Bệnh ghẻ là bệnh da liễu thường gặp ở nước ta. Bệnh có thể phòng và điều trị được, cần phải phát hiện và sớm can thiệp để tránh lây lan và tái phát. Vậy dấu hiệu bệnh ghẻ như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 3 dấu hiệu bệnh ghẻ phổ biến bạn không thể bỏ qua
Bệnh ghẻ là bệnh lý ngoài da gây ra bởi Sarcoptes scabiei hominis
Contents
Mức độ phổ biến của bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ xảy ra khắp nơi trên thế giới, không có sự khác biệt về giới tính, chủng tộc. Bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn ở nơi có điều kiện về sinh kém, dân cư đông đúc. Bệnh ghẻ gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội. Một trong số đó trẻ em và phụ nữ sẽ dễ bị nhiễm hơn so với những đối tượng khác.
Bệnh ghẻ có tỷ lệ mắc cao hơn ở nơi có điều kiện về sinh kém
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ở người là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis, hay còn gọi là cái ghẻ. Toàn bộ chu kỳ sống của cái ghẻ khoảng 30 ngày, chúng sống trong đường hầm và đẻ trứng. Mỗi ngày đẻ khoảng 2 – 3 trứng, cứ 10 ngày thì trưởng thành. Ghẻ cái hoạt động nhiều về đêm và chết sau khi rời khỏi ký chủ từ 3 đến 4 ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ở người là do Sarcoptes scabiei hominis
Bệnh ghẻ lây truyền như thế nào?
Người mắc bệnh ghẻ là nguồn lây chính, phương thức lây truyền của bệnh bao gồm:
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm, ngủ chung với người bị bệnh ghẻ.
- Lây gián tiếp qua đồ dùng cá nhân như quần áo, mùng mền, khăn trải giường bị nhiễm.
- Lây qua tiếp xúc tình dục.
Bệnh ghẻ có thể lây truyền qua tiếp xúc tình dục
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ
Ngứa nhiều vào ban đêm
Ngứa là biểu hiện nhiễm ghẻ đầu tiên ở bệnh nhân, ngứa xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu có sự nhạy cảm với Sarcoptes scabiei hominis. Trong số những người bị nhiễm lần đầu, sự nhạy cảm này thường mất vài tuần để hình thành.
Đối với những trường hợp tái nhiễm ghẻ, ngứa có thể xảy ra trong vòng 24 giờ. Đặc trưng của bệnh ghẻ là ngứa rất dữ dội về đêm so với ban ngày, mức độ ngứa này tùy thuộc vào cơ địa mỗi bệnh nhân.
Ngứa là biểu hiện nhiễm ghẻ đầu tiên ở bệnh nhân
Phát ban
Sẩn mụn nước, sẩn cục thường xuất hiện ở nách và bìu ở trẻ em. Ngoài ra, ở bệnh nhân ghẻ còn có biểu hiện sẩn hồng ban và các vết trầy xước do bệnh nhân cào gãi.
Sau đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các tổn thương thứ phát như viêm da, nhiễm khuẩn, chàm hóa. Lúc này, các biến chứng có thể che lấp các tổn thương đặc hiệu gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh ghẻ.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu West-Ward Pharmaceuticals của nước nào? Có tốt không?
Sẩn hồng ban và mụn mủ ở bệnh nhân ghẻ
Xuất hiện luống ghẻ và mụn nước
Rãnh ghẻ hay luống ghẻ, là đường hầm cho con cái ghẻ đào để sống và đẻ trứng, rãnh ghẻ thường dài khoảng vài mm đến 15mm, mảnh giống sợi chỉ, màu trắng hơi xám, ngoằn ngoèo và sờ hơi cộm.
Mụn nước thường nông, kích thước 1 – 2mm, chứa dịch trong hoặc màu trắng đục, sắp xếp riêng rẽ nhau.
Các triệu chứng bệnh ghẻ thường gặp ở những vị trí như:
- Kẽ ngón tay, ngón chân.
- Lòng bàn tay, bàn chân.
- Nếp trước cổ tay.
- Nách.
- Đầu vú.
- Quanh rốn.
- Vùng da bộ phận sinh dục…
Rãnh ghẻ ở nếp trước cổ tay bệnh nhân
Các thể bệnh của bệnh ghẻ
Một số thể lâm sàng của bệnh ghẻ:
- Ghẻ ở trẻ em: xuất hiện nhiều sẩn cục, sẩn hồng ban ở nách, bìu và có các thương tổn của bệnh trên mặt bé.
- Ghẻ Na Uy: đây là dạng ghẻ tăng sừng, thường gặp ở người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Các thương tổn lan tỏa có cả thân, mặt và da đầu. Đây là một dạng lâm sàng rất dễ lây.
- Ghẻ bóng nước: trong bóng nước có cái ghẻ. Những bóng nước này khi dùng kim chích vào sẽ có dịch chảy ra và khi khều nhẹ sẽ thấy cái ghẻ bám ở đầu kim.
Hình ảnh ghẻ Na Uy gây tăng sừng ở bệnh nhân
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bệnh ghẻ có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể tiến triển, để lại nhiều biến chứng. Do đó, không nên tự điều trị bệnh ghẻ tại nhà mà cần phải đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như ngứa, sẩn, phát ban… nhất là có xuất hiện rãnh ghẻ trên da. Lúc này bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc da liễu điều trị các dấu hiệu bệnh.
Khi xuất hiện phát ban, mụn nước, ngứa,… thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định bệnh ghẻ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dịch tễ và cận lâm sàng.
- Triệu chứng lâm sàng: ngứa, đặc biệt là ngứa về đêm, rãnh ghẻ, sẩn mụn nước,…
- Dịch tễ: thường những người sống cùng bệnh nhân có các triệu chứng tương tự bệnh nhân.
- Cận lâm sàng: cạo sang thương trên da và đem đi soi dưới kính hiển vi.
>>>>>Xem thêm: 5 lý do nên dùng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà
Triệu chứng lâm sàng trên vùng cổ ở bệnh nhân ghẻ
Các bệnh viện đa khoa uy tín
- TP.HCM: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Da liễu Trung Ương…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xung quanh bệnh ghẻ. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: CDC, Healthline, Mayo Clinic.