Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều người lạm dụng khiến việc dùng thuốc không hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu thông tin nhỏ mắt nhiều có hại không và 5 tác hại của thuốc nhỏ mắt khi dùng sai cách nhé!
Bạn đang đọc: Nhỏ mắt nhiều có hại không? 5 tác hại của thuốc nhỏ mắt
Contents
- 1 Thuốc nhỏ mắt là gì?
- 2 Nhỏ mắt nhiều có hại không?
- 3 Tác hại của thuốc nhỏ mắt khi sử dụng sai cách
- 4 Những sai lầm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
- 4.1 Tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt
- 4.2 Không chú ý đến thời hạn sử dụng thuốc nhỏ mắt
- 4.3 Không lưu ý về thời gian sử dụng thuốc nhỏ mắt
- 4.4 Dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác
- 4.5 Dùng lại thuốc nhỏ mắt đã mở nắp trong thời gian dài
- 4.6 Sử dụng nhiều loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc
- 4.7 Nhỏ thuốc sai cách
- 4.8 Không vệ sinh tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt là gì?
Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của một hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ hay bôi trực tiếp vào mắt. Chế phẩm cũng có thể được bào chế dưới dạng khô (bột, bột đông khô, viên nén) được hòa tan hoặc phân tán vào một chất lỏng vô khuẩn thích hợp khi dùng.
Thành phần có trong thuốc nhỏ mắt có thể chứa thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, steroid, thuốc giao cảm, phó giao cảm, NSAIDs, kháng histamin,…
Thuốc nhỏ mắt có công dụng chống khô, mỏi, ngứa mắt, bảo vệ mắt, kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt: viêm mắt dị ứng, viêm kết mạc, viêm mống mắt, loét giác mạc,…
Thuốc nhỏ mắt là chế phẩm vô khuẩn
Nhỏ mắt nhiều có hại không?
Bạn có thấy mình liên tục tìm đến thuốc nhỏ mắt không? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang lạm dụng thuốc nhỏ mắt. Có nhiều quan điểm về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt, nhiều người cho rằng nên dùng thuốc nhỏ mắt mỗi ngày để giúp rửa sạch mắt từ đó giúp chống lại những tình trạng mỏi mắt và suy giảm thị lực.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc nào khác thuốc nhỏ mắt phải được dùng theo chỉ dẫn. Hầu hết, thuốc nhỏ mắt chỉ là giải pháp tạm thời cho các triệu chứng về mắt. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt không đúng cách hoặc sử dụng sai loại thuốc nhỏ mắt có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Nếu bạn cảm thấy mình liên tục phải dùng thuốc nhỏ mắt hoặc đã sử dụng hàng ngày trong một thời gian dài thì phải đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Sau khi khám mắt toàn diện, bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng và đưa ra khuyến nghị tốt nhất.
Nhỏ mắt nhiều gây hại cho mắt
Tác hại của thuốc nhỏ mắt khi sử dụng sai cách
Dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách tuy đơn giản nhưng nhiều người không biết và hay phạm sai lầm gây nhiều tác hại cho mắt.
Gây kích ứng mắt
Trong thuốc nhỏ mắt, ngoài những thành phần, hoạt chất giúp cải thiện nhanh tình trạng khó chịu ở mắt thì chúng còn chứa chất bảo quản. Những chất này giúp kéo dài thời gian sử dụng của thuốc, giúp việc dùng thuốc tiện lợi hơn. Tuy vậy, chúng có thể khiến thuốc khi nhỏ vào mắt có tác dụng ngược lại, gây kích ứng cho mắt.[1]
Các kích ứng bao gồm: cảm giác châm chích hoặc nóng rát sau khi sử dụng, có vị kim loại trong cổ họng, mờ mắt, đỏ, ngứa hoặc sưng ở vùng trong và xung quanh mắt. Nghiêm trọng hơn có thể gặp khó thở, khi đó cần được điều trị ngay lập tức.
Kích ứng mắt với những biểu hiện đỏ, sưng ngứa vùng quanh mắt
Gây viêm nhiễm
Tình trạng viêm nhiễm ở mắt chủ yếu từ nguyên nhân đầu của lọ thuốc bị nhiễm khuẩn hoặc dùng thuốc vượt quá thời hạn cho phép. Đầu của lọ thuốc nhỏ mắt rất dễ bị nhiễm bẩn nếu để nó chạm vào mắt hay các vật dụng khác. Ngoài ra, thuốc sau khi được mở trong thời gian dài (hơn 30 ngày) cũng sẽ không đạt được vô khuẩn nữa.
Nếu bạn dùng thuốc nhỏ mắt quá nhiều lúc này sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn ở đầu thuốc tấn công vào mắt từ đó gây viêm nhiễm ở mắt.
Viêm nhiễm do sử dụng thuốc nhiễm khuẩn
Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt
Đục thuỷ tinh thể
Thuốc nhỏ mắt steroid có khả năng gây ra đục thủy tinh thể, tổn thương thần kinh thị giác. Đục thủy tinh thể có thể hình thành ở mặt sau của thủy tinh thể trong mắt do sử dụng steroid lâu dài từ đó gây mờ mắt và phải phẫu thuật cắt bỏ.
Nhỏ mắt sai cách có thể gây đục thuỷ tinh thể
Mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng
Mờ mắt (đặc biệt là nhìn gần) là một tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng một số loại thuốc nhỏ mắt giãn đồng tử vì thuốc sẽ cản trở phản xạ điều tiết của mắt khiến mắt không thể tập trung giữa các vật ở gần và xa.
Tất cả các loại thuốc nhỏ mắt làm giãn mắt đều nhạy cảm với ánh sáng vì đồng tử không có khả năng co lại để hạn chế ánh sáng đi vào mắt. Bạn nên đeo kính râm cho đến khi hết tác dụng của thuốc để giúp giảm bớt sự khó chịu và bảo vệ mắt.
Lạm dụng thuốc nhỏ mắt có thể gây mờ mắt
Glaucom
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt corticoid có thể làm tăng nhãn áp và tổn thương dây thần kinh thị giác.
Dưới tác dụng kéo dài của corticoid, các khe kẽ của vùng bè củng giác mạc (kênh lưu thông thủy dịch chính từ trong ra ngoài nhãn cầu – chiếm 80% lưu lượng thủy dịch) bị thu hẹp lại, dẫn đến ứ trệ thủy dịch trong nhãn cầu gây tăng nhãn áp, nếu không được phát hiện kịp thời có thể xảy ra mất thị lực vĩnh viễn.
Thuốc nhỏ mắt có thể gây glaucom
Suy giảm thị lực, mù lòa
Nhiều loại thuốc nhỏ mắt chứa thành phần corticoid giúp giảm sưng, đau, ngứa mắt một cách nhanh chóng nên nhiều người thường xuyên lạm dụng thuốc từ đó gia tăng nguy cơ bệnh lý ở mắt và gây suy giảm thị lực.
Việc người bệnh lạm dụng nhóm thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid sẽ làm trầm trọng bệnh loét giác mạc nguyên nhân do nấm hay virus herpes ở mắt. Điều này có thể gây ra biến chứng viêm giác mạc cấp, thủng giác mạc dẫn đến thị lực bị suy giảm không hồi phục hoặc bị mù lòa vĩnh viễn.
Dùng quá nhiều thuốc nhỏ mắt có thể gây suy giảm thị lực
Gây một số tác dụng phụ toàn thân
Thuốc kháng sinh: Gây tác dụng phụ về da liễu, chẳng hạn như kích ứng da, ngứa, phát ban, kháng sinh fluoroquinolone còn có thể ảnh hưởng đến vị giác.
Corticosteroid: Dùng nhóm thuốc này trong thời gian dài có thể gây các biến chứng quanh mắt bao gồm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, sa mi mắt, vô tình làm vỡ nhãn cầu, nhiễm độc toàn thân và tăng đường huyết không kiểm soát được[2].
Thuốc giao cảm: Các tác dụng phụ về da liễu có thể xảy ra, chẳng hạn như ngứa, phát ban, viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tim mạch cũng được ghi nhận bao gồm: huyết áp tăng, rối loạn nhịp tim và thậm chí nhồi máu cơ tim.
Thuốc chẹn thụ thể beta: Gồm tác dụng phụ về tim mạch như nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, ngất, hạ huyết áp và tác dụng phụ về da như nổi mề đay, rụng tóc, viêm da tiếp xúc hoặc phát ban dạng vảy nến.
Prostaglandin: Gây ra tác dụng phụ toàn thân hiếm gặp như: phát ban, đỏ bừng mặt và tăng tiết mồ hôi khắp cơ thể.
Thuốc kháng histamin và thuốc chống dị ứng: Thuốc chẹn thụ thể H1 hoặc chất ổn định tế bào mast như natri cromoglycate hiếm khi gây ra tác dụng phụ toàn thân sau khi nhỏ mắt.
Tuy nhiên vẫn ghi nhận các triệu chứng trên hệ tiêu hóa như cảm giác khô miệng hoặc buồn nôn, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương là đau đầu hoặc buồn ngủ.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ngoài các tác dụng phụ về đường tiêu hóa hiếm khi xảy ra, chúng còn có thể gây ra các biến cố hô hấp không mong muốn như cơn hen cấp tính.
Tìm hiểu thêm: Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi
Mỗi loại thuốc nhỏ mắt gây tác dụng phụ toàn thân khác nhau
Những sai lầm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
Tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt
Một sai lầm thường gặp là rất nhiều người khi bị ngứa mắt, cộm mắt, khô và nhức mỏi mắt,… thường tự ý mua thuốc nhỏ mắt theo kinh nghiệm mà không cần thăm khám hay chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt và mỗi loại lại phù hợp với một tình trạng bệnh lý nhất định. Việc tự ý dùng thuốc khi chưa biết bệnh cụ thể không những không điều trị được bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, thậm chí nguy hiểm như suy giảm thị lực hay mù lòa.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt tùy ý, không theo chỉ định
Không chú ý đến thời hạn sử dụng thuốc nhỏ mắt
Thông thường hạn sử dụng của thuốc nhỏ mắt khá dài từ 1 đến 2 năm. Tuy nhiên, các công ty dược phẩm khuyến cáo nên vứt bỏ thuốc sau 28 ngày kể từ khi mở nắp[nguon title=”Shelf Life and Efficacy of Diagnostic Eye Drops
” link=”https://www.researchgate.net/publication/327798949_Shelf_Life_and_Efficacy_of_Diagnostic_Eye_Drops”][/nguon], do sau thời hạn này thuốc có thể bị thay đổi hoạt tính hoặc sản sinh ra vi khuẩn gây bệnh. Từ đó làm giảm tác dụng của thuốc và gây nguy cơ kích ứng, nhiễm khuẩn cho mắt.
Song, có nhiều người không để ý đến điều này hoặc tiết kiệm mà vẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt sau thời gian quy định. Vì vậy, nếu thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc mở nắp được 30 ngày thì tuyệt đối không dùng.
Tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt quá hạn sử dụng
Không lưu ý về thời gian sử dụng thuốc nhỏ mắt
Một số người có thói quen khi dùng thuốc nhỏ mắt thấy bệnh đỡ thì tự ý ngưng dùng thuốc mà không cần hỏi ý kiến bác sĩ, từ đó khiến mắt không được điều trị dứt điểm, tỷ lệ tái phát tăng và làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Để có thể khỏi bệnh hoàn toàn cần phải sử dụng đủ liều, đúng thời gian quy định, mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt tùy theo chỉ dẫn của mỗi thuốc và nhỏ cách nhau ít nhất 30 phút.
Sử dụng thuốc không đúng, không đủ thời gian
Dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác
Nhiều người vô tư dùng luôn lọ thuốc nhỏ mắt của người khác vì thấy có triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, nếu người dùng trước đó bị nhiễm trùng mắt thì việc tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể gây nhiễm chéo khiến cho bệnh về mắt trở nên trầm trọng hơn.
Hơn nữa, tùy tình trạng bệnh, thể trạng và loại thuốc dùng của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Vì vậy tuyệt đối không sử dụng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.
Tránh dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác
Dùng lại thuốc nhỏ mắt đã mở nắp trong thời gian dài
Do sau 15-30 ngày khi mở nắp lọ thuốc nhỏ mắt, thuốc có thể bị thay đổi hoạt tính hoặc sản sinh ra vi khuẩn gây bệnh nên theo khuyến cáo, bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt sau khoảng thời gian này.
Đặc biệt đối với thuốc nhỏ mắt không có chất bảo quản, khả năng bị hỏng hoặc nhiễm vi sinh vật sẽ cao hơn. Nếu bạn chọn dùng thuốc nhỏ mắt không có chất bảo quản, hãy cân nhắc sử dụng lọ thuốc dùng một lần và có thể bỏ đi ngay lập tức.
Không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt sau 30 ngày kể từ khi mở nắp
Sử dụng nhiều loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc
Trong trường hợp cần dùng nhiều loại thuốc để trị bệnh về mắt, hãy lưu ý rằng các thuốc này có thời điểm sử dụng khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng vì vậy không nên tự ý dùng chúng đồng thời với nhau.
Hơn nữa, các loại thuốc đường uống, đường tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây các tương tác thuốc – thuốc khi dùng đồng thời, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hay tăng tác dụng không mong muốn. Vì vậy cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Nhỏ đồng thời nhiều loại thuốc nhỏ mắt
Nhỏ thuốc sai cách
Nhỏ thuốc chạm vào nhãn cầu bằng ống nhỏ giọt có thể làm nhiễm bẩn mắt hoặc thậm chí là bẩn đầu lọ thuốc từ đó có thể khiến vi khuẩn dễ lây lan hơn nữa.
Việc nhỏ thuốc vào mống mắt như vậy không làm tăng tác dụng của thuốc mà còn làm đổ dung dịch , giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, cần dùng thuốc đúng cách là nhỏ dung dịch lên phần lòng trắng, góc trong của mắt và rãnh mí mắt dưới.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Encube Ethicals của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Nhỏ mắt chạm vào mống mắt hoặc nhãn cầu làm giảm tác dụng của thuốc
Không vệ sinh tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
Vi khuẩn có thể được tìm thấy trên tay của chúng ta và lây lan cho mắt gây nhiễm khuẩn. Để giảm số lượng vi khuẩn, hãy hình thành thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi nhỏ mắt để tránh những rủi ro không đáng có.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về sai lầm và tác hại khi sử dụng thuốc nhỏ mắt sai cách. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người nhé.