Hoa cứt lợn là loài hoa phổ biến, thường mọc dại ven đường. Tuy nhiên, ít ai biết cây cứt lợn này có giá trị lớn trong Đông y. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem công dụng của cây cứt lợn là gì nhé!
Bạn đang đọc: 16 tác dụng của hoa cứt lợn và bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả
Contents
- 1 Mô tả về cây cứt lợn
- 2 Cây hoa cứt lợn giúp điều trị viêm xoang
- 3 Những bài thuốc khác từ cây cứt lợn
- 3.1 Thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi
- 3.2 Trị chứng yết hầu sưng đau
- 3.3 Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở
- 3.4 Trị nhọt độc sưng đỏ
- 3.5 Bài thuốc trị viêm họng
- 3.6 Trị viêm đường hô hấp
- 3.7 Trị sỏi tiết niệu
- 3.8 Trị gàu ở tóc
- 3.9 Trị cảm mạo gây sốt
- 3.10 Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân
- 3.11 Điều trị xuất huyết do ngoại thương
- 3.12 Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc”
- 3.13 Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, gãy xương
- 3.14 Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày
- 3.15 Điều trị bệnh chàm da, chốc đầu
- 3.16 Điều trị viêm tai
- 4 Lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn
Mô tả về cây cứt lợn
Cây cứt lợn hay còn gọi là cỏ hôi, cây bù xít, thắng hồng kế, thuộc họ cúc. Cứt lợn có thể mọc hoang ở khắp mọi nơi, từ vệ đường, bờ ruộng hay vườn nhà. Ngoại trừ rễ, các bộ phận khác của cây cứt lợn đều có tác dụng chữa bệnh.
Đặc điểm cây cứt lợn
Cứt lợn là loại cây thân mềm màu xanh hoặc tím, mọc thẳng, chiều cao trung bình 25 – 50 cm. Lá cây hình trứng, mặt trên và dưới đều có lông, mùi hắc, mọc đối xứng, cuống ngắn, kích thước 2 – 6 cm (dài) và 1 – 3 cm (ngang).
Hoa cứt lợn mọc thành chùm, có màu tím, trắng hoặc tím xanh, mỗi bông gồm nhiều cánh nhỏ. Quả của cây cứt lợn là quả khô, màu đen, có 3 – 5 sống dọc.
Cứt lợn là loại cây mọc hoang có thể dùng làm thuốc chữa bệnh
Thành phần hóa học của cây cứt lợn
Cây cứt lợn ở Việt Nam chủ yếu chứa tinh dầu, carotenoid, phytosterol, tanin, saponin, acid uronic. Trong đó, hàm lượng saponin thô trong thân và lá là 4,7%. Ngoài ra, lá chứa acid fumaric, quercetin…
Tinh dầu là thành phần hóa học chính trong cây cứt lợn
Cây hoa cứt lợn giúp điều trị viêm xoang
Đặc tính dược lý của cây cứt lợn
Theo Đông y, cây cứt lợn có những tác dụng dược lý sau:
- Ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, E.coli và tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm…
- Khả năng chống viêm, chống phù nề và chống dị ứng.
- Ở nồng độ thấp, có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên.
- Giúp loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch ra khỏi các hốc xoang, cải thiện tình trạng thở khò khè, nghẹt mũi và khó chịu.
- Ngăn ngừa táo bón.[1]
Hoạt chất trong cây cứt lợn có khả năng ức chế trực khuẩn mủ xanh
Bài thuốc từ cây cứt lợn giúp điều trị viêm xoang
Bài thuốc 1
Sử dụng 100g cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước. Nhỏ từ 2 – 3 giọt vào mỗi lỗ mũi, thực hiện 2 lần/ngày. Để thuốc thẩm thấu vào xoang mũi dễ dàng hơn, người bệnh nên đặt một gối cao dưới hai vai để lỗ mũi hơi nghiêng lên.
Cây cứt lợn tươi giã nát có tác dụng điều trị viêm xoang
Bài thuốc 2
Sử dụng 100g hoa cứt lợn, 50g lá long não và 10g lá chanh. Sắc với 300ml nước cho đến khi chỉ còn lại 100ml nước, đổ ra bát và xông lên mũi. Thực hiện xông mũi 3 lần/ngày, đồng thời hâm nóng lại nước sắc trước mỗi lần xông.
Cây cứt lợn, lá chanh và long não giúp khai thông tắc nghẽn ở các xoang
Bài thuốc 3
Sử dụng 30g hoa cứt lợn, 12g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất. Sắc chúng với 3 bát nước cho đến khi chỉ còn 1 bát, sau đó dùng uống 2 lần/ngày. Bệnh nhân nên uống sau bữa ăn trưa và tối và sử dụng liên tục trong 10 ngày.
Hoa cứt lợn, ké đầu ngựa, kim ngân hoa và cam thảo đất giúp trị viêm xoang
Bài thuốc 4
Lấy một nhúm hoa cứt lợn giã nhuyễn và vắt lấy nước, sau đó nhỏ vào mũi. Thực hiện từ 4 – 5 lần/ngày để giúp tăng hiệu quả phục hồi.
Những bài thuốc khác từ cây cứt lợn
Thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi
Sử dụng 4g lá cứt lợn tươi, 2 nhánh tỏi, giã nhỏ và vắt lấy nước để nhỏ vào mũi. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày để mau hết tình trạng nghẹt mũi.
Trị chứng yết hầu sưng đau
Dùng 50g hoa cứt lợn tươi, giã nát và lọc lấy nước cốt, sau đó thêm đường phèn, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Bạn cũng có thể dùng lá cứt lợn phơi khô, tán mịn để dùng làm thuốc bột, ngậm và nuốt dần xuống họng.
