Loãng xương là một căn bệnh cơ xương khớp phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người trẻ cũng mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân loãng xương thường gặp nhất mà có thể bạn đang có trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân loãng xương thường gặp có thể bạn chưa biết
Contents
Giới tính
Bệnh loãng xương thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là bởi vì phụ nữ có khối lượng xương đỉnh thấp hơn và xương nhỏ hơn đàn ông.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nam giới không mắc phải bệnh loãng xương. Nam giới vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là sau tuổi 70.
Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân loãng xương dễ thấy nhất. Khi bạn già đi, quá trình mất xương sẽ diễn ra nhanh hơn trong khi quá trình phát triển xương mới lại chậm đi. Theo thời gian, xương của bạn dần yếu đi và nguy cơ loãng xương tăng lên đáng kể.
Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể cũng là một nguyên nhân loãng xương. Người có thân hình mảnh mai thường có nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương cao hơn so với người có thân hình to lớn hơn.
Chủng tộc
Chủng tộc là một yếu tố quyết định mức độ nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Theo Mayo Clinic, phụ nữ da trắng và da vàng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, trong khi phụ nữ da màu (Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Mexico) có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Đàn ông da trắng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông Mỹ gốc Phi và gốc Mexico.
Tiền sử gia đình
Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân loãng xương đã chỉ ra rằng: nguy cơ loãng xương và gãy xương của bạn có thể tăng lên nếu cha mẹ bạn có tiền sử bị loãng xương hoặc gãy xương hông.
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh loãng xương. Hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ có kinh nguyệt bất thường, phụ nữ tiền mãn kinh và nam giới mắc các bệnh lý gây sụt giảm testosterone.
Các bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, hoặc sử dụng thuốc hormone tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu L.B.S Laboratory của nước nào? Có tốt không?
Chế độ ăn
Chế độ ăn là một nguyên nhân loãng xương mà ít người để ý. Loãng xương có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người có chế độ ăn ít canxi và vitamin D, ăn kiêng quá mức, ăn ít protein, hoặc người có chứng rối loạn tiêu hoá và người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa.
Các vấn đề về y tế
Người mắc phải các căn bệnh sau cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn bình thường: bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, ung thư, HIV/AIDS và chán ăn do vấn đề tâm lý.
Thuốc men
Sử dụng lâu dài một số loại thuốc nhất định cũng có thể làm gia tăng tốc độ quá trình mất xương và gây bệnh loãng xương, ví dụ:
- Glucocorticoid và hormone vỏ thượng thận: Thường dùng trong điều trị hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.
- Thuốc chống động kinh: Thuốc điều trị co giật và các rối loạn thần kinh khác.
- Thuốc điều trị ung thư: Có thành phần là hormone để điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt.
- Thuốc ức chế bơm proton: Làm giảm acid trong dạ dày.
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: Điều trị trầm cảm và lo lắng.
- Thuốc thiazolidinedione: Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lối sống
Lối sống là nguyên nhân loãng xương mà bạn có thể dễ dàng chủ động khắc phục nhất trong các nguyên nhân loãng xương. Dưới đây là một số thói quen xấu có thể tăng nguy cơ loãng xương mà bạn nên hạn chế hoặc ngưng ngay:
- Lối sống ít vận động, dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi một chỗ.
- Uống rượu nhiều.
- Hút thuốc lá.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh loãng xương bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh loãng xương.
Các xét nghiệm bệnh loãng xương
- Xét nghiệm mật độ khoáng trong xương (BMD): xét nghiệm sử dụng tia X để đo mật độ xương hông, xương cột sống hoặc xương cổ tay. Xét nghiệm BMD kéo dài từ 10 đến 30 phút.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm xác định nồng độ canxi, chức năng tuyến giáp, và nồng độ testosterone (ở nam giới) để loại trừ trường hợp mất xương do nguyên nhân tuyến cận giáp và tuyến giáp.
>>>>>Xem thêm: Dược Phẩm VCP của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh loãng xương
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh loãng xương, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hồng Phát, Bệnh viện Quốc tế Vinmec,…
Loãng xương là một căn bệnh có nhiều nguyên nhân. Khi bạn nghi ngờ mình bị loãng xương, hãy kiểm tra lại các nguyên nhân này và lựa chọn địa chỉ thăm khám chất lượng. Nếu thấy bài viết hay và có ích thì bạn hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân của mình bạn nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, Healthline, Mayo Clinic, NIH