Hậu COVID-19 là mối lo ngại cho tất cả mọi người vì mắc COVID-19 khiến phổi bị tổn thương và có thể suy giảm chức năng một cách nặng nề. Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm tốt cho phổi qua bài viết dưới đây để chăm sóc lá phổi khỏe mạnh hơn nhé!
Bạn đang đọc: 20 thực phẩm tốt cho phổi sau khi mắc COVID 19
Contents
Củ và rau dền
Củ dền và rau dền chứa nhiều nitrat, một chất đã được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi. Nitrat giúp làm dịu mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa hấp thụ oxy.
Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều rất cần thiết cho một lá phổi khỏe mạnh. [1]
Rau dền và củ dền chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho phổi
Ớt ngọt
Ớt ngọt hay ớt chuông nằm trong số những thực phẩm giàu vitamin C nhất. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ chức năng phổi của bạn. Một quả ớt chuông đỏ cỡ trung bình (119g) cung cấp cho bạn đến 169% lượng vitamin C khuyến nghị một ngày. [1]
Ớt ngọt chứa nhiều vitamin C, bảo vệ chức năng phổi
Táo
Táo chứa hàm lượng quercetin cao, có đặc tính kháng histamin, chống viêm, chống oxy hóa giúp thúc đẩy chức năng phổi và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn và ung thư phổi.
Ăn táo chứa nhiều chất chống oxy hoá tốt cho phổi
Bí ngô
Bí ngô rất giàu các carotenoids như beta carotene, lutein và zeaxanthin giúp chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, góp phần bảo vệ và cải thiện chức năng phổi tốt hơn.
Bí ngô giàu carotenoids, giúp cải thiện chức năng phổi
Nghệ
Nghệ không chỉ tốt cho hệ hô hấp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Đặc biệt, curcumin – thành phần hoạt tính chính trong nghệ rất có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi.
Nghệ có đặc tính chống viêm, chống oxy hoá
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua
Cà chua là nguồn lycopene dồi dào rất quan trọng với sức khỏe của lá phổi. Ăn cà chua và các sản phẩm từ cà chua như nước ép cà chua có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp và giảm các triệu chứng nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Cà chua giàu lycopene tốt cho đường hô hấp
Quả việt quất
Các loại quả mọng như quả việt quất rất giàu chất flavonoid gọi là anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ phổi. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm chậm quá trình suy giảm chức năng tự nhiên của phổi khi bạn già đi. [1]
Quả việt quất ngăn ngừa suy giảm chức năng phổi
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính ức chế giải phóng histamin, do đó làm giảm kích ứng và viêm phổi. Trà xanh còn góp phần bảo vệ bạn chống lại ung thư phổi nhờ chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa bao gồm quercetin, flavonoid và EGCG.
Trà xanh rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho phổi
Bắp cải tím
Bắp cải tím chứa anthocyanin – chất tạo nên màu sắc đặc biệt của loại thực phẩm này. Anthocyanin có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của quá trình oxy hoá, làm chậm sự suy giảm của chức năng phổi. Ngoài ra, bắp cải cũng chứa nhiều chất xơ, được nghiên cứu cũng mang lại tác động tích cực đến đường hô hấp.
Anthocyanidin trong bắp cải tím giúp bảo vệ mô phổi
Đậu nành
Đậu nành chứa các hợp chất được gọi là isoflavones. Chế độ ăn uống giàu isoflavones đã chứng minh giúp giảm nguy cơ của nhiều bệnh, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Ăn đậu nành chứa nhiều isoflavones tốt cho phổi
Dầu ô liu
Tiêu thụ dầu ô liu có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh liên quan đến hô hấp như bệnh hen suyễn. Dầu ô liu cũng là nguồn cung cấp đa dạng các chất chống oxy hóa như polyphenol và vitamin E rất có lợi cho sức khỏe của phổi.
Dầu ô liu giàu vitamin E giúp bảo vệ mắc các bệnh đường hô hấp
Hàu
Hàu rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe phổi, bao gồm: kẽm, selenium, vitamin B và đồng. Nhìn chung, những người có nồng độ selen và đồng cao hơn có chức năng phổi tốt hơn so với những người có mức độ dinh dưỡng thấp hơn.
Hàu rất giàu dinh dưỡng, tăng cường chức năng phổi
Sữa chua
Sữa chua chứa rất nhiều canxi, kali, phospho và selen. Các chất dinh dưỡng này có thể giúp tăng cường chức năng phổi và bảo vệ bạn chống lại nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng hàm lượng các chất khoáng trên có liên quan đến tăng cường chức năng phổi và những người có lượng canxi hấp thu cao nhất có thể giảm 35% nguy cơ mắc COPD. [1]
Tìm hiểu thêm: 5 cách trị rụng tóc sau sinh an toàn, hiệu quả cho mẹ bỉm sữa
Ăn sữa chua tốt cho sức khoẻ đường hô hấp
Quả hạch Brazil
Quả hạch Brazil nằm trong số những nguồn giàu có nhất của selen mà bạn có thể ăn. Một hạt quả hạch Brazil có thể đáp ứng đến hơn 150% lượng selen theo nhu cầu khuyến nghị của bạn một ngày.
Chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ có trong quả hạch Brazil như selen đều là các yếu tố hữu ích giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Quả hạch Brazil rất giàu selen, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Cà phê
Một ly cà phê buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh táo làm việc mà còn có thể bảo vệ phổi của bạn. Cà phê chứa cafein, polyphenol và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe phổi vì cafein hoạt động như một chất làm giãn mở mạch máu. Một nghiên cứu cho thấy, uống cà phê đều đặn với lượng vừa phải có thể tác động tích cực đến chức năng phổi. [1]
Uống một ly cà phê mỗi ngày có lợi cho phổi
Cải cầu vồng (Cải Thụy Sĩ)
Cải cầu vồng chứa hàm lượng magie cao. Magie được chứng minh giúp chống viêm và thúc đẩy cải thiện chức năng phổi tốt hơn. Thiếu magie có thể làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh COPD.
Cải cầu vồng giúp giảm nhẹ triệu chứng COPD
Lúa mạch
Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho phổi của bạn. Chúng không chỉ chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa mà còn giàu vitamin E, selen và axit béo tốt có lợi cho sức khỏe của phổi.
Lúa mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ. Chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh là giúp ích trong bảo vệ chức năng phổi và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ toàn diện.
Lúa mạch rất giàu chất xơ, hỗ trợ chức năng phổi
Cá cơm
Cá cơm là loại cá nhỏ chứa nhiều chất béo omega-3 có khả năng chống viêm, và các chất khoáng khác như selen, canxi, sắt giúp tăng cường sức khoẻ phổi. Việc bổ sung nhiều omega-3 từ cá cơm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi.
Ăn cá cơm tốt cho sức khoẻ phổi
Đậu lăng
Đậu lăng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho chức năng phổi như magie, sắt, đồng và kali. Loại đậu này còn giàu chất xơ có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư phổi và COPD.
Đậu lăng có thể ngăn ngừa ung thư phổi và COPD
Ca cao
Socola đen làm từ cacao có hàm lượng chất chống oxy hóa flavonoid cao và một hợp chất gọi là theobromine giúp giãn đường hô hấp trong phổi.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên 55.000 người cho thấy những người tiêu thụ nhiều ca cao từ thực phẩm có chức năng phổi tốt hơn so với những người ăn ít ca cao hơn. [1]
Ca cao giúp làm giãn đường hô hấp trong phổi
Thực phẩm không tốt cho phổi
Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn có chứa các chất Nitrat và Nitrit. Bản thân nitrat và nitrit không gây ung thư nhưng có lo ngại rằng chúng có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư trong cơ thể hoặc trong quá trình chế biến hoặc nấu nướng. Thịt xông khói, dăm bông, thịt nguội và xúc xích đều là loại thịt chế biến bạn cần hạn chế sử dụng.
Nên hạn chế ăn thịt đã qua chế biến
Rượu
Uống nhiều rượu rất có hại cho gan và phổi của bạn. Sulfit và ethanol trong rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và gây ảnh hưởng đến tế bào phổi của bạn. Nếu uống quá nhiều, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm phổi và các vấn đề về phổi khác.
Tuy nhiên, hai ly rượu vang hoặc ít hơn mỗi ngày vẫn nằm trong mức cho phép và còn có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe phổi của bạn.
Uống nhiều rượu gây hại cho phổi
Nước ngọt
Một nghiên cứu cho thấy uống nhiều hơn 5 cốc nước ngọt có đường mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính ở người lớn và tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Nước ngọt chứa nhiều đường không tốt cho phổi
Chế độ ăn có quá nhiều muối
Một lượng muối vừa phải có thể làm tăng hương vị cho món ăn nhưng nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hô hấp.
Các thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa nhiều muối, đó là lý do mọi người nên hạn chế ăn loại thức ăn này. Mỗi ngày, bạn chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 1500 – 2300mg muối. [2]
>>>>>Xem thêm: Đi trên chuyến bay có người nhiễm Covid-19, bạn cần làm gì?
Chế độ ăn nhiều muối không tốt cho phổi
Trên đây là 20 loại thực phẩm tốt cho phổi mà bạn cần biết. Việc quan tâm đến chế độ ăn uống rất quan trọng nhưng mọi người cũng đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy lưu lại ngay và chia sẻ cho những người thân yêu bạn nhé!