệt.
- Đo niệu động học: xét nghiệm khách quan về thể tích nước tiểu và tốc độ dòng chảy.
- Siêu âm bàng quang: đo thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu.
>>>>>Xem thêm: Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Dưới đây là một số địa điểm thực hiện thăm khám và điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Xanh Pôn,…
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm sức khỏe nam giới Men’s Health, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
Hy vọng qua bài viết trên, Kenshin đã giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân cũng như triệu chứng và yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.
Nguồn: Urology Care, Mayo Clinic, Healthline.