Vitamin B5 là một loại vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. Loại vitamin này có thể được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi cơ thể thiếu vitamin B5.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể thiếu vitamin B5
Vitamin B5 (acid pentothenic) là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước. Vai trò chính của vitamin B5 là giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, thông qua việc chuyển hóa carbohydrate và chất béo. Do đó, nếu thiếu vitamin B5 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, mất ngủ… Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân của việc thiếu vitamin B5 để có cách điều trị và phòng ngừa.
Contents
Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin B5
Axid pantothenic (vitamin B5) có trong hầu hết các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, cá, rau, đậu và ngũ cốc … Do đó, sự thiếu hụt là rất hiếm, ngoại trừ những người bị suy dinh dưỡng nặng. Trên thực tế, khi một người nào đó bị thiếu hụt axit pantothenic, sẽ thường đi kèm với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Điều này gây khó khăn cho việc tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế dẫn tới thiếu hụt vitamin B5.
Theo như các báo cáo và phân tích, sự thiếu hụt vitamin B5 ở người bệnh thường do các nguyên nhân:
Chế độ ăn hầu như không chứa vitamin B5
Trên thực tế, thiếu hụt acid pantothenic ở người do sử dụng đồng thời chất ức chế kinase axit pantothenic và chế độ ăn thiếu acid pantothenic. Những người tham gia thí nghiệm này đã ghi nhận xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn đường ruột, tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân của họ.
Đang dùng thuốc đối kháng chuyển hóa axit pantothenic
Canxi homopantothenate (hoặc hopantenate) là một chất đối kháng axit pantothenic, khi kết hợp với cholinergic nó có tác dụng tăng cường chức năng tâm thần, đặc biệt là ở các bệnh nhân Alzheimer.
Nghiên cứu cho thấy, một tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng hopantenate là sự phát triển của bệnh não gan, đó là tình trạng rối loạn rối loạn ý thức, hành vi và hôn mê do gan không đào thải được chất độc. Tuy nhiên, bệnh não gan đã được cải thiện bằng cách bổ sung axit pantothenic. Điều này cho thấy rằng, thiếu hụt axit pantothenic do homopantothenate gây ra [1].
Đột biến gen gây thiếu enzyme pantothenate kinase
Tìm hiểu thêm: Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất? 5 độ tuổi sinh đẻ và lưu ý
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đột biến gen gây thiếu enzyme pantothenate kinase không thể chuyển hóa acid pantothenic thành CoA. Do đó, làm giảm chuyển hóa và hoạt động của các quá trình trong cơ thể dẫn đến thoái hóa thần kinh liên quan đến pantothenate kinase. Hậu quả khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như: suy giảm thị lực và trí tuệ, loạn trương lực cơ, bất thường về giọng nói, khó khăn về hành vi kèm theo rối loạn nhân cáchBổ sung vitamin B5 giúp làm giảm triệu chứng cho người bệnh [2].
Triệu chứng khi thiếu vitamin B5
Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến:
– Hạ đường huyết
– Thiếu năng lượng làm cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu dẫn đến cáu gắt
– Rối loạn giấc ngủ
– Chuột rút, tê bì hoặc nóng rát tay chân
– Suy giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
– Đau dạ dày
– Buồn nôn, nôn
– Tăng nhạy cảm với insulin
Điều trị khi thiếu vitamin B5
>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn
Liều điều trị thiếu vitamin B5 cho từng đối tượng là khác nhau, phụ thuộc vào bác sĩ kê đơn dựa trên mức độ thiếu hụt. Theo ý kiến của các chuyên gia, nên sử dụng 5-10 mg acid pantothenic bằng đường uống mỗi ngày để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu acid pantothenic ở người lớn.
Lưu ý, nếu dùng liều vitamin B5 quá lớn có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy, mẩn ngứa…
Các chuyên gia cho biết vitamin B5 được tìm thấy rất nhiều trong nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, ngoài việc bổ sung vitamin B5 bằng đường uống, bạn có thể xây dựng thực đơn gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B5 để ngăn ngừa thiếu hụt.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn hiểu được rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể thiếu vitamin B5. Hãy chú ý bổ sung vitamin B5 qua các thực phẩm hàng ngày để giúp cho bản thân và gia đình mình có một sức khỏe thật tốt nhé!
Nguồn: mayoclinic, webmd.com, nih.gov. oregonstate.edu
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Vitamin B5 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin B5
Nguyên nhân xuất tinh sớm ở nam giới có thể bạn chưa biết
Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể thiếu vitamin B3