Cứt lợn tươi thêm đường phèn trị yết hầu sưng đau
Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở
Sử dụng 50g hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước để uống trong ngày. Uống liên tục 3 – 4 lần/ngày để trị rong huyết sau sinh.
Nước hoa cứt lợn tươi trị rong huyết sau sinh hiệu quả
Trị nhọt độc sưng đỏ
Sử dụng hoa cứt lợn, rửa sạch, thêm một chút muối, trộn đều, giã nát và đắp lên vết thương. Nhọt sẽ dần biến mất sau khi dùng cỏ cứt lợn 2 – 3 ngày.
Hoa cứt lợn giã nát giúp giảm tình trạng mụn nhọt
Bài thuốc trị viêm họng
Sắc 20g hoa cứt lợn, 20g kim ngân hoa, 6g lá rẻ quạt, và 16g cam thảo đất với 1 lít nước. Sau đó chia làm nhiều lần trong ngày để uống.
Cây cứt lợn kết hợp cùng một số dược liệu khác giúp giảm đau họng, ngứa họng
Trị viêm đường hô hấp
Sắc 20g cây hoa cứt lợn, 12g lá bồng bồng và 16g cam thảo đất với 1 lít nước. Sau đó chia nhỏ để uống nhiều lần trong ngày.
Trị sỏi tiết niệu
Sắc 20g hoa cứt lợn, 16g kim tiền thảo, 12g râu ngô, 20g mã đề và 16g cam thảo đất với 1 lít nước. Sau đó chia nhỏ để uống nhiều lần trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng kính áp tròng đúng cách
Bài thuốc cây cứt lợn, râu ngô, kim tiền thảo, mã đề làm giảm kích thước sỏi
Trị gàu ở tóc
Chuẩn bị 200g hoa cứt lợn tươi, 20g bồ kết nướng nấu với 1 lít nước. Đợi nước nguội, dùng để gội đầu 3 lần/tuần sẽ giúp giảm gàu ngứa hiệu quả.
Trị cảm mạo gây sốt
Chuẩn bị 15 – 20g cành và lá cây cứt lợn. Sắc kĩ với 2.5 lít nước đến khi còn 1.5 lít đặc, chia uống 2 lần/ngày.
Nước sắc từ lá cây cứt lợn giúp giảm triệu chứng của cảm mạo
Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân
Rửa sạch cây cứt lợn và phơi khô. Khi sử dụng, lấy một nắm cây cứt lợn, đốt cháy và đặt lên chỗ đau nhức để làm giảm triệu chứng.
Cây cứt lợn phơi khô, đốt cháy làm giảm đau nhức xương khớp
Điều trị xuất huyết do ngoại thương
Dùng 1 nắm cây hoa cứt lợn, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối 10 – 15 phút. Sau đó giã nát đắp lên khu vực bị tổn thương 2 lần/ngày.
Hoa cứt lợn đắp lên vết thương giúp giảm xuất huyết
Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc”
Ngư khẩu tiện độc là tình trạng hạch vùng bẹn sưng to thành chùm. Đây là triệu chứng xuất hiện ở thời kỳ ủ bệnh giang mai.
Chuẩn bị 100 – 120g lá cây cứt lợn, 15g trà bính đem sao nóng. Sau đó kiên trì đắp hỗn hợp này hàng ngày vào vùng bị bệnh để mau hết sưng hạch.
Lá cây cứt lợn và trà binh sao nóng giúp giảm chứng “ngư khẩu tiện độc”
Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, gãy xương
Chuẩn bị một nắm hoa cứt lợn, rửa sạch, để ráo nước. Giã nát hoa và đắp lên khu vực bị đau nhức.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày
Bài thuốc gồm 20g cây cứt lợn, 30g cỏ mực, 30g kim nữu khấu, 30g bạch đầu ông, 15ml nước sắc cây ma phong. Rửa sạch các vị thuốc, giã nát lấy nước trộn với nước sắc cây ma phong. Chia hỗn hợp để uống 2 lần sáng và tối sau bữa ăn.
Bài thuốc từ cây cứt lợn hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Điều trị bệnh chàm da, chốc đầu
Lấy một nắm cây cứt lợn rửa sạch, nấu với 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó chờ nước nguội và đem đi rửa những vùng da bị ngứa, tổn thương, thực hiện 2 lần/ngày.
Cây cứt lợn giúp giảm ngứa do chàm da, chốc đầu
Điều trị viêm tai
Chuẩn bị một nắm lá cứt lợt, rửa sạch, giã lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm nhẹ nước cột vào vùng tai bị viêm, thực hiện 2 lần/ngày đến khi hết triệu chứng.
Cây cứt lợn giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm tai
Lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn
Mặc dù, cây hoa cứt lợn được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhưng bạn cần lưu ý một vài điều sau trong khi sử dụng tránh gây hoạ cho bản thân:
- Không nên sử dụng cho những người có dị ứng với thành phần trong cây.
- Sử dụng đúng liều lượng và không nên sử dụng thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.
- Cần phân biệt giữa cây cứt lợn và cỏ lào hoặc cây ngũ sắc, bởi chúng có tên gọi tương đối giống nhau.
Hoa cứt lợn dễ bị nhầm với cỏ lào và cỏ ngũ sắc
Bài viết trên đã chia sẻ 16 công dụng của hoa cứt lợn và bài thuốc chữa viêm xoang từ loại cây này. Hy vọng qua đây, bạn đã biết thêm những cách trị viêm xoang tại nhà an toàn mà hiệu quả. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Tinh thể canxi oxalat: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa